|
Nước Mỹ, luôn là một quốc gia vĩ đại, không phải bởi họ tự nhận mình như vậy, mà bởi họ biết cách chỉ trích mình và biết lắng nghe để tự làm tốt lên mỗi ngày.
Với họ, không một ai được coi là hay mô tả như một hình tượng theo nghĩa lãnh tụ, là cha già dân tộc hay trở thành một hình mẫu của quốc gia, ngay cả người khai quốc là Washington, cũng chỉ được coi là một nhân vật lịch sử vĩ đại trong số 4 vị tổng thống tiếp theo tính cho đến nay mà được trạm khắc trên vách đá để ghi nhớ công ơn của họ.
Điều vĩ đại của nước Mỹ, đó là sự tự do tư duy, sự khai sáng trí tuệ, sự rộng mở đối với mọi thành phần và chủng tộc, bất kể thân phận hay gốc gác, và điều vĩ đại hơn cả phần còn lại của thế giới chính là bản Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tồn tại vững chãi trong suốt gần 230 năm kể từ khi được thông qua năm 1789 và có hiệu lực năm 1791.
Bản thân nước Mỹ, cũng tồn tại trong lòng của nó đầy những mâu thuẫn, nhược điểm và cả những bất cập, như từ thuở đầu lập quốc vẫn còn duy trì chế độ nô lệ, sự phân biệt chủng tộc, nội chiến, hay người da màu không được bầu cử, tham gia chính trị, bị đối xử tệ bạc và thậm chí ngược đãi. Cho đến những năm 1960s thì Martin Luther King (đứng đầu LBJ) mới giải thoát và chấm dứt cơn đau kéo dài 100 năm cho tình trạng ấy của nước Mỹ.
Họ vẫn có tình trạng vi phạm Hiến pháp, tổng thống vẫn có lúc lạm quyền, nhưng điều làm nên nước Mỹ vĩ đại là ở đó, bản Hiến pháp, được cả thế giới học thuật đánh giá là vĩ đại nhất trong những điều vĩ đại, luôn được bảo vệ khắt khe, nghiêm ngặt, ở đó có cơ chế để kiểm soát mọi thứ không cho nó trở nên tha hoá, suy thoái – tất thảy mọi người đều bình đẳng và có thể thực hiện những quyền chính trị ngang nhau, mặc dù có thể trước đó nó đã từng bị ngăn cản hay hạn chế vì lý do văn hoá hay ý thức hệ còn tồn tại như một trở ngại thực tế.
Để nghiên cứu về nước Mỹ, có lẽ sẽ luôn là quá thiếu thời gian để có thể tìm hiểu một cách cặn kẽ hay thấy hết được mọi ngóc ngách và sự vĩ đại của nó, tôi vẫn đặt tên cho nước Mỹ là con quái vật của thế giới. Chưa bao giờ con quái vật ấy ngừng lớn mạnh mà ngày càng bứt phá một cách khủng khiếp trong mọi mặt, đặc biệt là sự phát triển về khoa học công nghệ và sự dân chủ một cách ngày càng điên rồ, mà tất cả mọi quyền lực đúng nghĩa hoàn toàn thuộc về nhân dân của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.
Ở đó, họ kiểm soát quyền lực chứ không kiểm soát con người. Họ khống chế chính trị chứ không cấm cản hay loại trừ con người.
Cơ chế tam quyền phân lập, đối trọng và kiểm soát, đa đảng phái, tư pháp đại diện cho công lý mà không sinh hoạt chính trị, báo chí tự do ngôn luận một cách mạnh mẽ nhất, người dân có thể tước bỏ quyền lực của những nhánh quyền lực nhà nước nếu có dấu hiệu đủ cho họ thấy rằng nó có xu hướng xâm phạm Hiến pháp, những đạo luật hoặc đe doạ tới nhân dân của mình, mà họ là một phần trong đó. Cơ chế bầu cử tự do, công khai, đã lựa chọn được người mà họ cho rằng đủ xứng đáng để đặt niềm tin mà đứng vào vị trí lãnh đạo, nhưng ở đó cũng có cơ chế để phế truất họ nếu không còn đủ tín nhiệm, mà vốn chỉ được đảm nhận hai nhiệm kỳ liên tiếp với tối đa 8 năm tại vị, nếu trúng cử vào nhà trắng.
Ở Mỹ, không có ai là lãnh tụ, không ai là tinh hoa đến mức không thể thay thế, cũng chẳng có ai là đại diện cho nước Mỹ về trí tuệ, vì không ai được tuyên truyền hay khắc hoạ như một vị vua tối cao, phải đời đời nhớ ơn, mà ở đó mỗi con người chỉ là một phần của lịch sử và với chức phận nào đó của mình, khi hoàn thành sẽ được ghi nhận như một sự đền đáp của quốc gia dành cho họ.
Một anh lính hy sinh trên chiến trường, một người lái tàu ngăn cản đoàn tàu lao xuống vực, một người quét dọn ngăn được một vụ tấn công khủng bố hay một vị tổng thống nào đó ban hành ra đạo luật nâng cao an sinh cho dân nghèo, đều được đánh giá như nhau về tính biểu tượng đối với công lao mà họ đã thực hiện.
Ở nước Mỹ, người cống hiến và làm việc là nhân dân Mỹ, không phải một người hay một vài người, nhất là với cương vị người lãnh đạo – vì với họ, lãnh đạo hay chính trị chỉ đơn thuần là một nghề được trả lương, nếu có nhu cầu và được nhân dân tín nhiệm và bầu lên, đó là chức trách họ phải hoàn thành, chứ hoàn toàn không phải họ ở đó là từ trên trời rơi xuống với sứ mệnh thiên chúa nào cả.
Nhân dân Mỹ tin vào Chúa, nhưng Chúa lại không đặt niềm tin vào một ai, mà họ đặt vào trong Hiến pháp của họ, ngay cả trên những đồng tiền dollar, đều có dòng chữ “In God We trust”, và Bồi thẩm đoàn ở mỗi phiên xử tại toà án đều là 12 người (là số thành viên trong buổi tiệc cuối cùng của Chúa, người thứ 13 là tín đồ Judas đã phản bội Chúa để hãm hại Jesu – kẻ dối trá và lừa gạt) để quyết định đến số mệnh một con người trước vòng lao lý.
Điều mà người Mỹ họ tin, không phải một vài cá nhân xuất chúng nào, mà là ở thứ mà có thể khiến người ta ít phạm sai lầm nhất và nếu phạm phải thì làm sao để ngăn cản hay phế bỏ thứ đó đi, chỉ có thứ đó mới được đặt niềm tin, mà cuối cùng nhất và cũng là quan trọng nhất, chính là bản Hiến pháp vĩ đại của họ và được canh chừng và bảo vệ nghiêm ngặt cũng như tối cao nhất bởi một toà án hoàn toàn độc lập.
Và mọi thứ, sẽ đều bị xét xử theo Hiến pháp của họ.
Còn chúng ta, khi nào có thể thiết lập nên một bản Hiến pháp tương tự như thế cho quốc gia mình?
FB Luân Lê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét