Trịnh Xuân Thanh ‘xin ra khỏi Đảng’ - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Trịnh Xuân Thanh ‘xin ra khỏi Đảng’


Ông Trịnh Xuân Thanh từng giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị của Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC)                  

Trong động thái gây ngạc nhiên, ông Trịnh Xuân Thanh, người đang bị Đảng Cộng sản điều tra, đã gửi đơn xin ra khỏi Đảng, theo truyền thông Việt Nam ngày 7/9.

Trên mạng xã hội cũng loan đi tài liệu ba trang, được cho là thư ông Thanh gửi các lãnh đạo Đảng nói ông xin ra khỏi Đảng vì “không tin vào sự chỉ đạo” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ông Thanh đã mất vị trí Đại biểu Quốc hội và đang là đối tượng bị điều tra về các khoản lỗ thời gian ông lãnh đạo Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Hôm 7/9, trả lời BBC, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam phân tích: “Như vậy là ông Thanh đã biết số phận và quyết định đi trước tổ chức một bước.”

“Với sai phạm lên đến 3.300 tỷ đồng tại PVC và đã bị tước quyền đại biểu Quốc hội thì trước sau gì ông Thanh cũng bị hình thức kỷ luật cao nhất khai trừ ra khỏi Đảng nên ông ấy chủ động bước này.”

“Việc ông Thanh tự đi ra cũng cho thấy tổ chức Đảng chậm trễ trong việc tiến hành thủ tục và chưa làm tới nơi tới chốn,” luật sư nói thêm.

‘Giọt nước cuối cùng’

“Vụ ông Trịnh Xuân Thanh đã có chỉ đạo từ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhưng xem ra mọi việc diễn tiến chậm, đến nay vẫn chưa có kết luận điều tra.”

“Dù sao thì đây cũng là giọt nước cuối cùng để Đảng khôi phục niềm tin của người dân.”

“Người ta cũng trông đợi dấu hiệu cho thấy những quan chức, dù đang tại vị hay đã nghỉ hưu, liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh sẽ bị xử lý như lời của ông Trọng”, ông Thuận nói với BBC.

Trước đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam Mai Tiến Dũng bác bỏ tin đồn đã xảy ra việc bắt giữ ông Trịnh Xuân Thanh.

Báo Việt Nam cũng cho hay sau một tháng xin nghỉ phép để trị bệnh, ông Thanh “vẫn không trở lại địa phương”.

Ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hậu Giang đã bị hủy tư cách đại biểu Quốc hội sau khi bị Đảng Cộng sản Việt Nam kết luận “có nhiều khuyết điểm, vi phạm”.

Ông Trịnh Xuân Thanh bị báo chí đưa tin hồi tháng 5/2016 khi phát hiện chiếc xe Lexus 570 biển số xanh (xe công vụ) chở ông Thanh.

Sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo điều tra những sai phạm dẫn đến thất thoát hơn 3.200 tỷ đồng tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC) thời ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Bộ Công an đã giao Tổng cục An ninh và Tổng cục Cảnh sát vào cuộc.

‘Văn bản trên mạng’

Trong ngày 7/9 trên mạng internet cũng loan đi tài liệu ba trang, tự nhận là báo cáo của ông Trịnh Xuân Thanh gửi Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Mặc dù chưa rõ độ tin cậy của tài liệu này, nhưng nó được tung ra vào đúng ngày các báo chính thống tại Việt Nam đưa tin ông Thanh xin ra khỏi Đảng.

Trong văn bản này, người ký tên Trịnh Xuân Thanh nói ông xin ra khỏi Đảng vì “không tin vào sự chỉ đạo của đồng chí Tổng bí thư”.

Người ký tên này cũng chỉ trích rằng Đảng đã “gây áp lực cho cơ quan tố tụng, cơ quan thực thi pháp luật, dùng báo chí nói sai sự thật”.

BBC

Ông Trịnh Xuân Thanh xin ra khỏi Đảng: Tự trọng hay trốn trách nhiệm?

Thông tin ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang xin ra khỏi Đảng gây chú ý đặc biệt cho dư luận, nhất là khi ông Thanh đang bị xem xét trách nhiệm liên quan tới việc thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng tại Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Ông Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: DV/ internet

Trao đổi với Dân Việt, ông Vũ Đức Khiển, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, trường hợp của ông Trịnh Xuân Thanh viết đơn xin ra khỏi Đảng trong lúc này là không phải đơn giản, khi các cơ quan chức năng đang tiến hành xem xét trách nhiệm đối với ông. Nếu kết luận ông Thanh có sai phạm nghiêm trọng, về mặt Đảng ông có thể bị khai trừ chứ không phải cứ viết đơn tự nguyện xin ra là được. Có thể nói, việc ông Trịnh Xuân Thanh xin ra khỏi Đảng lúc này chẳng khác gì trốn tránh trách nhiệm.

“Có thể khi tiếp nhận đơn của ông Thanh, tổ chức Đảng sẽ trả lời trường hợp của ông đang trong quá trình xem xét nên đơn xin ra khỏi Đảng cũng sẽ xem xét sau. Hiện giờ những việc liên quan đến ông Thanh đã lùm xùm, các cơ quan chức năng đang xem xét trách nhiệm mà ông ấy lại xin ra khỏi Đảng khác gì trốn tránh trách nhiệm” – ông Khiển nói.

Trong khi đó, theo ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng: Việc ông Trịnh Xuân Thanh xin ra khỏi Đảng lúc này có thể vẫn sẽ được tổ chức xem xét. Theo điều lệ Đảng, nếu đảng viên không muốn ở trong Đảng nữa thì họ làm đơn xin ra khỏi Đảng để được xem xét.

“Việc ông Thanh viết đơn xin ra khỏi Đảng cũng đúng điều lệ Đảng. Còn quyết định cho ông Thanh ra khỏi Đảng hay không là thuộc quyền của tổ chức Đảng, trước hết là từ Chi bộ nơi ông Thanh đang sinh hoạt. Ông Thanh là Tỉnh ủy viên, cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý nên bước tiếp theo là Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang quyết định, nếu cần thì xin ý kiến của Ban Bí thư” – ông Hùng giải thích.

Ông Hùng cho biết thêm, đối với trường hợp một người là cán bộ, Đảng viên, nếu vi phạm pháp luật đến mức bị khởi tố điều tra thì người đó sẽ bị tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng. Khi người đó bị Tòa án kết tội, bản án có hiệu lực pháp luật thì người đó sẽ bị khai trừ khỏi Đảng.

Vẫn theo ông Hùng, khi ông Trịnh Xuân Thanh nộp đơn xin ra khỏi Đảng, có ý kiến nhận định đó là sự chạy trốn trách nhiệm, để sau này trong trường hợp cơ quan chức năng kết luận ông Thanh có sai phạm nghiêm trọng thì sẽ không bị khai trừ ra khỏi Đảng. Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân ông Hùng, cũng có thể đánh giá điều đó xuất phát từ lòng tự trọng của cá nhân ông Thanh, khi ông thấy mình không còn xứng đáng đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Trước đó, trả lời trên một tờ báo, ông Trịnh Xuân Thanh cho biết, giữa tháng 7.2016 ông đã ký đơn gửi Thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang xin ra khỏi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 – 2020 do bản thân không còn làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh nữa, nên giữ chức vụ Tỉnh ủy viên là không cần thiết”. Đến ngày 29.8 ông cũng đã ký đơn gửi Thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang xin ra khỏi Đảng.

Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cho biết đến nay nhận được bất cứ thông tin gì liên quan đến việc ông Trịnh Xuân Thanh xin ra khỏi Đảng.

Liên quan đến sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh, ngày 11.7.2016, Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng đã có kết luận bước đầu. Sau kết luận này ông Thanh đã bị Hội đồng bầu cử quốc gia bác tư cách đại biểu Quốc hội (ông Thanh được giới thiệu ứng cử và trúng cử đại biểu Quốc hội ở Hậu Giang), tiếp đến ông Thanh xin không tái cử Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.

Sau kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng, Tổng Bí thư đã yêu cầu vụ việc cần tiếp tục được làm rõ. Trong 4 nội dung công việc được Tổng Bí thư yêu cầu làm rõ, có nội dung đáng chú lý là: Ban Thường vụ Đảng ủy Công an TƯ chỉ đạo các cơ quan chức năng của ngành công an điều tra làm rõ vi phạm để xảy ra thua lỗ gần 3.300 tỉ đồng (giai đoạn 2011-2013) ở Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam – PVC (thời ông Trịnh Xuân Thanh làm lãnh đạo)…

Lương Kết
Dân Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad