Kết thúc Hội nghị TW 4: Sự thất bại toàn diện của Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch ‘đả hổ diệt ruồi’ - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

Kết thúc Hội nghị TW 4: Sự thất bại toàn diện của Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch ‘đả hổ diệt ruồi’


Những tưởng chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Nguyễn Phú Trọng sẽ “long trời lở đất”. Tuy nhiên, sau khi Hội nghị Trung ương 4 của khóa 12 kết thúc, nạn nhân của Tổng Bí thư đảng CSVN trong chiến dịch bài trừ tham nhũng chẳng có bất kỳ một Ủy viên Trung ương đảng nào, chứ đừng nói chi đến Ủy viên Bộ Chính trị.

Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” đầy tốn kém cuối cùng chỉ đem ông Vũ Huy Hoàng ra ‘đề nghị cảnh cáo. (Ảnh minh họa: Tư liệu)

Người bị đem ra làm vật tế thần lần này không ai khác chính là Vũ Huy Hoàng. Ông Vũ Huy Hoàng từng là Ủy viên Trung ương đảng khóa 11, giữ chức Bộ trưởng Công thương dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng. Thế nhưng ông này đã về hưu và không còn tí quyền lực gì trong đảng cũng như chính quyền.

Trước khi Hội nghị Trung ương 4 diễn ra, mọi con mắt đều đổ dồn về phía Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Sài Gòn, ông Đinh La Thăng. Với chiêu bài quen thuộc, phe cánh ông Nguyễn Phú Trọng đã cho ký giả Trương Huy San, với bút danh Huy Đức, người từng làm ở báo Tuổi Trẻ, Sài Gòn Tiếp Thị tung ra một loạt bài nhằm tố cáo một loạt sai phạm của ông Đinh La Thăng vào cái thời ông này làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Giới quan sát chính trị có người cho rằng, Hội nghị Trung ương 4 sẽ khiến cho ông Đinh La Thăng thân bại danh liệt, có thể ông sẽ bị lôi về Hà Nội để ngồi vào chiếc ghế Trưởng ban Dân vận Trung ương, một chức vụ an trí.

Vậy nhưng, bất chấp những cố gắng của phe cánh của Nguyễn Phú Trọng, ông Đinh La Thăng vẫn bình thường và tiếp tục tại vị tại chiếc ghế Bí thư Thành ủy Sài Gòn đầy màu mỡ.

Cho đến nay, với những gì đang diễn ra có thể khẳng định rằng, chiến dịch chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng đã thất bại. Không một “con sâu bự” nào bị lôi ra kiểm điểm, xử lý sau khi Hội nghị Trung ương 4 kết thúc. Với quyền lực của mình, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ có thể xử lý một đảng viên cấp ủy là Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên, lại để ông Thanh đào tỵ sang nước ngoài và cho đến nay vẫn chưa thể tìm được.

Người còn lại là ông Vũ Huy Hoàng. Ông Hoàng chỉ bị đề nghị cảnh cáo về mặt đảng.

Sáng ngày 27/10, trả lời báo chí, ông Trần Tuấn Anh, người kế nhiệm ông Vũ Huy Hoàng tại Bộ Công thương cho biết sẽ xử lý rốt ráo ông Hoàng, nhưng lại theo chỉ thị từ Ban Kiểm tra Trung ương.

Ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan thuộc đảng, dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Phú Trọng. Thông qua cơ quan này, mặc dù Tỉnh ủy Hậu Giang không xử lý ông Trịnh Xuân Thanh nhưng ông Nguyễn Phú Trọng buộc Ban Kiểm tra Trung ương phải xử lý, kỷ luật ông Thanh.

Cảnh cáo với một người đã về hưu, không còn quyền lực thì phỏng có ích gì?

Đó không phải là câu hỏi của người viết, mà là của rất nhiều người trong nước. Việc đem ông Vũ Huy Hoàng ra để “xử lý” đã cho thấy sự thất bại của ông Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch chống tham nhũng. Ngay cả ông ông Trần Tuấn Anh, khi nói “xử lý rốt ráo” ông Vũ Huy Hoàng, nhưng bằng cách nào thì ông này vẫn không có thể trả lời được.

Trong một diễn biến khác, liên tiếp trong ngày qua, dư luận thấy ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư liên tục có những chuyến đi hết Trung Cộng lại sang Hoa Kỳ. Động thái này cho thấy Nguyễn Phú Trọng cho lãnh đạo hai quốc gia này biết người mà ông sẽ chọn để ngồi vào chiếc ghế của mình.

Khuôn mặt này có thể là lãnh tụ của 4 triệu đảng viên Cộng sản ở Việt Nam. Ảnh: Gia đình Việt Nam
Trong những lãnh đạo hiện nay, có tất thảy 4 người có thể ngồi vào vị trí Tổng Bí thư đảng CSVN một khi ông Nguyễn Phú Trọng về hưu. Đó là: Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh. Trong 4 người này, từ yếu tố vùng miền, giới tính ta có thể loại được hai nhân vật, đó là ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Chỉ còn lại hai nhân vật chính là Trần Đại Quang và Đinh Thế Huynh.

Ông Quang, ngoài việc dính líu đến nghi án thay đổi năm sinh để được tiếp leo cao thì ông này còn bị nghi ngờ đã nhận hối lộ 1 triệu Mỹ kim do Dương Chí Dũng, người hiện nay bị kêu án tử hình trong vụ Vinashinlines mang đến. Tiếp đó, ông Trần Đại Quang lại là một đại tướng Công an, từng giữ chức Bộ trưởng Công an. Việc để một ông công an làm Tổng bí thư sẽ làm cho dư luận thế giới không mấy thiện cảm.

Đinh Thế Huynh là lựa chọn sáng cho chiếc ghế này. Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn còn ở phía trước.

Nguoi Quan Sat
Cali Today News

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad