Chiến dịch đả hổ, diệt ruồi của Nguyễn Phú Trọng ở Bộ Công Thương tạm thời kết quả bây giờ khá ảm đạm. Đó là không truy tố được Vũ Huy Hoàng, không bắt được Trịnh Xuân Thanh và thêm một cú đòn giáng vào chiến dịch này của Nguyễn Phú Trọng là việc tổng giám đốc nhà máy sợi Đình Vũ của Bộ Công Thương, ông Vũ Đình Duy đã trốn thoát với lý do đi chữa bệnh ở nước ngoài, để lại món tiền thất thoát 7000 tỷ lại cho chiến dịch đả hổ, diệt ruồi, oai của ông Trọng một sự nhục nhã nữa.
Ngày 2 tháng 11 năm 2016, ban bí thư dưới sự chủ trì của Tổng Bí Thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đã ra quyết định cảnh cáo đảng và tước chức vụ bí thư ban cán sự đảng bộ công thương với ông Vũ Huy Hoàng, nguyên bộ trưởng vụ này.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chịu các hình thức kỷ luật này khi ông đã về hưu, chức vị bí thư ban cán sự đảng bộ Công Thương cũng đã do người khác phụ trách. Việc cách chức ở đây là cách chức trong quá khứ ông Hoàng từng dảm nhiệm.
Trước đó Nguyễn Phú Trọng đã dùng quyền TBT để ép đảng bộ bộ công thương đưa ra đề nghị kỷ luật Vũ Huy Hoàng. Nhưng việc bất thành, qua nhiều lần uỷ ban kiểm tra trung ương đảng đốc thúc, đảng uỷ bộ công thương vẫn không vượt quá bán phiếu đề nghị kỷ luật ông Hoàng. Tương tự như vụ Trịnh Xuân Thanh, ông Trọng sai uỷ ban kiểm tra trung ương ép đảng bộ Hâụ Giang kỷ luật ông Thanh, nhưng cũng không đạt được kết quả như ý.
Trong vụ Trịnh Xuân Thanh, ông Trọng đã phải muối mặt đứng ra chủ trì ban bí thư kỷ luật khai trừ đảng ông Trịnh Xuân Thanh, khi ông này đã có đơn ra khỏi đảng. Đến vụ Vũ Huy Hoàng, ông Trọng lại phải một lần nữa đứng ra triệu tập ban bí thư để cảnh cáo ông Hoàng về mặt đảng.
Qua việc này, cho thấy giá trị và uy tín của ông Trọng trong đảng suy giảm manh. Những việc lẽ ra cấp dưới ông có thể xử lý, nhưng họ đã từ chối và ông buộc phải đứng ra để làm. Nếu như đảng bộ tỉnh Hậu Giang, đảng bộ bộ công thương đề nghị kỷ luật ông Thanh và ông Hoàng, hẳn uy tín của Nguyễn Phú Trọng rất lớn, vì chủ trương kỷ luật những người này của ông Trọng được ủng hộ từ cơ sở. Thế nhưng việc các đảng bộ này từ chối, khiến ông Trọng đích thân xử lý, quyết định xử lý từ ông Trọng để lại điều tiếng trong dư luận ông Trọng là một tên độc tài cuồng dại, việc ông làm không ai muốn dính vào. Ngoại trừ một số vây cánh của ông ở bộ phận truyền thông, tuyên giáo cố gắng tô vẽ ông Trọng.
Về nguyên tắc đảng, không thể truy tố đảng viên. Muốn truy tố, khởi tố trước tiên đảng bộ phụ trách phải khai trừ đảng đối với đảng viên đó. Việc cảnh cáo ông Vũ Huy Hoàng, đồng nghĩa với việc không truy tố ông này trước pháp luật. Nếu ông Trọng muốn truy tố ông Hoàng, ông phải triệu tập ban bí thư một lần nữa để ra quyết định tước đảng tịch. Trường hợp này khó có thể xảy ra, vì ông Trọng đã triệu tập ban bí thư để xem xét kỷ luật với ông Hoàng. Thêm một lần nữa triệu tập để khai trừ tước đảng tịch với ông Hoàng, lúc đó Ban Bí Thư trở thành con rối đang làm những trò hề trong mắt dư luận nhân dân và các đảng viên đảng CSVN.
Không khai trừ đảng được ông Vũ Huy Hoàng, TBT Nguyễn Phú Trọng làm một điều chưa từng có , đó là việc tước chức vụ mà ông Hoàng đã không còn đảm nhiệm. Ông Trọng chọn một cách mang màu sắc phong kiến Trung Hoa pha lẫn bản chất cộng sản, đó là hướng sự căm giận của mình vào gia đình ông Vũ Huy Hoàng và vợ con.
Tờ báo Dân Trí, một tờ báo rất tích cực bám đuôi ông Trọng trong vụ tấn công Bộ Công Thương. Phóng viên Mạnh Quân của tờ báo này luôn bày tỏ sự cay cú thái quá với những đối tượng mà ông Trọng nhắm đến. Phóng viên Mạnh Quân từng háo hức soi mói về vợ con Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu, biệt thự của Trịnh Xuân Thanh đứng tên trên Tam Đảo thế nào. Vừa hôm qua phóng viên Mạnh Quân đưa ra stt trên trang Facebook cá nhân của mình ám chỉ vụ việc ông Hoàng còn dây dưa đến cả vợ con ông .
Về câu chuyện biệt thự của Trịnh Xuân Thanh ở Tam Đảo, các phóng viên Dân Trí huênh hoang như thể họ khám phá ra bí mật. Nhưng vụ việc này không được các báo khác hưởng ứng, sau đó nhanh chóng bị chìm đi. Sự thật biệt thự đó ông Trịnh Xuân Giới chỉ đứng tên đồng sở hữu với nhiều người khác, và ngôi biệt thự đó đã được sang từ trước khi bài báo này đưa tin. Chủ sở hữu là em một uỷ viên trung ương đảng đương chức, vốn là tay chân thân tín với ông Trọng.
Ông thứ trưởng bộ công an Lê Quý Vương đã trả lời báo chí về ngôi biệt thự này như sau.
Vừa qua một số báo phản ánh về biệt thự có liên quan tới Trịnh Xuân Thanh tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc), ông có thể cho biết thêm?
Cơ quan điều tra đang làm, phân tích rõ, bởi tài sản chung riêng hoặc bán đi rồi không thể kê biên được, chỉ kê biên tài sản của họ hoặc liên đới vụ án, chứ không thể kê biên lung tung được. Phải sòng phẳng như thế.
Những điều trên cho thấy nội bộ cộng sản khi đấu đá nhau sẽ không từ một thủ đoạn nào, thậm chí đến cả người thân, bố, mẹ, conm cháu đều là nạn nhân liên đới bị trừng phạt. Cũng trong bài trả lời báo chí trên, ông Vương đã hàm ý đe doạ gia đình Trịnh Xuân Thanh ở đoạn sau.
Ông Trịnh Xuân Thanh sinh ra trong gia đình đáng quý, có truyền thống, gây ra hậu quả như vậy cũng phải chịu trách nhiệm chứ không nên bỏ trốn. Bản thân cũng có quan hệ với gia đình, con cái, anh em.
Nhưng ông Vương cũng thú nhận, việc truy bắt Trịnh Xuân Thanh gần như là điều không thể. Bởi pháp luật ở mỗi nước khác nhau. Ngay cả một số nước có ký kết tương trợ pháp luật với Việt Nam cũng khó khăn vì yếu tố quyền con người ở các nước này. Hy vọng duy nhất để có được Trịnh Xuân Thanh là áp lực đe doạ đến gia đình, người thân. Mặt khác dỗ ngon ngọt Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, hứa hẹn sẽ khoan hồng.
Tóm lại chiến dịch đả hổ, diệt ruồi của Nguyễn Phú Trọng ở Bộ Công Thương tạm thời kết quả bây giờ khá ảm đạm. Đó là không truy tố được Vũ Huy Hoàng, không bắt được Trịnh Xuân Thanh và thêm một cú đòn giáng vào chiến dịch này của Nguyễn Phú Trọng là việc tổng giám đốc nhà máy sợi Đình Vũ của Bộ Công Thương, ông Vũ Đình Duy đã trốn thoát với lý do đi chữa bệnh ở nước ngoài, để lại món tiền thất thoát 7000 tỷ lại cho chiến dịch đả hổ, diệt ruồi oai của ông Trọng một sự nhục nhã nữa.
© Người Buôn Gió
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét