Thực chất Tổng Bí thư Trọng muốn gì trong chiến dịch "Đả hổ, diệt ruồi" - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Thực chất Tổng Bí thư Trọng muốn gì trong chiến dịch "Đả hổ, diệt ruồi"


Cuộc thanh trừng lần này nhằm vào Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh. Vừa để rửa mối hận không loại trừ được ông ta tại hội nghị TƯ 6 nhiệm kỳ trước. Vừa để "nhổ những cái gai trước mắt" trong quá trình thâu tóm quyền lực. Vừa để giành những món lợi ích béo bở từ tay địch thủ về cho phe cánh mình.

Thực chất Tổng Bí thư Trọng muốn gì trong chiến dịch "Đả hổ, diệt ruồi"

Đả hổ, diệt ruồi

Căn cứ vào sự nhìn nhận về chính trị, thời cuộc thì các thành viên trong câu lạc bộ thể thao của tôi có thể phân thành mấy nhóm sau. Tôi và 3 thanh niên trẻ khác luôn thống nhất với nhau rằng chế độ cộng sản hiện thời là thối nát không thể cải biến. Đất nước chỉ có thể thoát khỏi suy vong và phát triển nếu chế độ cộng sản được thay bằng chế độ dân chủ tự do đa nguyên đa đảng. Chính vì quan điểm này nên chúng tôi vẫn thường đùa tự nhận mình là "cực đoan" là "phản động". Đồng ý với đánh giá về chế độ như chúng tôi nhưng ông thợ điện, ông giáo viên và mấy ông bộ đội về hưu khác vẫn còn phần nào tin vào đội ngũ lãnh đạo hiện hành, có chút hy vọng vào chống tham nhũng. Nhóm còn lại chỉ có hai ông và cả hai đều là sĩ quan quân đội về hưu. Ông có quân hàm đại tá đã ngoài 70 từng công tác ở một cục nào đó của BQP. Ông cấp úy mới ngoài 60 không rõ ở đơn vị nào chỉ biết hay khoe là đồng ngũ của một cốp to trong trung ương hiện thời.

Qua nói chuyện, tranh luận với họ chúng tôi thấy ngoài báo đài nhà nước, phổ biến của chi bộ thì hầu như họ chẳng tin vào bất kỳ một nguồn nào khác và giọng điệu lý luận thì hệt như xã luận của báo nhân dân. Với họ ông Hồ là vĩ nhân, là thần tượng. Đảng có công lãnh đạo nhân dân giành độc lập, đánh thắng Pháp, Mỹ thực hiện đổi mới phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Trung Quốc và Việt Nam có tranh chấp về lãnh thổ nhưng đều thuộc phe XHCN do đảng cộng sản lãnh đạo nên lâu dài sẽ giải quyết được. Chúng tôi gọi nhóm này là nhóm "ngu trung". Chỉ là đặt tên chứ chưa bao giờ gọi trực tiếp họ là "ngu trung" vì cả hai đều lớn tuổi hơn chúng tôi. Vả lại có gọi chưa chắc họ đã hiểu hai từ này. Còn họ thì đã từng chỉ tay vào mặt rồi bảo chúng tôi là "phản động". Nhưng đáp lại thái độ giận dữ, hằn học đó chúng tôi chỉ cười mỉa. Sau vài lần như vậy có lẽ cảm thấy ngượng nên họ không mắng chúng tôi như thế nữa. Mấy bữa nay thấy họ gật gù tâm đắc với nhau. Nghe câu được câu chăng nhưng cũng biết cả hai đang tâng bốc ca ngợi ông TBT Trọng là người chống tham nhũng rất quyết liệt trong vụ Trịnh Xuân Thanh. Định xen vào nhưng nghĩ họ nói chuyện riêng nghĩa là không muốn tranh luận với mình nên lại thôi.

Theo luật phòng, chống tham nhũng "Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi". Ở Việt Nam những người có chức có quyền đều là đảng viên do vậy chỉ có đảng viên mới thực hiện được hành vi tham nhũng. Và với một số lượng đông đảo họ đã nhanh chóng đưa Việt Nam vào tốp những quốc gia tham nhũng nhất thế giới. Tất nhiên "công đầu" đó phải thuộc về các đảng viên cấp cao. Chống tham nhũng quyết liệt nghĩa là xử lý kỷ luật, truy tố trước pháp luật những kẻ có hành vi này không trừ một ai, ở cương vị bất kỳ khác nào đảng tự chặt chân tay của mình. Chính ông Nguyễn Sinh Hùng khi còn làm Chủ tịch Quốc hội đã từng thú nhận "kỷ luật chặt chém hết thì lấy ai làm việc". Và giả dụ có muốn thì cũng vấp phải sự chống đối rất mạnh của lực lượng tham nhũng đông đảo trong nội bộ nên khó lòng thành công. Đó là chưa kể tới nhiều chủ trương, chính sách hiện hành là mảnh đất màu mỡ phát sinh tham nhũng nên số vụ tham nhũng phát sinh bao giờ cũng nhiều hơn số vụ tham nhũng bị dẹp.

Chính vì vậy từ khi khởi xướng phong trào chống tham nhũng, coi tham nhũng là giặc nội xâm ảnh hưởng tới sự tồn vong của chế độ đến nay đảng vẫn chỉ chống tham nhũng một cách cầm chừng, lấy lệ nhằm giảm bức xúc của nhân dân. Những vụ tham nhũng bị điều tra đưa ra xét xử là những vụ quá lộ liễu và thường được khoanh vùng hạn chế để tránh đụng chạm tới các cán bộ cao cấp nhất là các UVBCT. PMU 18, PCI, Vinashin, Vinaline là những vụ tham nhũng lớn đã được điều tra xét xử nhưng danh sách phạm nhân tuyệt nhiên không thấy có một"ông lớn" nào. Vụ "hối lộ để được in tiền Pôlime" phía Úc đã xét xử kẻ đưa hối lộ nhưng phía Việt Nam thì đã ỉm đi vụ này vì hành vi nhận hối lộ có thể liên quan tới các chóp bu trong chính quyền. Kết quả của việc chống tham nhũng cầm chừng là: Tham nhũng và những thiệt hại do nó gây ra ngày càng tinh vi, trắng trợn và nghiêm trọng hơn. Đất nước, nhân dân bị móc túi từng ngày từng giờ. Chính quyền trở thành đội ngũ công bộc chuyên" ăn của dân không từ một thứ gì". Các chuẩn mực đạo đức xã hội bị đảo lộn nặng nề. Đội ngũ dân oan ngày một đông đảo.

Sau chiến thắng trong cuộc đua giành chức TBT ở đại hội 12 bất chấp những công việc cấp thiết cần giải quyết như kinh tế bết bát, nợ công chồng chất, môi trường ô nhiễm điển hình là vụ Formosa đầu độc biển miền Trung, an ninh chủ quyền quốc gia bị đe dọa Nguyễn Phú Trọng vẫn dành toàn tâm toàn lực vào củng cố quyền lực của mình và phe cánh. Tất nhiên việc này được Bắc Kinh hậu thuẫn vì nó đẩy nhanh tốc độ lệ thuộc của chính quyền cộng sản Việt Nam vào cộng sản Trung Quốc phục vụ cho mưu đồ Hán hóa của họ. Và cách củng cố quyền lực của chế độ độc tài toàn trị cộng sản từ xưa tới nay vẫn là lừa dối, trấn áp nhân dân và thanh trừng nội bộ. Trấn áp nhân dân bằng cách: Gia tăng quyền lực cho lực lượng công an, TBT trực tiếp tham gia vào đảng ủy công an trung ương. Gia tăng đàn áp các cuộc biểu tình, những người bất đồng chính kiến, những người đấu tranh cho tự do, dân chủ, môi trường trong sạch, chống tham nhũng. Chỉ đạo quốc hội trì hoãn thông qua luật biểu tình, lập hội. Lừa dối nhân dân bằng bưng bít, kiểm soát báo chí, đưa thông tin một chiều để định hướng dư luận. Thanh trừng nội bộ dưới chiêu bài chống tham nhũng học mót cách "đả hổ diệt ruồi" của đàn anh Tập Cận Bình.

Cuộc thanh trừng lần này nhằm vào Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh. Vừa để rửa mối hận không loại trừ được ông ta tại hội nghị TƯ 6 nhiệm kỳ trước. Vừa để "nhổ những cái gai trước mắt" trong quá trình thâu tóm quyền lực. Vừa để giành những món lợi ích béo bở từ tay địch thủ về cho phe cánh mình. Vừa để lừa mị nhân dân là "đảng quyết tâm bài trừ tham nhũng". Vừa để đánh bóng cho mình hòng giữ chức TBT hết nhiệm kỳ của đại hội 12. Chiến dịch chống tham nhũng bắt đầu bằng "diệt ruồi" Trịnh Xuân Thanh. Nhưng vì quá say sưa vào quảng cáo, hù doạ, dền dứ nên "con ruồi ranh ma" Trịnh Xuân Thanh đã thừa cơ xổng mất. Không những vậy, ở nơi an toàn nó còn có những tuyên bố như "xin ra đảng vì không tin vào TBT" làm Nguyễn Phú Trọng vô cùng nhục nhã, tức tối. Cuộc thanh trừng bước đầu đã gặp phải thất bại vì không diệt được lại bị "ruồi" trả đòn một vố đau. Một cuộc học mót, bắt chước không thành, chưa ngang tầm được với "nguyên bản" của đàn anh. Nó khó có thể thành công và nếu có thành công thì nhân dân sau nỗi hả hê nhìn những con "sâu bự" bị diệt lại tiếp tục thấy "bầy sâu" khác xuất hiện. Bự và "ăn tàn phá hại" hơn trước bởi chúng đã bị "biến đổi gien" vì "hóa chất độc hại của Tàu". Màn "đả hổ diệt ruồi" của Nguyễn Phú Trọng tuy chưa đến hồi ngã ngũ nhưng có thể vịnh bằng mấy câu thơ sau:

Thanh trừng gắn mác "diệt trừ tham"
Học mót đàn anh, Trọng quyết làm
Trước phải diệt ruồi gây chú ý
Sau cần đả hổ hướng quan tâm
Nhân đà rửa hận ngày xưa ám
Tiện thể phòng gai trước mắt đâm
Bất cẩn chẳng may ruồi xổng mất
Mới hay bắt chước khó ngang tầm.

Trần Hoàng Lan
Dân Làm Báo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad