|
Trong một bài viết đăng ngày 6-10-2016, TS Nguyễn Đức Thắng cho biết: “Cá ở 4 tỉnh miền Trung đã chết vì nước tầng đáy biển bị cạn kiệt oxy do sự cố Formosa Hà Tĩnh đã xả 2500 m3 nước thải của khâu xúc, rửa, tẩy gỉ các hệ thống đường ống kim loại, có chứa khoảng 5 tấn kation sắt hai (Fe(II) hay Fe2+) ‘tham ăn’ oxy làm cạn kiệt oxy vốn đã rất khan hiếm ở tầng đáy về ban đêm. Kết quả là đã tạo ra 9,6 tấn hydroxit sắt Fe(OH)3 không độc, mầu vàng nâu, còn tươi mới lắng đọng dưới đáy biển, thành màng rất mỏng, rải đều từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế“.
Để độc giả có khái niệm về khả năng tàn phá môi trường có thể xảy ra trong trường hợp Formosa có liên quan đến “dòng thải mỏ axit”, tôi xin mạo muội dịch bài “HARDROCK MINING: Acid mine drainage” của tác giả Alan Septoff, đăng trên báo Earth Works, phát hành năm 2005.
Dòng thải mỏ axit – Acid mine drainage (AMD)
Dòng thải mỏ axit được coi là một trong mối đe dọa nghiêm trọng nhất cho môi trường nước thiên nhiên (1). Hoạt động khai thác mỏ với dòng thải mỏ axit có tiềm năng tàn phá lâu dài tác động trên sông, suối và đời sống thủy sinh.
Dòng thải mỏ axit hình thanh như thế nào?
Dòng thải mỏ axit là vấn đề lo ngại nghiêm trọng trong lãnh vực khai thác kim loại, vì mỏ kim loại ví dụ như vàng, đồng, bạc và molypden thường được tìm thấy trong đá với khoáng chất sulfide. Trong quá trình khai thác khi sulfide tiếp xúc với nước và không khí chúng trở thành phản ứng hóa học tạo ra axit sulfuric. Chất axit sulfuric có thể làm tan hóa những kim loại độc trong đất đá xung quanh tạo thành dòng thải mỏ axit. Nếu không kiểm soát được mỏ axit có thể chảy vào suối, sông hoặc ngấm vào dòng nước ngầm. Dòng thải mỏ axit có thể phát xuất từ bất kỳ giai đoạn nào trong hoạt động khai thác một khi sulfide được tiếp xúc với không khí và nước bao gồm các đống đá thải, chất thải, mỏ hố, hầm ngầm, và đệm ngấm.
Thảm hại cho cá và các thủy sinh
Nếu chất thải của mỏ là axit, tác động hủy hoại cho cá, động vật và thực vật có thể rất nặng nề. Khi dòng nước thiên nhiên khi bị ô nhiễm mỏ axit độ pH sẽ giảm đến 4 hoặc thấp hơn – tương tự như axit trong bình ắc quy (2). Thực vật, động vật và cá khó sinh sống được trong môi trường như thế này. Ví dụ, dòng axit và kim loại tan chảy từ mỏ Questa molypden ở New Mexico đã tàn phá sinh học trong tám dặm trên con sông Red River (3).
Kim loại độc
Dòng thải mỏ axit còn làm tan những kim loại độc hại như đồng, nhôm, cadmium, arsenic, chì và thủy ngân từ đá xung quanh. Những kim loại này đặc biệt là sắt gây ô nhiễm môi trường qua lắng động thành màng nhờn mầu cam-đỏ ở đáy dòng nước gọi là “yellowboy”. Cho dù với số lượng ít số kim loại tan này vẫn độc hại cho con người và sinh vật. Hơn nữa chất ô nhiễm theo dòng nước lan tràn ra một vùng rộng lớn gây hại cho thủy sinh từ chết cấp tốc cho đến ngộ độc từ từ, làm hại đến khả năng phát triển và sinh sản.
Vấn đề lo ngại đặc biệt là những kim loại tan này không phân hủy trong môi trường. Chúng tồn tại ở đáy dòng nước trong thời gian dài làm ô nhiễm môi trường dài hạn cho hệ sinh thái (ví dụ: vi sinh vật bị ô nhiễm, cá nhỏ ăn vi sinh vật bị ô nhiễm, cá lớn ăn cá nhỏ bị ô nhiễm, con người ăn cá bị ô nhiễm). Hơn 100 dặm trên sông Clark Fork ở Montana, sông Coeur d’Alene ở Idaho, và sông Columbia ở Washington bị ô nhiễm kim loại tan từ những hoạt động khai thác trước đây ở thượng nguồn.
Ô nhiễm vĩnh viễn
Dòng thải mỏ axit đặc biệt độc hại vì nó có thể tiếp tục tồn tại vô thời hạn gây thiệt hại trong thời gian dài sau khi hoạt động khai thác đã chấm dứt (4). Do dòng thải mỏ axit ô nhiễm chất lượng nước ở mức độ nghiêm trọng nhiều mỏ ở Tây phương cần phải xử lý nước vĩnh viễn. Ví dụ, các quan chức chính phủ đã xác định rằng dòng thải mỏ axit tại mỏ Golden Sunlight sẽ tiếp tục tồn tại hàng ngàn năm (5). Cái giá xử lý nước là một gánh nặng kinh tế cho địa phương nếu công ty khai thác phá sản hoặc từ chối trang trải chi phí xử lý nước. Ví dụ,
- Axit chảy tràn từ mỏ Summitville ở Colorado giết chết tất cả sinh học trong một đoạn 17 dặm trên sông Alamosa. Vùng này đã được chỉ định thành vùng Superfund của liên bang và EPA phải chi tiêu $30,000 (USD trị giá vào năm 2000) một ngày để xử lý ô nhiễm (6)
- Tại Nam Dakota, công ty khai thác mỏ Dakota đã từ bỏ mỏ Brohm năm 1998, để lại Nam Dakota với $40 triệu chi phí trong việc xử lý và bình thường hóa môi trường sau khi những hoạt động khai quật – phần lớn là do dòng thải mỏ axit (7)
- Tại mỏ Zortman Landusky ở Montana, chính phủ tỉnh Montana gánh chịu hàng triệu đô chi phí xử lý nước sau khi công ty Pegasus Gold Corp phá sản năm 1998 (8)
Ngay cả với công nghệ hiện có, dòng thải mỏ axit hầu như không thể ngăn chận lại được khi các phản ứng hóa học đã bắt đầu. Cho phép khai thác mỏ có dòng thải mỏ axit có nghĩa là đã xếp đặt thế hệ tương lai sẽ phải chịu trách nhiệm xử lý môi trường ô nhiễm có thể đến hàng trăm năm. Dự đoán về sự thành công trong việc quản lý chất thải này trong dài hạn, khả năng tốt nhất cũng chỉ là suy đoán (9)
Tác giả: Alan Septoff - Earth Works
Dịch giả: Nguyễn Quan Tâm
Ba Sàm
Nguồn:
- USDA Forest Service 1993, Acid Mine Drainage from Impact of Hardrock Mining on the National Forests: A Management Challenge. Program Aid 1505. p. 12.
- Mineral Policy Center, Golden Dreams, Poisoned Streams, 1995.
- Atencio, Earnest, High Country News, “The mine that turned the Red River Blue,” August 2000.
- Placer Dome 2002, Available: http://www.placerdome.com/sustainability/enviro nment/reports/ard.html
- Montana Department of Environmental Quality, Draft Environmental Impact Statement, Golden Sunlight Mine, November 1997.
- U.S. Environmental Protection Agency, Liquid Assets, 2000.
- McClure, Robert. “The Mining of the West: Profit and Pollution on Public Lands”. Seattle Post- Intelligencer, June 13, 2001.
- Ibid.
- Environmental Mining Council of B.C., Acid Mine Drainage: Mining and Water Pollution Issues in B.C., Brochure.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét