Sự xuất hiện của Nguyễn Tấn Dũng trong buổi Lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc phân công Thượng tướng Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giữ chức vụ Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và khi dư luận bắt đầu nóng với những phân tích về số phận của Đinh La Thăng trong chiến dịch thanh trừng thì Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu xuất hiện.
Ngày rời ghế Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố "Tôi rất thanh thản. Sau gần 55 năm chiến đấu, công tác, được Đảng, Nhà nước cho nghỉ chính sách, được trở về sống với đời thường, được thường xuyên quây quần với gia đình con cháu...".
Trong việc "trở về sống với đời thường" và "làm người tử tế", người ta thấy Nguyễn Tấn Dũng đi thăm chùa Thiên Hưng tại Bình Định với những hình ảnh rất... tử tế bên cạnh nhiều người mặc áo thầy tu.
Tuy nhiên, chiêu trò hạ cánh an toàn với sống đời thường và tử tế không thể xuôi chèo mát mái dưới sự lãnh đạo của ông vua Nguyễn Phú Trọng. Nguyễn Tấn Dũng không thể và không bao giờ có cuộc sống của một thường dân với "số vốn" quyền và tiền vẫn còn là một cái núi mà phe nhóm của Nguyễn Phú Trọng phải vào vơ vét về.
Do đó, khó cho đàn anh Nguyễn Tấn Dũng có thể vào chùa chụp hình để PR làm người tử tế trong khi đàn em đang bị Nguyễn Phú Trọng bủa vây.
Sự xuất hiện của Nguyễn Tấn Dũng trong buổi Lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc phân công Thượng tướng Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giữ chức vụ Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên là một bước khởi đầu cho sự tái xuất giang hồ của Nguyễn Tấn Dũng. (1)
Tại đây, bộ ba quyền lực ngày nào thao túng và cầm chịch Bộ Công an được tái ngộ: Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang và Tô Lâm. Hình ảnh của nguyên Bộ trưởng Công an và hiện là Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao quyết định phân công cho BT BCA Tô Lâm và trao tặng kỷ niệm chương cho nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một thông điệp liên minh chính trị.
Để đối đầu với liên minh Dũng-Quang-Lâm, tìm cách không để cho "sự cố" Trịnh Xuân Thanh thứ 2 đào tẩu xảy ra, Nguyễn Phú Trọng chui vào Đảng ủy Công an Trung ương để giám sát Tô Lâm và tìm cách kiểm soát hoạt động của Bộ Công an (2).
Tại Sài Gòn, khi dư luận bắt đầu nóng với những phân tích về số phận của Đinh La Thăng trong chiến dịch thanh trừng thì Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu xuất hiện. Đó là việc Nguyễn Tấn Dũng đảm nhận vai trò giảng viên cho lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho 400 cán bộ lãnh đạo tại thành Hồ. (3)
Khóa học này do Học viện Cán bộ TP. HCM tổ chức. Dĩ nhiên học viện này nằm trong địa bàn cai quản của Bí thư Đinh La Thăng - đàn em thân tín của Nguyễn Tấn Dũng.
Cho dù đây là một việc rất nhỏ nhưng là thông điệp chính trị khởi đầu để cho dư luận, nhất là thành phần cán bộ, đảng viên biết về quan hệ của cặp bài trùng Dũng-Thăng, như thông điệp tương tự về liên minh Dũng-Quang-Lâm tại Tây Nguyên vào tháng trước đó.
Trong cuộc đấu đá nội bộ, thông điệp chính trị gửi đến các đảng viên để tranh thủ sự ủng hộ - dù rất nhỏ nhưng là quan trọng. Mục tiêu của nó là tạo gió để có sự ngả theo chiều gió trong đảng. Dũng, Quang, Thăng đang từng bước thực hiện việc đó với những bước chân từng bước từng bước thầm trở lại sân khấu của Nguyễn Tấn Dũng.
CTV
(Dân Làm Báo)
(1)http://cand.com.vn/thoi-su/Bo-truong-To-Lam-giu-chuc-Truong-Ban-Chi-dao-Tay-Nguyen-402340/
(2)http://danlambaovn.blogspot.com/2016/09/chui-vao-ang-uy-cong-trung-uong-nguyen.html
(3) http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/329201/nguyen-thu-tuong-nguyen-tan-dung-lam-giang-vien-lop-boi-duong-can-bo-tp-hcm.html
(2)http://danlambaovn.blogspot.com/2016/09/chui-vao-ang-uy-cong-trung-uong-nguyen.html
(3) http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/329201/nguyen-thu-tuong-nguyen-tan-dung-lam-giang-vien-lop-boi-duong-can-bo-tp-hcm.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét