GS Daniel Bonevac: Vì sao tôi ủng hộ Trump, dù có thể thân bại danh liệt. - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

GS Daniel Bonevac: Vì sao tôi ủng hộ Trump, dù có thể thân bại danh liệt.


Washington Post mới đây đã đăng tải một bài góc nhìn thú vị về ứng viên Tổng thống Donald Trump. Tác giả là Daniel Bonevac, giáo sư Triết học hiện đang giảng dạy tại Texas.

Donald Trump tham dự một cuộc vận động cử tri đi bầu hôm thứ Hai tại Wilkes-Barre, Pa. (Mandel Ngan / AFP qua Getty Images)

LTS: Như chính ông Bonevac đã thừa nhận trong bài viết của mình, rất nhiều người trong giới có học thức không dám công khai ủng hộ Donald Trump, vì sợ bị đánh đồng với những tuyên bố và hành động gây tranh cãi của ứng viên này, qua đó ảnh hưởng tiêu cực tới sự nghiệp.

Nhưng vị giáo sư Triết học này là một ngoại lệ. Trong suốt sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu, ông Bonevac chưa từng ngần ngại công khai quan điểm chính trị ủng hộ phe bảo thủ của mình. Trong kì bầu cử lần này, dù Trump có nhiều phát ngôn và hành động gây tranh cãi, song giáo sư Bonevac vẫn khẳng định ông sẽ bầu cho tỉ phú bất động sản Mỹ.

Dưới đây là nội dung bài viết của ông, được đăng tải trên Washington Post:


Mới đây, tôi đã cùng 145 học giả và nhà văn công khai tuyên bố ủng hộ Donald Trump trở thành Tổng thống.

Cứ mỗi người ủng hộ Trump đồng ý tham gia chiến dịch cùng chúng tôi, thì lại có một vài người khác từ chối, bởi họ cho rằng việc công khai ủng hộ Trump sẽ có ảnh hưởng xấu tới sự nghiệp.

Tôi thì vẫn luôn thẳng thắn với quan điểm bảo thủ của mình trong hơn 30 năm qua, kể từ trước cả khi tôi bắt đầu công tác, vậy nên nếu có ảnh hưởng tiêu cực gì thì chắc tôi cũng đã phải chịu rồi.

Đơn cử, tôi từng tranh luận với nhà kinh tế học James Galbraith trước hàng nghìn sinh viên Đại học Texas vào năm 2008, để bảo vệ luận điểm ủng hộ ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa bấy giờ là Thượng nghị sĩ John McCain của bang Arizona.

Tôi cũng từng biên tập nhiều cuốn sách giáo khoa về các vấn đề đạo đức đương đại, trong đó quan điểm của cánh tả và cánh hữu được nhìn nhận một cách công bằng. Tôi cũng may mắn được giảng dạy tại một trường đại học luôn đề cao sự đa dạng về mọi mặt, trong đó có sự đa dạng về tư tưởng.

Nhưng phe cánh tả trong 20 năm qua đã chiếm lĩnh tư tưởng tại các trường đại học, và nếu những ai chưa công khai quan điểm không muốn tự đưa mình vào tầm ngắm thì tôi cũng không thể trách họ được.

Mới tuần trước, một vị giáo sư ở một trường đại học khác đã đăng tải một thông điệp trên Facebook rằng ông muốn tất cả những ai ủng hộ Trump phải bị tiêu diệt "ngay lập tức và mãi mãi". Có ai muốn trở thành đối tượng của sự thù địch đến mức này cơ chứ?

Một số giáo sư khác từng hỏi tôi về chính trị như thế này: "Ông thông minh, ông có hiểu biết, thế tại sao ông có thể ủng hộ [điền tên ứng viên đảng Cộng hòa tranh cử Tổng thống năm đó] được chứ?" Nhưng những câu hỏi kiểu này không hề có tính chế nhạo hay khinh thường, mà ngược lại thường là chất xúc tác cho nhiều cuộc đối thoại thú vị và hé mở nhiều điều.

Tôi vẫn có thể có những cuộc thảo luận chính trị hữu ích với vài ông bạn cũ, dù quan điểm của họ có khác tôi. Họ ủng hộ Bernie Sanders, và những "căn bệnh" của nước Mỹ mà Trump và Sanders "chẩn đoán" có nhiều điểm tương đồng, nhưng cái cách mà hai người "kê đơn thuốc" thì khác hẳn.

  Những "căn bệnh" của nước Mỹ mà Trump và Sanders "chẩn đoán" có nhiều điểm tương đồng, nhưng cái cách mà hai người "kê đơn thuốc" thì khác hẳn.
Thế nhưng những cuộc đối thoại vượt ra ngoài ranh giới ý thức hệ như vậy thật hiếm thấy trong mùa tranh cử năm nay.

Hai người bạn của tôi, khi thấy cái tên Bonevac trong danh sách ủng hộ Trump, đã so sánh tôi với Martin Heidegger (một nhà triết học người Đức được cho là có quan điểm ủng hộ phát xít - PV), không phải vì sách tôi viết có tầm ảnh hưởng ngang hàng với sách của Heidegger, mà ý họ đang đánh đồng các phát ngôn đôi khi có phần thô kệch của Trump với tội ác diệt chủng.

Thật khó hiểu.

Nhiều đồng nghiệp của tôi trong giới nghiên cứu vẫn không tưởng tượng nổi tại sao một người tư duy bình thường có thể ủng hộ Trump. Đa phần những người nói chuyện chính trị với tôi là những người đồng tình với tôi hoặc đang phân vân. Còn những ai phản đối Trump thì thậm chí chẳng còn muốn tranh luận với tôi nữa.

Tôi cũng hiếm khi được nói chuyện chính trị với các sinh viên, vì tôi cố hết sức để tránh không đem chuyện chính trị lên giảng đường. Một sinh viên từng nói với tôi: "Thầy theo phe bảo thủ đúng không ạ?". Tôi đáp lại rằng tôi khá thất vọng vì cậu ta có thể phát hiện ra điều đó, bởi tôi luôn cố gắng thể hiện quan điểm công bằng với cả hai phe, đồng thời giấu lập trường riêng của mình.

Cậu ta đáp lại: "Em biết. Đấy cũng là lý do tại sao em phát hiện ra thầy theo phe bảo thủ".

Thỉnh thoảng, có một vài học sinh tư tưởng bảo thủ tìm đến tôi, họ cảm thấy nhẹ nhõm vì tìm được một người trong đội ngũ giảng viên mà họ có thể trao đổi một cách thẳng thắn. Nhưng đa phần sinh viên có vẻ không chú ý mấy đến chính trị, còn những sinh viên có quan tâm thì thường không nói chuyện chính trị với giảng viên.

Cũng có một vài ngoại lệ. Gần đây, một sinh viên theo chủ nghĩa tự do đã phản bác lại cách lý giải của tôi về việc tại sao các khu vực địa lý khác nhau thường chọn bầu cố định theo đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa trong các kì bầu cử Tổng thống.

Chúng tôi đã có một cuộc thảo luận hữu ích và qua đó hoàn thiện hơn cách hiểu của cả tôi lẫn bạn sinh viên nói trên về sự phân biệt giữa bang xanh và bang đỏ (bang xanh - bang ủng hộ đảng Dân chủ, bang đỏ - bang ủng hộ đang Cộng hòa - PV).

Vậy với những phản hồi tiêu cực của đồng nghiệp và bạn bè như vậy, tại sao tôi vẫn ủng hộ Trump?

Hãy tự hỏi mình xem: Bây giờ so với một thập kỉ trước bạn có thấy cuộc sống mình được cải thiện? Nước Mỹ có được cải thiện? Thế giới có an toàn hơn không? Đất nước này có đang đi đúng hướng? Tôi, cũng như gần 2/3 người dân Mỹ, trả lời là không.

Chúng ta đang ở năm thứ 7 của cuộc phục hồi kinh tế chậm chạp nhất kể từ năm 1949. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động có công ăn việc làm đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỉ qua. Tỉ lệ thất nghiệp trong giới trẻ Mỹ gốc Phi đang ở mức hơn 20%. Nợ công đã tăng gần gấp đôi: mỗi đứa trẻ được sinh ra tại Mỹ hôm nay sẽ phải gánh vác khoản nợ hơn 60.000 USD.

Chúng ta đã không còn được Standard & Poor's đánh giá tín dụng ở mức AAA. Các thành phố và tiểu bang đều đang phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng nợ và phụ cấp.

Trong khi đó, lợi nhuận doanh nghiệp và chỉ số đơn đặt hàng lâu bền (durable goods orders) đều giảm, năng suất trì trệ, và tăng trưởng 2% giờ đã trở thành mức "bình thường mới". Bất bình đẳng kinh tế ngày càng tăng; thu nhập giảm; giá cả tăng.

Obamacare, "thành tựu" mang thương hiệu của Tổng thống, đang giãy chết. Căng thẳng sắc tộc đang dẫn đến bạo động. Tội phạm vũ lực đã tăng mạnh trong 18 tháng qua. Tuổi thọ trung bình của một bộ phận lớn dân số đang giảm.

Chính phủ đang khai chiến với nhiên liệu hóa thạch, đặt mạng lưới điện quốc gia vào tình thế nguy hiểm, và cứ thế đổ ngân sách vào những chương trình năng lượng xanh vô thưởng vô phạt do các nhà tài trợ giật dây.

Sở Thuế vụ (IRS), Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Bộ Tư pháp luôn tìm cách bảo vệ đồng minh chính trị, trừng phạt đối thủ chính trị, và không tuân thủ lệnh của tòa án.

Tiểu mục IX (một tiểu mục trong bộ luật giáo dục sửa đổi của Mỹ năm 1972, trong đó nhấn mạnh quyền bình đẳng giữa sinh viên nam và sinh viên nữ - PV) đang bị lợi dụng để xóa bỏ quyền được bảo vệ theo luật pháp và ngăn cản quyền được lên tiếng.

Trong 10 tháng qua, chúng ta đã phải chứng kiến các vụ khủng bố tại San Bernadino, Orlando, St. Cloud, Burlington, khiến 68 người thiệt mạng.

Bài học từ châu Âu cho thấy nếu chúng ta cứ tiếp tục thực hiện những chính sách như hiện nay, chúng ta sẽ còn phải hứng chịu nhiều hơn nữa.

Trung Đông đang hỗn loạn. Chúng ta vô cớ lật đổ một chính phủ Libya đang bình ổn, mở đường cho khủng bố hoành hành, khiến đại sứ của chúng ta bị giết hại. Chúng ta đã vứt bỏ thắng lợi ở Iraq và Afghanistan. Còn Syria giờ là một thảm họa nhân đạo.

Chúng ta đã phá hỏng Cách mạng Xanh tại Iran và tạm dừng cấm vận, nâng đỡ và rồi cung cấp hàng đống tiền mặt cho đất nước tài trợ khủng bố hàng đầu thế giới đồng thời cũng có tham vọng hạt nhân — tất cả chỉ để đạt được một thỏa thuận bất lợi cho Mỹ đến mức còn không đưa qua Thượng viện thông qua. Giờ đã có thông tin cho rằng Iran lại đang vi phạm thỏa thuận.

  Đây không phải là kémmay mắn, mà là trực tiếp từ các chính sách của chính phủ Obama mà giờ đây Clinton muốn tiếp nối.
Vấn đề không nằm ở việc thực hiện chính sách, mà ở sự thiếu chiều sâu trong thế giới quan theo trường phái tiến bộ của bà ta.

Đó là một thế giới quan mà tôi đã được chứng kiến tận mắt trong khuôn viên đại học, một thế giới quan thu hút giới tri thức qua những hứa hẹn về sự hợp lý trong mọi lĩnh vực và hấp dẫn họ bằng viễn cảnh nắm trong tay quyền lực.

Tuy nhiên, như Dostoevsky đã cảnh báo, thì trên thực tế, thế giới quan này chỉ ấp ủ tâm lý coi mình là nhất của tầng lớp thượng lưu, và khuyến khích việc coi thường người khác.

Những người mang tư tưởng tiến bộ tìm cách chống lại sức mạnh kinh tế của các tập đoàn bằng cách tập trung quyền lực chính trị thông qua các cơ quan của nhánh hành pháp. Họ tìm cách chống lại việc tập trung quyền lực bằng cách... tăng cường tập trung quyền lực.

Nhưng điều này dẫn đến chủ nghĩa tinh hoa và sự lạm quyền điều tiết. Khi các tập đoàn, những tổ chức phi chính phủ giàu nguồn lực, hay những nhà tài trợ có quan hệ rộng bắt tay với các cơ quan chính phủ, phần còn lại của xã hội là chúng ta sẽ thua thiệt. Chính phủ liên bang chính là trùm độc tài tối cao.

Hệ thống hành chính nhà nước đa phần rất ít phải chịu trách nhiệm; chúng ta không thể bỏ phiếu loại bỏ một cơ quan điều hành chính phủ. Dưới thời Obama, hệ thống các quy định liên bang đã và đang trói buộc hoàn toàn nhiều ngành công nghiệp và bóp nát tính sáng tạo của một số ngành khác.

Clinton cam kết sẽ tiếp tục những xu hướng này. Bà cam kết những thẩm phán Tòa án tối cao do mình bổ nhiệm sẽ xóa bỏ những "lá chắn bảo vệ" thuộc 10 quyền lợi cơ bản của người Mỹ nhằm chống chính phủ lạm quyền.

Bà tỏ rõ sự khinh rẻ đối với những con người bình thường, đối với quyền lợi và những mối quan tâm của họ, bà coi bất cứ ai trái quan điểm với mình như kẻ thù.

Chỉ có Trump cam kết rằng ông sẽ kiểm soát quyền của nhánh hành pháp và đưa chúng ta trở về nhà nước pháp quyền.

Ông cam kết sẽ đặt dấu chấm hết cho những quy định mới để ngăn chặn "cái mỏ neo cứ kéo chúng ta lại". Gánh nặng từ việc thắt chặt các quy định kể từ năm 1980 đã khiến chúng ta phải trả một cái giá có thể lên tới 1/4 tổng sản phẩm quốc nội.

Chủ nghĩa tiến bộ hi sinh tương lai vì hiện tại, và hi sinh hiện tại để phục vụ lợi ích nhóm và thu lời cá nhân. Đó là lý do vì sao tại các nước áp dụng chính sách tiến bộ hiện nay, kinh tế trì trệ và tỉ lệ sinh giảm mạnh.

Nền kinh tế của chúng ta chỉ vận hành tốt khi nó cho phép thị trường tận dụng nguồn vốn huy động được vào đầu tư, qua đó tăng cường năng suất và tính sáng tạo, mở đường cho các tiến bộ công nghệ, các mặt hàng có giá cả phải chăng, nâng cao thu nhập, và tạo thêm nhiều cơ hội.

Chính sách cắt giảm thuế của Trump sẽ tăng cường đầu tư, gia tăng năng suất, cải thiện thu nhập, thúc đẩy sáng tạo, và tạo thêm nhiều cơ hội cho toàn thể người Mỹ.

Điều cuối cùng, chủ nghĩa tiến bộ còn dựa trên một quan điểm bất hợp lý về quan hệ quốc tế. Chủ nghĩa này coi nhẹ nhà nước - quốc gia cũng như tầm ảnh hưởng của Mỹ. Chính sách của Obama-Clinton đẩy chúng ta xa khỏi các đồng minh truyền thống và thiết lập quan hệ với những kẻ thù truyền kiếp. Bảo vệ người Mỹ và giữ bí mật quốc gia có vẻ như chỉ là trọng tâm thứ yếu.

  Trump sẽ mang đến một liều thuốc rất cần thiết mang tên chủ nghĩa hiện thực cho chính sách đối ngoại của Mỹ
Trump sẽ mang đến một liều thuốc rất cần thiết mang tên chủ nghĩa hiện thực cho chính sách đối ngoại của Mỹ, khôi phục mối quan hệ đang sứt mẻ với Anh và Israel, củng cố an ninh biên giới và bảo vệ lợi ích của Mỹ trong các hiệp ước quốc tế.

Trump đã có những bài phát biểu nghiêm túc, trong đó nêu rõ định hướng tương lai của ông đối với nền kinh tế, chính sách đối ngoại, vấn đề tội phạm, vấn đề nhập cư, và các vấn đề cốt lõi khác mà nước Mỹ đang phải đối mặt.

Ông đã lý giải tại sao chính sách của mình sẽ củng cố vị thế nước Mỹ, hồi sinh nền kinh tế, và khôi phục trật tự xã hội, nhất là ở các khu nội thành.

Trong khi đó, Clinton luôn tìm mọi cách để đánh lạc hướng chúng ta khỏi các vấn đề cốt lõi. Cũng phải thừa nhận rằng Trump đã tạo cho bà quá nhiều cơ hội để làm điều đó. Nhưng tương lai của đất nước là một cái gì đó quá quan trọng để quyết định dựa trên việc ai nói năng bỗ bã hơn ai.

Các chính sách của Clinton sẽ chỉ khiến nền kinh tế càng suy yếu, khiến xã hội càng bất ổn, khiến vị thế nước Mỹ càng tụt dốc. Tôi muốn một vị Tổng thống đứng về phía chúng ta. Tôi sẽ bỏ phiếu cho người có thể thay đổi con đường nước Mỹ đang đi, và một lần nữa đưa chúng ta trở về với nhiệm vụ chính. Đó là làm sao cho nước Mỹ trở nên thật vĩ đại.

Trí Thức Trẻ
Nguồn: What it’s like to be a college professor who supports Donald Trump, Daniel Bonevac - The Washington Post

Daniel Bonevac: Why I'm a professor who supports Trump

By Daniel Bonevac October 12
Daniel Bonevac, author of six books and editor of four others, is professor of philosophy at the University of Texas at Austin.


I recently joined 145 other scholars and writers in declaring support for Donald Trump for president.

For every Trump supporter who agreed to join us, several others declined, believing that coming out publicly in favor of Trump would harm their careers. I've been upfront about my conservative views for more than 30 years, since before I got tenure, so any harm to me is probably already priced in. I debated economist James Galbraith in front of thousands in the University of Texas's University Lecture Series in 2008, for example, arguing in favor of Republican presidential candidate Sen. John McCain of Arizona. And I edited one of the few textbooks for courses in contemporary moral problems that represent views from the left and right in equal measure. I'm fortunate to teach at a university committed to diversity in all its forms, including diversity of thought.

But the left has come to dominate college campuses over the past 20 years, and I can't blame anyone whose views are not already well-known for declining to become a target. Just last week, a professor from another institution shared a Facebook post hoping for all Trump supporters to be destroyed "immediately and forever." Who wants to be subject to such expressions of hostility?

Other professors used to ask me questions about politics: "You're smart. You're knowledgeable. How can you support" whichever Republican was running for president that year? Far from being dismissive, that used to lead to interesting and revealing conversations. I still have extended and productive political discussions with some old friends who disagree with me. Indeed, they were Bernie Sanders supporters, and the diagnoses Trump and Sanders give are not far apart, even if their prescriptions are quite different.

Conversing across ideological lines is increasingly rare this election cycle. Two friends, seeing my name on the list just published, compared me with Martin Heidegger — and not because they think "Reduction in the Abstract Sciences" is on a par with "Being and Time." The background assumption, which I find baffling, appears to be that occasionally uncouth language is the moral equivalent of genocide.

Many of my colleagues in academia find it hard to imagine why a reasonable person would support Trump. Most of the people who talk politics with me are those who agree with me or are on the fence, undecided about whether to vote for Trump, Democratic nominee Hillary Clinton or the Libertarian Party's Gary Johnson. People who definitely oppose Trump don't even want to debate the issues with me anymore.

Political conversations with students are rare, too. I try my best to keep politics out of the classroom. Once, a student said to me, "You're a conservative, aren't you?" I responded that I was disappointed that he could tell, because I try to present views on all sides fairly, keeping my own views in the background. He answered: "I know. That's how I could tell." Periodically, conservative students seek me out, relieved to find someone on the faculty with whom they can talk openly. But most students appear to pay little attention to politics, and those who do don't tend to talk to faculty about it. There are exceptions. Recently, a liberal student challenged my interpretation of why different regions tend to vote Democratic or Republican in presidential elections. That led to a constructive conversation and some refinements in my (and I hope his) understanding of the red-state/blue-state divide.

So why, given the response it gets me from colleagues and friends, do I support Trump?

Ask yourself: Are you better off than you were a decade ago? Is the United States better off? Is the world safer? Is this country on the right track? I am among the nearly two-thirds of Americans who answer no.

We're in the seventh year of the slowest economic recovery since 1949. The proportion of working-age adults who are employed is the lowest in decades. Young African Americans face an unemployment rate of over 20 percent. The national debt has almost doubled; an American baby born today already owes more than $60,000. We've lost our Standard & Poor's AAA credit rating. Cities and states face debt and pension crises of their own. Meanwhile, business profits and durable goods orders are down, productivity is sluggish and 2 percent growth is the new normal. Economic inequality has increased; incomes are down; prices are up.

President Barack Obama's signature "accomplishment," Obamacare, is in a death spiral. Racial tensions are leading to riots. Violent crime is up sharply over the past 18 months. Life expectancy is falling for large segments of our population. The administration is conducting a war on fossil fuels, endangering our electric grid, while shoveling funds to green-energy boondoggles run by donors. The IRS, the FBI and the Justice Department are protecting political allies, punishing opponents and defying court orders. Title IX is used on campus to destroy due process and stifle speech. In the past 10 months, we've suffered terror attacks in San Bernardino, California; Orlando; St. Cloud, Minnesota; and Burlington, Washington, leaving 68 dead. Europe's experience shows that if we continue these policies, we will suffer many more.

The Middle East is a shambles. We gratuitously overthrew a stable government in Libya, creating a terrorist haven and getting our ambassador killed. We threw away victories in Iraq and Afghanistan. Syria is a humanitarian disaster. We sabotaged Iran's Green Revolution and halted sanctions, propping up and then funding with planeloads of cash a leading global sponsor of terrorism actively seeking nuclear weapons — all in a quest to reach an agreement so adverse to U.S. interests that it was not even submitted to the Senate. Iran is reportedly already violating it.

This is not bad luck. It results directly from policies of the Obama administration that Clinton wants to continue. The problem is not implementation, but deep inadequacies in her progressive worldview. It's a worldview I encounter up close on campus, a worldview that intrigues intellectuals with its promise of rationality and tempts them with the possibility of power. As Dostoevsky warned, however, in practice, it indulges the moral narcissism of an elite and encourages disrespect for everyone else.

Progressives try to counter corporate economic power by centralizing political power in executive-branch agencies. They try to cure centralization with more centralization. But this leads to elitism and regulatory capture. When corporations, well-funded nonprofits or well-connected donors team up with government agencies, the rest of us lose. The federal government is the ultimate monopoly. The administrative state is largely unaccountable; you can't vote the regulators out of office. Under the Obama administration, federal regulations have strangled some industries outright and curtailed innovation in others. No one voted to destroy the coal industry or stop enforcing immigration law. Clinton promises more of the same. She promises to appoint Supreme Court justices who will remove the Bill of Rights's safeguards against excessive government power. She shows contempt for ordinary people, their rights and their concerns, treating any who oppose her as enemies. Only Trump promises to rein in the excesses of the administrative state and return us to constitutional governance. He pledges to issue a moratorium on new regulations and to reduce "the anchor dragging us down," the regulatory burden whose growth since 1980 has cost us as much as one-fourth of our gross national product.

Progressivism sacrifices the future for the present, and the present for special interests and personal gain. That is why economies stall and birth rates collapse in countries where progressive policies hold sway. Our economy works by allowing the market to channel accumulated capital to investments that fuel productivity gains and innovation, leading to technological advances, more affordable products, higher wages and increased opportunities. Trump's tax cuts would increase investment, boost productivity and wages and increase innovation and opportunities for all Americans.

Finally, progressivism rests on an implausible view of international relations. It seeks to diminish the nation-state and the reach of American power. The Obama-Clinton policy requires us to push traditional allies away and seek relationships with avowed enemies. Protecting Americans from harm and maintaining state secrets are evidently a low priority. Trump would bring a much-needed dose of realism to foreign policy, restoring damaged friendships with Britain and Israel, restoring the integrity of our borders and protecting U.S. interests in international agreements.

Trump has been giving serious speeches detailing his vision on the economy, foreign policy, crime, immigration and other central issues facing the country. He has been explaining policies that would strengthen the United States, revive the economy, and restore our social capital, especially in inner cities. Clinton, meanwhile, has been doing her best to distract us from the issues. Admittedly, Trump offers her many such opportunities. But our country's direction is too important to decide on the basis of who is more vulgar than whom. Clinton's policies portend nothing but a weaker economy, a weaker society and a weaker America.

I want a president who's on our side. I plan to vote for someone who can change course and return us once again to the task of making America great.

Daniel Bonevac is a professor of philosophy at the University of Texas at Austin. He wrote this for the Dallas Morning News. Readers may email him at bonevac@austin.utexas.edu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad