Cùng tham gia cuộc gặp về phía Mỹ là Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Russell và Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Tom Malinowski. Về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh và Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc Nguyễn Phương Nga.
Thông tin của đoàn Việt Nam cung cấp với báo chí cho hay ông Phạm Bình Minh đã nhấn mạnh tại cuộc gặp rằng Việt Nam và Mỹ cần tiếp tục đối thoại ở các cấp, nhất là cấp cao, để thúc đẩy hợp tác, đồng thời giảm thiểu các khác biệt giữa hai nước “vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới”.
Vẫn theo thông tin từ đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Blinken nhắc đến việc hai bên cần tiếp tục đối thoại và trao đổi các đoàn ở các cấp để xử lý các vấn đề khác biệt còn tồn tại. Ông cho rằng các hoạt động đó giúp thúc đẩy hợp tác thực chất và mối quan hệ trong nhiều lĩnh vực.
VOA đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Mỹ để có thông tin cân bằng và sẽ cập nhật khi có trả lời của Bộ.
Việt-Mỹ lâu nay vẫn còn nhiều khác biệt quan điểm về nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam và hai vấn đề này vài tháng gần đây lại nổi lên, dường như đưa quan hệ Mỹ-Việt vào một giai đoạn khó khăn.
Vài giờ trước khi Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam gặp Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, một tòa án ở Hà Nội đã xử phúc thẩm và tuyên y án tù 5 năm và 3 năm lần lượt đối với hai blogger viết về chính trị là ông Nguyễn Hữu Vinh, còn được biết đến với biệt danh trên mạng là Anh Ba Sàm, và người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy.
Trước đó ít ngày, một tòa án khác ở Hà Nội đã kết án 20 tháng tù đối với nhà đấu tranh vì đất đai Cấn Thị Thêu.
Hai nhà hoạt động khác là Nguyễn Hữu Thiên An và Nguyễn Hữu Quốc Duy bị Việt Nam tuyên án tù hồi cuối tháng 8.
Đầu tháng 9, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã giải tỏa chùa Liên Trì trong khuôn khổ một dự án phát triển đô thị dẫn đến việc hai dân biểu Mỹ kêu gọi đưa Việt Nam trở lại danh sách Các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo (CPC).
Hồi tháng 5, ngay sau khi Tổng thống Mỹ Obama thăm Hà Nội và dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, nhà chức trách Việt Nam đã tạm giữ một số nhà hoạt động mà ông Obama dự kiến sẽ gặp.
Các vụ việc này làm nhiều nước và các tổ chức nhân quyền hết sức chú ý và quan ngại, cho dù cùng lúc Việt Nam vẫn tỏ ra đẩy mạnh quan kinh tế và ngoại giao với phương Tây, đặc biệt là Mỹ và EU.
VOA được biết ngoài việc bàn thảo các biện pháp giảm thiểu khác biệt, tại cuộc họp hôm 22/9, hai đoàn Việt-Mỹ cũng đã chia sẻ các đánh giá về tình hình chính trị, an ninh trong khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Hai bên đã thảo luận về việc thúc đẩy giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình và tôn trọng đầy đủ tiến trình ngoại giao và pháp lý. Tuy nhiên, các quan chức trong đoàn không cho báo chí biết thêm thông tin cụ thể.
Trước cuộc gặp song phương, cũng ở New York, ông Phạm Bình Minh đã gặp gỡ với các đại diện của hơn 20 doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ ở các ngành nghề, trong đó có Intel, UBS, MasterCard, Medlife, Walmart và Cocacola.
Một cán bộ ngoại giao Việt Nam và đại diện của một doanh nghiệp lớn của Mỹ cho VOA biết thông điệp chính của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, Phạm Bình Minh, là kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục làm ăn lâu dài, đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, và tận dụng các cơ hội do Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP mở ra.
Vị đại diện doanh nghiệp đề nghị không nêu tên nói với VOA rằng tuy đầu tư của Mỹ vào Việt Nam chưa thuộc nhóm 5 nước đầu tư nhiều nhất, nhưng chính phủ Việt Nam vẫn coi trọng thu hút đầu tư Mỹ vì các thế mạnh của Mỹ đặc biệt về công nghệ, về sự nghiêm túc trong quan hệ đối tác và tuân thủ luật lệ.
Nguồn tin này cho biết thêm chính phủ Việt Nam cũng đánh giá cao các doanh nghiệp Mỹ vì họ nằm trong số các doanh nghiệp nước ngoài đi đầu về hoạt động cộng đồng.
Vì các phẩm chất này, vẫn theo nguồn tin vừa kể, nhiều đoàn cấp cao của Việt Nam sang Mỹ để thúc đẩy đầu tư cho Việt Nam và cuộc gặp hôm 22/9 cũng là diễn đàn để các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục cam kết với Hà Nội về làm ăn và đầu tư ở Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, đến hết năm 2015, tổng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam là hơn 11,3 tỷ đôla, đứng thứ 8 trong số các nước đầu tư trực tiếp nhiều nhất vào Việt Nam.
Kim ngạch thương mại hai nước đạt 41,3 tỷ đôla trong năm 2015.
Cùng tham gia cuộc gặp về phía Mỹ là Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Russell và Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Tom Malinowski. Về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh và Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc Nguyễn Phương Nga.
Thông tin của đoàn Việt Nam cung cấp với báo chí cho hay ông Phạm Bình Minh đã nhấn mạnh tại cuộc gặp rằng Việt Nam và Mỹ cần tiếp tục đối thoại ở các cấp, nhất là cấp cao, để thúc đẩy hợp tác, đồng thời giảm thiểu các khác biệt giữa hai nước “vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới”.
Vẫn theo thông tin từ đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Blinken nhắc đến việc hai bên cần tiếp tục đối thoại và trao đổi các đoàn ở các cấp để xử lý các vấn đề khác biệt còn tồn tại. Ông cho rằng các hoạt động đó giúp thúc đẩy hợp tác thực chất và mối quan hệ trong nhiều lĩnh vực.
VOA đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Mỹ để có thông tin cân bằng và sẽ cập nhật khi có trả lời của Bộ.
Việt-Mỹ lâu nay vẫn còn nhiều khác biệt quan điểm về nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam và hai vấn đề này vài tháng gần đây lại nổi lên, dường như đưa quan hệ Mỹ-Việt vào một giai đoạn khó khăn.
Vài giờ trước khi Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam gặp Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, một tòa án ở Hà Nội đã xử phúc thẩm và tuyên y án tù 5 năm và 3 năm lần lượt đối với hai blogger viết về chính trị là ông Nguyễn Hữu Vinh, còn được biết đến với biệt danh trên mạng là Anh Ba Sàm, và người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy.
Trước đó ít ngày, một tòa án khác ở Hà Nội đã kết án 20 tháng tù đối với nhà đấu tranh vì đất đai Cấn Thị Thêu.
Hai nhà hoạt động khác là Nguyễn Hữu Thiên An và Nguyễn Hữu Quốc Duy bị Việt Nam tuyên án tù hồi cuối tháng 8.
Đầu tháng 9, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã giải tỏa chùa Liên Trì trong khuôn khổ một dự án phát triển đô thị dẫn đến việc hai dân biểu Mỹ kêu gọi đưa Việt Nam trở lại danh sách Các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo (CPC).
Hồi tháng 5, ngay sau khi Tổng thống Mỹ Obama thăm Hà Nội và dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, nhà chức trách Việt Nam đã tạm giữ một số nhà hoạt động mà ông Obama dự kiến sẽ gặp.
Các vụ việc này làm nhiều nước và các tổ chức nhân quyền hết sức chú ý và quan ngại, cho dù cùng lúc Việt Nam vẫn tỏ ra đẩy mạnh quan kinh tế và ngoại giao với phương Tây, đặc biệt là Mỹ và EU.
VOA được biết ngoài việc bàn thảo các biện pháp giảm thiểu khác biệt, tại cuộc họp hôm 22/9, hai đoàn Việt-Mỹ cũng đã chia sẻ các đánh giá về tình hình chính trị, an ninh trong khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Hai bên đã thảo luận về việc thúc đẩy giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình và tôn trọng đầy đủ tiến trình ngoại giao và pháp lý. Tuy nhiên, các quan chức trong đoàn không cho báo chí biết thêm thông tin cụ thể.
Trước cuộc gặp song phương, cũng ở New York, ông Phạm Bình Minh đã gặp gỡ với các đại diện của hơn 20 doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ ở các ngành nghề, trong đó có Intel, UBS, MasterCard, Medlife, Walmart và Cocacola.
Một cán bộ ngoại giao Việt Nam và đại diện của một doanh nghiệp lớn của Mỹ cho VOA biết thông điệp chính của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, Phạm Bình Minh, là kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục làm ăn lâu dài, đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, và tận dụng các cơ hội do Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP mở ra.
Vị đại diện doanh nghiệp đề nghị không nêu tên nói với VOA rằng tuy đầu tư của Mỹ vào Việt Nam chưa thuộc nhóm 5 nước đầu tư nhiều nhất, nhưng chính phủ Việt Nam vẫn coi trọng thu hút đầu tư Mỹ vì các thế mạnh của Mỹ đặc biệt về công nghệ, về sự nghiêm túc trong quan hệ đối tác và tuân thủ luật lệ.
Nguồn tin này cho biết thêm chính phủ Việt Nam cũng đánh giá cao các doanh nghiệp Mỹ vì họ nằm trong số các doanh nghiệp nước ngoài đi đầu về hoạt động cộng đồng.
Vì các phẩm chất này, vẫn theo nguồn tin vừa kể, nhiều đoàn cấp cao của Việt Nam sang Mỹ để thúc đẩy đầu tư cho Việt Nam và cuộc gặp hôm 22/9 cũng là diễn đàn để các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục cam kết với Hà Nội về làm ăn và đầu tư ở Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, đến hết năm 2015, tổng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam là hơn 11,3 tỷ đôla, đứng thứ 8 trong số các nước đầu tư trực tiếp nhiều nhất vào Việt Nam.
Kim ngạch thương mại hai nước đạt 41,3 tỷ đôla trong năm 2015.
An Tôn
VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét