Bây giờ Trọng lại đổ tội cho công an để Trịnh Xuân Thanh trốn mất. Trong khi chính Trọng phải bị kết tội là người đồng loã, tố giác chậm trễ để cho Thanh chạy mất. Trách nhiệm liên đới của Nguyễn Phú Trọng không phải là nhỏ. Với một tổng bí thư như Nguyễn Phú Trọng, bảo sao đất nước không nát tơi bời.
|
http://www.nhandan.com.vn/hangthang/chinh-tri/item/30552502-xu-ly-nghiem-minh-khong-co-“vung-cam”.html
Thực tế, nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực phức tạp nhưng nếu có quyết tâm chính trị cao vẫn có thể làm đến cùng. Chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với vụ ông Trịnh Xuân Thanh thể hiện quyết tâm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Vấn đề đặt ra là làm đến cùng như thế nào? Có xử lý triệt để tất cả cá nhân, tổ chức có liên quan?
Phát biểu này trong bài báo có những điểm cần bàn, điểm thứ nhất bài báo mập mờ đánh tráo khái niệm là Trịnh Xuân Thanh tham nhũng và tiêu cực. Trong khi thực tế thì kết luận của nhiều lần thanh tra uỷ ban trung ương đảng và bộ công an chưa khẳng định điều đó. Mà chỉ có những sai phạm trong việc thua lỗ khi hoạt động phụ trách kinh doanh.
Như thế phe Trọng đã lợi dụng tấm áo chống tham nhũng mà dân chúng đang bức xúc để tiến hành xử lý Trịnh Xuân Thanh. Trong khi thực tế hồ sơ điều tra là vụ án sai phạm do yếu kém quản lý.
Nhưng điểm đáng chú ý nhất là nói đến chỉ đạo của Nguyễn Phú Trọng đối với vụ Trịnh Xuân Thanh là - thể hiện quyết tâm của Bộ Chính Trị Ban Bí Thư.
Tức đây là ý chí thống nhất của những cơ quan quyền lực tối cao nhất của chế độ, bộ máy đầu não kiểm soát tất cả quyền lực trong cả nước từ công an, quân đội, toà án, viện kiểm sát, báo chí......
Vậy cho đến ngày hôm nay, những người dân cả nước thấy kết quả của vụ việc mà Tổng Bí Thư, Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư này đã chỉ đạo làm đến đâu.?
Chẳng ai biết là đến đâu cả, mặc dù chính ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dùng quyền lực đảng cấp trên, bắt đảng uỷ Bộ Công An phải chỉ đạo các cơ quan công an của bộ vào cuộc.
http://news.zing.vn/hai-tong-cuc-cua-bo-cong-an-vao-cuoc-vu-ong-trinh-xuan-thanh-post667185.html
Trả lời báo chí ngày 20 tháng 7 năm 2016. Thượng tướng Lê Quý Vương, thứ trưởng Bộ Công An phụ trách việc này đã thú nhận rằng đây là vụ án khó, bởi nhiều hồ sơ, tài liệu cần nghiên cứu. Ông Vương không đưa ra lời nhận định nào khẳng định hay ám chỉ Trịnh Xuân Thanh là tội phạm.
Khi báo chí hỏi về thời gian kết thúc điều tra.
Ông Vương nói việc điều tra phải khách quan và có thời gian, trên nguyên tắc suy đoán vô tội.
Phải nói rằng cơ quan công an điều tra chịu áp lực rất lớn trong vụ này. Trong khi các hồ sơ còn không thể chứng minh Trịnh Xuân Thanh phạm tội gì. Ngoài việc biết công ty của Thanh đã làm thua lỗ 3 ngàn tỷ ra.Nhưng sự áp đặt của Nguyễn Phú Trọng đè nặng lên vai họ từng ngày.
Trên cương vị TBT đảng, Trọng không cần nghĩ đến việc luật pháp phải tiến hành trình tự thế nào. Trọng chỉ cần biết công ty ấy thua lỗ từng đó tiền, phải bắt thằng nào làm ở đó chịu tội.
Nhưng cơ quan công an không thể bắt người và kết luận tội tuỳ tiện trong vụ án này, như những vụ án chính trị.
Tại các vụ án chính trị của các nhà bất đồng chính kiến mà ban bí thư, bộ chính trị chỉ đạo. Việc bắt giữ, áp đặt tuỳ tiện không cần pháp luật của Bộ công an sẽ không bị nội bộ bới móc, vì những nhà đấu tranh dân chủ là kẻ thù chung của đảng.
Vụ Trịnh Xuân Thanh còn có nhiều uỷ viên Bộ Chính Trị khác liên quan.
Vì còn có nhiều những uỷ viên Bộ Chính Trị khác cũng liên đới vào đây, nên BCA không thể hành xử theo ý muốn của Trọng.
Chính ông Vương khẳng định vì việc này còn có liên quan đến những lãnh đạo cao cấo khác. Nên công an phải làm đúng trình tự. Tức là phải nghiên cứu hồ sơ, tìm ra điểm sai phạm để quy lỗi hình sự của Trịnh Xuân Thanh, trên cơ sở đó mới khởi tố bắt giữ.
Ông Vương nói.
Tất nhiên áp lực về quan hệ cũng có. Nhưng đối với những người làm điều tra thì nguyên tắc là phải công khai, minh bạch, nghiêm túc, kể cả áp lực nào cũng vậy thôi, người làm điều tra phải tuân theo pháp luật.
Bản thân tôi cũng vậy, lúc nào cũng phải lấy chữ tuân thủ pháp luật làm đầu. Như vậy thì mình mới không làm oan người ta, và cũng không bỏ lọt tội phạm. Và như vậy thì mình mới thanh thản được, chứ làm không đúng, kể cả là vấn đề bỏ lọt tội phạm thì day dứt lắm.
Điểm này rất đáng khen cho ông Lê Quý Vương, ông coi chỉ đạo của Bộ Chính Trị , của Ban Bí Thư và của đích thân Nguyễn Phú Trọng chỉ là một nguồn tin tố cáo tội phạm, chứ không phải là chỉ đạo xử lý. Ông Vương trả lời báo.
Luật có quy định rất rõ thời hiệu, thời gian, ví dụ tin báo tố giác tội phạm thì không quá hai tháng (luật mới là ba tháng), còn điều tra thì với các vụ án nghiêm trọng là khoảng bốn tháng, riêng với các vụ án kinh tế thì có thể còn phải kéo dài hơn.
http://news.zing.vn/hai-tong-cuc-cua-bo-cong-an-vao-cuoc-vu-ong-trinh-xuan-thanh-post667185.html
Nguyễn Phú Trọng thấy Bộ Công An không thực hiện việc bắt giữ người khi chưa đủ cơ sở, đành quay sang ráo riết chỉ đạo uỷ ban kiểm tra trung ương tiến hành tìm khuyết điểm của Trịnh Xuân Thanh để kỷ luât và ép thường vụ quốc hội phải khai trừ Thanh ra khỏi quốc hội.
Uỷ ban kiểm tra trung ương là cánh tay phải của Trọng nên dốc sức tiền hành đã đành. Nhưng quốc hội Việt Nam còn kém hơn cả Bộ Công An, là thực hiện lệnh Trọng làm ngay việc bãi nhiệm đại biểu quốc hội đối với Trịnh Xuân Thanh. Mặc dù như thông tin báo đưa là quốc hội '' thấy dấu hiệu '' sai phạm.
Cả một bộ máy quốc hội, tuyên truyền là lựa chọn chặt chẽ người tốt vào quốc hội. Chính bản thân Nguyễn Phú Trọng ca ngợi cuộc bầu cử quốc hội thành công, dân chủ, khoa học và cẩn thận. Thế nhưng chỉ mấy ngày sau chưa ráo nước bọt trên miệng. Chỉ cần Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư ý kiến là miễn nhiệm đại biểu quốc hội do dân bầu ra.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì cuộc miễn nhiệm này, ông Nguyễn Hạnh Phúc chánh văn phòng quốc hội giải thích hội đồng bầu cử miễn nhiệm ông Thanh, số đại biểu còn lại là đủ tư cách.
Với cách bầu và miễn nhiệm nhanh chóng kiểu An Nam cộng sản đảng cai trị tuỳ tiện như trên, dễ thấy chẳng có gì đảm bảo số đại biểu còn lại đủ tư cách đúng nghĩa cả.
Chuyện thua lỗ ở PVC đã có từ lâu, tại sao không để Bộ Công An vào cuộc ngay từ khi đó, cũng vẫn là thời Nguyễn Phú Trọng làm TBT. Nếu thấy báo thua lỗ và Trọng chỉ đạo bộ công an làm ngay lúc đó, có phải bộ công an có thời gian để điều tra xem xét từ rất lâu rồi.
Mãi đến bây giờ ông Trọng mới là người báo tin, tố giác tội phạm. Vậy năm ngoái ông làm gì mà không biết chuyện để tố giác sớm với Bộ Công An.
Chính vì toan tính đấu đá cần phải cân nhắc dềnh dàng, cho nên Nguyễn Phú Trọng phải đợi mãi đến năm sau. Khi mà thời điểm Formosa nhận tội ầm ĩ dư luận. Cùng ngày đó Trọng ra lệnh báo chí đưa tin tung hô chuyện Trọng ra quân chỉ đạo vụ Pham Công Danh và Trịnh Xuân Thanh để che lấp vụ Formosa mà Trọng dính dáng vào.
Bây giờ Trọng lại đổ tội cho công an để Trịnh Xuân Thanh trốn mất. Trong khi chính Trọng phải bị kết tội là người đồng loã, tố giác chậm trễ để cho Thanh chạy mất. Trách nhiệm liên đới của Nguyễn Phú Trọng không phải là nhỏ.
Với một tổng bí thư như Nguyễn Phú Trọng, bảo sao đất nước không nát tơi bời. Lớn tiếng chỉ đạo môt vụ nhãi nhép, huy động từ Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, Bộ Công An, Bộ Thông Tin Truyền Thông...cả một hệ thống hùng hậu vào cuộc.
Rút cục thành trò cười cho thiên hạ vẽ tranh biếm hoa và chế nhạc nhạo báng.
© Người Buôn Gió
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét