Tranh cãi xoay quanh tin Việt Nam triển khai rocket ra Trường Sa - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Tranh cãi xoay quanh tin Việt Nam triển khai rocket ra Trường Sa


Cảnh Trung Quốc tập trận trên Biển Đông trước ngày Tòa Trọng tài ở Hague ra phán quyết về vụ kiện của Philippines 

Tin cho hay Việt Nam đã triển khai các dàn phóng rocket lưu động tại các căn cứ trên quần đảo Trường Sa nhằm đối phó với các hoạt động gần đây của Trung Quốc trên các hòn đảo Bắc Kinh bồi đắp. Bộ Ngoại giao Việt Nam nói thông tin Reuters loan tải là không chính xác. Hãng tin này trích lời của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, phủ nhận tin Việt Nam có các loại vũ khí như thế trên quần đảo Trường Sa, nhưng nói rằng Việt Nam có quyền có những biện pháp như vậy.

Tin được đưa ra giữa lúc phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Elizabeth Trudeau hôm 9/8 được báo chí yêu cầu bình luận về những hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy các kho máy bay được gia cố của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập, Đá Xu bi, và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa.

Bà Trudeau cho biết Hoa Kỳ cũng đang theo dõi sát hoạt động của các tàu Trung Quốc quanh các hòn đảo có tranh chấp tại Biển Hoa Đông. Bà nói chuỗi đảo mà Nhật gọi là Senkaku nằm dưới sự quản lý hành chính của Nhật Bản từ năm 1972 và thuộc phạm vi bảo vệ của hiệp ước phòng thủ song phương giữa Hoa Kỳ với Nhật Bản.

Tháng rồi, một tòa án trọng tài của Liên Hiệp Quốc ra phán quyết rằng việc Trung Quốc đòi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông không có căn cứ pháp lý. Giáo sư danh dự Carl Thayer thuộc trường đại học New South Wales nói với đài VOA rằng hành động của Việt Nam có thể là vi phạm lớn nhất đối với Tuyên bố Ứng xử của Các bên năm 2002, vốn kêu gọi tự chế và tránh leo thang căng thẳng.

Giáo sư Carl Thayer cho hay tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phái cựu Tổng thống Fidel Ramos đến Hong Kong để tìm cách thảo luận với giới chức Trung Quốc về một giải pháp ngoại giao cho các căng thẳng khu vực. Vẫn theo lời ông, hy vọng rằng có thể tìm ra các biện pháp tránh mất mặt tại bãi cạn Scarborough, nơi tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc phán quyết rằng cả Bắc Kinh lẫn Manila đều có quyền đánh bắt cá truyền thống lâu nay.

Ảnh tư liệu - Giáo sư Carl Thayer (trái) tại Hội nghị Biển Ðông USCIS. Tranh cãi xoay quanh tin Việt Nam triển khai rocket ra Trường Sa 

VOA

-----------------------

Phản ứng tin VN 'đưa tên lửa ra Trường Sa'

BBC ghi nhận phản ứng và bình luận xung quanh bài báo của Reuters ngày 10/8 nói rằng Việt Nam đã đưa ra quần đảo Trường Sa các giàn phóng tên lửa di động mới có khả năng tấn công đường băng và căn cứ quân sự của Trung Quốc.

Phóng sự đặc biệt của phóng viên Greg Torode dẫn nguồn tin từ giới chức phương Tây, gồm các nhà ngoại giao và quan chức quân đội, nói với Reuters rằng thông tin tình báo cho thấy Hà Nội đã vận chuyển các giàn phóng tên lửa từ đất liền tới năm căn cứ ở quần đảo Trường Sa trong những tháng gần đây, một động thái có thể khiến căng thẳng với Bắc Kinh.

Hãng tin này cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam nói thông tin này là "không chính xác", mà không giải thích gì thêm.

Phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, gửi Reuters qua fax:

“Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Sa và các vùng nước lân cận.

Trung Quốc kiên quyết phản đối quốc gia chiếm đóng phi pháp một phần Nam Sa của Trung Quốc, và lại tiến hành xây dựng và điều động quân sự phi pháp ở các đảo và đá ngầm bị chiếm đóng phi pháp tại Nam Sa.”

Trả lời của một viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ:

"Chúng tôi tiếp tục kêu gọi tất cả các bên tuyên bố có chủ quyền tại Biển Nam Trung Hoa tránh có hành động gây căng thẳng, thực hiện các bước thiết thực để xây dựng lòng tin, tăng cường những nỗ lực để tìm các giải pháp ngoại giao và hòa bình cho tranh chấp.”

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà quan sát từ Hà Nội, nói với BBC:

“Việt Nam có nhiều cách phản ứng khác nhau về tình hình trên Biển Đông, nhưng không làm việc như thế. Việt Nam hiểu rằng Trường Sa là khu vực đang có tranh chấp và không muốn làm thay đổi hiện trạng. Đây là lập trường nhất quán của chính phủ Việt Nam.”

Tiến sĩ Malcolm Cook, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tại Singapore, nói với BBC:

Nhà nghiên cứu Biển Đông Malcolm Cook từ Viện ISEAS                 
“Nếu các bản tin đưa là chính xác, tôi nghĩ quyết định của Việt Nam là để phản ứng lại với hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc tại Trường Sa và xa hơn nữa là việc quân sự hóa tại các thực thể Trung Quốc chiến đóng ở Hoàng Sa.

Tôi nghi ngờ phán quyết 12/7 của Tòa trọng tài là nguyên nhân chính. Nếu Việt Nam đưa những giàn phóng tên lửa đó ra những thực thể được Tòa Trọng tài phán quyết là những bãi nửa chìm nửa nổi

“Đây có thể là đưa ra một tín hiệu phòng vệ rõ ràng với việc tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa, là để gửi tín hiệu đến Trung Quốc và các nước khác, rằng sự hiếu chiến của Trung Quốc ở biển Đông có thể bị Việt Nam chống lại, và nhằm làm rối thêm các kế hoạch của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông.”

Nếu Trung Quốc chọn cách công khai thể hiện thái độ, nước này sẽ rất chỉ trích Việt Nam và Trung Quốc sẽ dùng hành động của Việt Nam sẽ biện hộ cho hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, Trung Quốc thích thể hiện mình là nạn nhân của hành động quấy nhiễu trên Biển Đông.

Việt Nam ‘đưa vũ khí tối tân’ ra Trường Sa

Quân đội VN lần đầu tiên giới thiệu tên lửa EXTRA do Israel sản xuất vào tháng 5/2015. (Ảnh chụp trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh).                 

Việt Nam đã âm thầm phòng vệ nhiều đảo của mình tại khu vực có tranh chấp tại Biển Đông bằng các giàn phóng tên lửa di động mới có khả năng tấn công đường băng và căn cứ quân sự của Trung Quốc, theo Reuters.

Phóng sự đặc biệt của phóng viên Greg Torode dẫn nguồn tin từ giới chức phương Tây, gồm các nhà ngoại giao và quan chức quân đội, nói với Reuters rằng thông tin tình báo cho thấy Hà Nội đã vận chuyển các giàn phóng tên lửa từ đất liền tới năm căn cứ ở quần đảo Trường Sa trong những tháng gần đây, một động thái có thể khiến căng thẳng với Bắc Kinh.

Các bệ phóng đã được giấu để không bị phát hiện từ trên không và chưa được lắp đầu đạn, nhưng có thể được đưa vào hoạt động với đạn pháo tên lửa trong vòng hai hoặc ba ngày, theo ba nguồn nói với Reuters.

Hãng tin này cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam nói thông tin này là "không chính xác", mà không giải thích gì thêm.

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nói với Reuters tại Singapore hồi tháng Sáu rằng Hà Nội không có giàn phóng tên lửa hay vũ khí như thế tại Trường Sa nhưng bảo lưu quyền thực hiện bất kỳ biện pháp nào.

"Di chuyển bất kỳ loại vũ khí nào đến bất kỳ khu vực vào bất kỳ lúc nào trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của chúng tôi là quyền hợp pháp của chúng tôi," Tướng Vịnh được Reuters dẫn lời.

  Di chuyển bất kỳ loại vũ khí nào đến bất kỳ khu vực vào bất kỳ lúc nào trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của chúng tôi là quyền hợp pháp của chúng tôi

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
Bài viết cho rằng động thái này là để đối trọng với các hoạt động của Trung Quốc trên bảy hòn đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa. Giới hoạch định chiến lược quân sự của Việt Nam lo ngại việc Trung Quốc xây đường băng, radar và các cơ sở quân sự khác tại những hòn đảo này làm sung yếu khả năng phòng thủ đảo và khu vực phía nam Việt Nam.

Giới phân tích quân sự cho rằng đây là động thái phòng thủ quan trọng nhất Việt Nam đã triển khai tại các đảo của mình ở Biển Đông trong nhiều thập niên qua.

Hà Nội muốn triển khai các giàn phóng tên lửa vì họ dự kiến căng thẳng gia tăng sau một phát quyết cột mốc của tòa án quốc tế gây bất lợi cho Trung Quốc trong vụ Philippines kiện, giới ngoại giao nước ngoài được Reuters dẫn lời.

Phán quyết hồi tháng trước, vốn bị Bắc Kinh thẳng thừng bác bỏ, nói không có cơ sở pháp lý đối với các tuyên bố lịch sử của Trung Quốc về chủ quyền ở phần lớn Biển Đông.

Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan tuyên bố chủ quyền tại toàn bộ quần đảo Trường Sa trong khi Philippines, Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền tại một số khu vực.

Đây là phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được gửi Reuters qua fax:

“Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Sa và các vùng nước lân cận.

Trung Quốc kiên quyết phản đối quốc gia chiếm đóng phi pháp một phần Nam Sa của Trung Quốc, và lại tiến hành xây dựng và điều động quân sự phi pháp ở các đảo và đá ngầm bị chiếm đóng phi pháp tại Nam Sa.”

Hoa Kỳ nói đang theo dõi chặt chẽ diễn biến này.

"Chúng tôi tiếp tục kêu gọi tất cả các bên tuyên bố có chủ quyền tại Biển Nam Trung Hoa tránh có hành động gây căng thẳng, thực hiện các bước thiết thực để xây dựng lòng tin, tăng cường những nỗ lực để tìm các giải pháp ngoại giao và hòa bình cho tranh chấp", một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết.



Hệ thống tối tân


Giới chức ngoại giao và các nhà phân tích quân sự nước ngoài tin rằng các giàn phóng tên lửa là một phần của hệ thống pháo đối đất tối tân có tên gọi EXTRA mà Việt Nam đã mua của Israel gần đây.

EXTRA được cho là có độ bắn chính xác trong phạm vi 150 km với các loại đầu đạn 150 kg có thể mang chất nổ hay bom chùm để tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc. Hoạt động cùng với thiết bị bay nhắm bắn, hệ thống này có thể tấn công cả tàu lẫn mục tiêu trên bộ.

Điều này có nghĩa là các đường băng 3.000 mét và những cơ sở của Trung Quốc trên Đá Subi, Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn (theo cách gọi của Việt Nam) đều nằm trong tầm ngắm tại 21 đảo và bãi ngầm mà Việt Nam đang kiểm soát.

Trong khi Việt Nam có tên lửa lớn hơn và tầm xa hơn của Nga đề phòng vệ biển, hệ thống EXTRA được coi là dễ di chuyển và hiệu quả để chống lại chiến dịch đổ bộ. Nó sử dụng hệ thống radar nhỏ gọn, do đó không cần hậu cần cồng kềnh - và cũng phù hợp để triển khai trên các đảo và bãi ngầm.

Hiện chưa có dấu hiệu cho thấy các giàn phóng này đã được bắn thử hoặc được di chuyển.

Hải quân Trung Quốc phóng tên lửa khi tập trận tại Biển Đông ngày 12/07/2016. 

Vào năm 1988, Trung Quốc chiếm đảo tại Trường Sa lần đầu tiên sau hải chiến với hải quân khi đó còn yếu của Việt Nam. Sau cuộc tấn công này, Việt Nam cho biết 64 binh sĩ mang vũ khí sơ sài thiệt mạng khi họ cố gắng bảo vệ cờ cắm trên bãi Gạc Ma (theo cách gọi của Việt Nam) - một biến cố mà Hà Nội vẫn cảm thấy đau xót.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang cải thiện đáng kể năng lực hải quân của mình trong chiến lược hiện đại hóa quân sự qui mô hơn, bao gồm việc mua sáu tàu ngầm Kilo hiện đại của Nga.

Carl Thayer, một chuyên gia về quân sự Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc, nói rằng việc Hà Nội triển khai giàn phóng tên lửa cho thấy tính nghiêm trọng về mức độ quyết tâm của Việt Nam muốn răn đe quân sự với Trung Quốc ở mức nhiều nhất có thể.

"Đường băng và căn cứ quân sự của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa là một thách thức trực tiếp đến Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng biển và bầu trời phía nam của họ, và họ cho thấy họ đang chuẩn bị để đối phó với mối đe dọa đó," ông Thayer nói. "Trung Quốc nhiều khả năng không xem đây là việc phòng thủ gì cả, và động thái này có thể đánh dấu một giai đoạn mới về quân sự hóa quần đảo Trường Sa".

Trevor Hollingsbee, một cựu chuyên gia phân tích tình báo hải quân của Bộ Quốc phòng Anh, nói ông tin rằng việc triển khai này cũng có một yếu tố chính trị, một phần làm giảm mối lo sợ tạo ra bởi triển vọng có các căn cứ lớn của Trung Quốc ở khu vực vùng biển tại Đông Nam Á.

"Người ta thấy các điểm yếu tiềm năng mà trước đây không tồn tại - đó là một diễn biến phức tạp có tính đột biến trong một đấu trường mà Trung Quốc đang áp đảo," ông nói.

BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad