Công ty Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng đã đứng ra tư vấn và môi giới cho thương vụ sát nhập phức tạp nhất từ trước đến nay này. Riêng trong năm 2015, dự án Núi Pháo đã mang lại cho Masan doanh thu lên đến 2.665 tỷ đồng. Do là một mỏ khai thác lộ thiên và tỷ lệ bóc đất đá thấp, Núi Pháo cũng được coi là một trong những nhà sản xuất vonfram có chi phí thấp nhất thế giới.
Trong các ngành công nghiệp như: ô tô, khai thác mỏ, điện tử, chế tạo vũ khí…, vonfram là kim loại cứng không thể thay thế. Riêng tại Núi Pháo, trữ lượng vonfram đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Do đó, việc sở hữu Núi Pháo không chỉ mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ, mà còn có ý nghĩa chiến lược đối với nhiều ngành công nghiệp trên thế giới hiện nay.
Chúng tôi tìm hiểu sự vụ qua một công an huyện Đại Từ, cán bộ công an này yêu cầu giấu tên khi trả lời phỏng vấn vì theo ông, câu chuyện của Núi Pháo là một câu chuyện dài, tế nhị và nhạy cảm, đụng chạm đến nhiều ông lớn và những thế lực nhóm, lợi ích nhóm. Ông nói:
“Người dân đang phải chịu rất nhiều khó khăn. Đầu tiên là họ sống trong môi trường ô nhiễm như thế, rồi kế sinh nhai của họ bị ảnh hưởng vì trước đây họ bám trục đường để sống nhưng giờ đã trở thành ốc đảo. Họ sống ngay sát nhà máy nên việc ô nhiễm môi trường thì miễn bàn, có chứng nhận của Bộ, sở tài nguyên môi trường, rồi của tỉnh như hàm lượng cyanua có thời điểm lên quá 217 lần so với quy định. Rồi kết luận mới nhất của ủy ban tỉnh Thái Nguyên, về sử dụng hóa chất 2015, lượng hóa chất sử dụng trong năm 2015 của công ty Núi Pháo là hơn 900 ngàn tấn, vượt DT của công ty Núi Pháo gần 3 lần. Đương nhiên là có một thế lực ghê gớm đứng sau, như một số bài báo về cyanua tại đây, giờ trên mạng chỉ còn cái tít thôi.”
TTHN tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét