Gió có thể đang thành bảo: Phần thua sẽ thuộc về phe ông Thăng và ông Dũng - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Gió có thể đang thành bảo: Phần thua sẽ thuộc về phe ông Thăng và ông Dũng


Từ khi ra đời đến nay, chưa lúc nào mà không có việc tranh giành ảnh hưởng, quyền lực ở thượng tầng của ĐCSVN. Những mưu mô nham hiểm, độc ác đều được đưa ra, hoặc là thủ tiêu, hoặc vô hiệu hoá, êm ái nhất thì về hưu.

Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh. Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.- vanews file

Chuyện Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài, tuyên bố chống đảng, trực tiếp tuyên chiến với tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, với ý đồ tạo gió. Gió xoay hướng, từ chuyện ăn cắp tiền dân thành chuyện chống đảng. Một mũi tên, nhưng nhằm nhiều hướng. Một mũi bắn thẳng vào bộ não trung ương đảng, đe doạ hạ bệ uy tín ông Trọng, đào đất dưới chân chế độ, một mũi tên khác bắn vào hồ sơ tị nạn chính trị, lập lờ chuyện lập công với dân chủ, hy vọng không phải sống chui lủi ở nước ngoài.

Rất khó biết những tính toán này có phải do mưu của chính ông Đinh La Thăng, thậm chí của cả ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng có thể thấy ngay rằng, nếu có thì lại một nữa cả hai ông cùng sai.

Cơn gió mà Trịnh Xuân Thanh tạo ra tưởng chỉ là cái vỗ cánh của một con bướm, đang có nguy cơ trở thành một cơn bão.

Khi ông Dũng đưa ông Thăng từ sông Đà về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nơi có nguồn thu ngoại tệ lớn nhất thuộc khối Quốc doanh do Thủ tướng trực tiếp quản lý, một âm mưu khổng lồ có thể đã hình thành. Làm thế nào để chuyển hàng nghìn tỷ tiền vốn nhà nước, tích luỹ được từ xuất khẩu dầu thô thành tiền túi?

Với kinh nghiệm gần mười năm làm kế toán trưởng, từ kế toán trưởng công ty cung ứng vận tải tới kế toán trưởng Tổng công ty sông Đà, một Tổng công ty quốc doanh lớn nhất Việt Nam, rồi sau đó leo lên phó tổng giám đốc, tổng giám đốc, rồi Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty sông Đà, Đinh La Thăng nắm được toàn bộ quy trình chu chuyển của dòng tiền của một Tổng công ty khổng lồ và biết được quy tắc vận hành của hệ thống kế toán tài chính quốc gia.

Ông Dũng là một người có con mắt tinh đời, hay cũng gọi là một người thính mũi. Ông đã ngửi thấy mùi tiền từ Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam. Ông đã nhìn thấy tài năng của Đinh La Thăng. Một kế hoạch được vạch ra. Phải chuyển lượng tiền khổng lồ dưới tay quản lý của ông thành tiền vốn đầu tư các dự án. Rót vốn từ Tập đoàn dầu khí vào tài khoản các Ban quản lý dự án. Tiền từ các Ban quản lý sẽ thành tiền tạm ứng và tiền thanh toán từng giai đọan cho Tổng công ty xây lắp. Tiền sẽ được rút ra thành tiền cá nhân từ Tổng công ty xây lắp bằng tiền lương, thưởng, quà biếu, tiền bồi dưỡng, tiền hiếu hỉ, đặc biệt bằng cách thanh toán khống cho các công ty khách hàng theo các thoả thuận ăn chia sau khi giải ngân… tất cả các chủ tài khoản, các kế toán trưởng, các ngân hàng nhận và các ngân hàng giải ngân của các dòng tiền này là chủ nhân các khoản tiền được chia, mà về sau được hạch toán thành cá khoản lỗ, do nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan, rất khó quy trách nhiệm cá nhân, sẽ biến thành các khoản nợ ngân sách, và lâu dần sẽ biến mất.

Tổng công ty xây lắp dầu khí được chọn làm nơi nhận tiền và chia tiền. Ông Thăng chuyển Diệu Đen về thay Hưng địa chủ, nhưng Diệu Đen bất tài, hoặc có thể không đủ gan ăn cắp, đã bỏ cuộc. Trịnh Xuân Thanh được Đinh La Thăng phát hiện, từ Tổng Sông Hồng, được Đinh La Thăng đưa về, cùng với Vũ Đức Thuận trở thành cặp bài hoàn hảo.

Một loạt dự án đầu tư được ồ ạt triển khai. Tiền ào ào rót vào cho Tổng Công ty xây lắp PVC, tổng tài sản và tổng lợi nhuận của PVC tăng vọt trong những năm 2008-2010. Sau đó là chiến dịch thụt két, báo lỗ. Có lãi thì có lỗ, đó là chuyện thường của kinh doanh, chẳng ai có lỗi cả. Trịnh Xuân Thanh được phong anh hùng lao động thời kỳ đổi mới để làm bình phong và hoả mù.

Đáng lẽ, theo mưu toan của Đinh La Thăng, các khoản lỗ hàng nghìn tỷ đồng của PVC sẽ được Tập đoàn dầu khí bù đắp bằng cách chuyển tiền lãi từ xuất khẩu dầu thô, thông qua kỹ thuật kế toán, và mọi chuyện sẽ êm ru. Nhưng thật không may, người tính không bằng trời tính, từ sau 2010, giá dầu thô tụt dốc, xuất khẩu dầu thất thu, nếu hạch toán lãi sẽ không có tiền nộp ngân sách. Các khoản báo khống, không có tiền bù, đã hiện nguyên hình. 3.300 tỷ đồng lỗ do thất thoát, do thụt két, có chủ ý, không phải do yếu kém hay lỗi kinh doanh, không thể lấp liếm. Điều khốn nạn mà không ai có thể lường được, đó là hiện tượng té nước theo mưa của cấp dưới. Khi đã bắt được mạch của cấp trên, mọi loại két, mọi loại quỹ, cả đen lẫn đỏ đều bị thụt, không gì chặn được, giống như ong vỡ tổ, như đê sạt lở do tổ mối.

Đinh La thăng và Nguyễn tấn Dũng buộc phải chuyển Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận ra khỏi vũng bùn, tìm cách dìm cho chìm xuồng. Nhưng, người ăn ốc, người đổ vỏ. Thanh và Thuận ôm tiền chạy, dù thực ra là tiền của ông Thăng và của ông Dũng, nhưng cái “thối” để lại, những người đến sau tiếp quản, ngửi hết. Những người này tìm cách diệt Thanh và Thuận, danh nghĩa là đòi nợ. Chính vì vậy mà Thanh lủi xuống tận Hậu Giang, tránh bão, không ôm một vị trí có lộc nào của tỉnh, chỉ lo làm từ thiện và xoá đói (*), nhưng cuối cùng vẫn không thể thoát. Còn Thuận thì Thăng ở đâu, phải ở liền bên cạnh, rời một bước, lập tức có kẻ kề dao vào cổ liền. Bây giờ có là trợ lý bí thư thành uỷ cũng vào tù.

Kết hợp việc ông Trọng nhảy vào thường vụ đảng uỷ bộ Công An, và việc có chuyện cố tình tung tin ông Dũng tái xuất, nhảy ra nắm bộ khung 400 cán bộ trung cao cấp của thành phố Hồ Chí Minh, có thể là những động tác vờn nhau, báo hiệu một cơn bão lớn đang đến.

Bài báo “Thanh hay Thăng” của nhà báo Huy Đức chứa đựng những thông tin mà không một nhà báo nào, dù giỏi nghiệp vụ tới đâu cũng không thể có được. Và cái điều quan trọng nhất là câu hỏi trực tiếp “Thanh hay Thăng”? Cái mũi nhọn nhằm thẳng vào ông Thăng này, nếu đến từ một chỗ bên ngoài ông Huy Đức, thì cuộc chiến một mất một còn chuẩn bị diễn ra.

Phần thua sẽ thuộc về phía ông Thăng và ông Dũng. Bởi vì tại sài Gòn ông Dũng đang thọ địch từ nhiều phía, từ phía ông Trọng, đương nhiên, phải kể đến cả lực lượng của ông Lê Thanh Hải, của quận Năm – ông Võ Tiến Sĩ, nguyên bí thư Quận Hai và đương kim phó bí thư thường trực Tất Thành Cang, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, nếu Tập đoàn này còn chưa kịp phản thùng. Ở Sài Gòn, rõ ràng ông Dũng chưa có lực lượng, trong khi ông Thăng cũng chưa có gì, ngoài sự ồn ào.

Ông Thăng có thể được rút về Trung ương, trước khi ra Tòa. Và hai giải pháp khác nhau có thể xảy ra. Nếu ông Thưởng quay trở lại thì có nghĩa ông Trọng thắng cuộc, còn nếu ông Tất Thành Cang lên thì ông Lê Thanh Hải chưa hề buông kiếm. Dự án Nam Sài Gòn vừa lọt vào tay Vạn Thịnh Phát nghe nói có phần trăm góp vốn của Lê Thanh Hải.

Dù thế nào thì Sài Gòn vẫn không hết ngập lụt. Người làm lụt và trời làm lụt.

Từ khi ra đời đến nay, chưa lúc nào mà không có việc tranh giành ảnh hưởng, quyền lực ở thượng tầng của ĐCSVN. Những mưu mô nham hiểm, độc ác đều được đưa ra, hoặc là thủ tiêu, hoặc vô hiệu hoá, êm ái nhất thì về hưu.

Tuy nhiên để thanh trừng, gạt bỏ một Uỷ viên Bộ Chính trị bằng con đường pháp luật, lao lý thì chưa bao giờ xảy ra. Có hai trường hợp đặc biệt.

Một là Hoàng Văn Hoan, năm 1976 bị Lê Duẩn gạt ra khỏi Bộ Chính trị, năm 1979 ông bỏ chạy sang phía Trung Quốc tị nạn chính trị, bị xử tử hình vắng mặt.

Hai là Trần Xuân Bách, tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 3 năm 1990), ông đã bị phê phán gay gắt về chủ trương đa nguyên, đa đảng, bị kỷ luật, phải ra khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương nhưng không bị khai trừ khỏi Đảng.

Bằng hai bài viết ” Thanh hay Thăng”, “Tảng băng nổi” của nhà báo Huy Đức và cuộc kiểm tra, bắt giữ lãnh đạo của PVC, cùng với việc bỏ trốn trót lọt của Trịnh Xuân Thanh, cho thấy đứng đằng sau các vụ thất thoát nghiêm trọng, sau lưng Thanh – Thuận, là Đinh La Thăng, thân hữu của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được Dũng đặt vào chiếc ghế cao giá nhất của nội các: Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải.

Không phải người ta không biết những thất thoát nghìn tỷ ở Tập đoàn Dầu khí khi Thăng làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Tuy nhiên con đường thăng tiến của Thăng vẫn êm ru. Vào Bộ Chính Trị khoá 12 và làm Bí Thư Thành uỷ TP HCM. Không biết có phải đây là thoả thuận giữa phe Nguyễn Tấn Dũng với phe Nguyễn Phú Trọng khi Dũng rút lui hay không? Khi thâu tóm quyền lực, loại bỏ thân tín của Dũng, chắc chắn là mục tiêu của Trọng.

8 năm giữ chức Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng đã tạo ra một sân sau khá tốt trong quân đội, công an và hệ thống ngân hàng. Hầu hết các tướng lãnh trong công an, quân đội, từ thiếu tướng trở lên, đều chịu ơn huệ của Dũng (với thẩm quyền đuợc thăng cấp đến thượng tướng). Đánh Thăng, dù có cớ chính đáng, có nghĩa là đánh Dũng và mạng lưới đàn em có quyền và có lực đang tại vị, với Nguyễn Phú Trọng chắc chắn không dễ dàng. Thăng lại đang là Uỷ viên Bộ Chính Trị, làm tới nơi tới chốn để gạt bỏ Thăng, đưa Thăng vào tù tội, càng khó.

Tôi đồ rằng, trong cuộc “đả ruồi, diệt hổ” này, Trọng có thể đả “ruồi”, diệt “báo”, chúa sơn lâm – “con cọp” Đinh La Thăng sẽ không trúng đạn! Tôi mong dự đoán của tôi sai.

FB Lê Diễn Đức

Bùi Quang Vơm
Ba Sàm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad