Bài học từ sự phản bội đối với quần chúng cách mạng của FiIdel Castro - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Bài học từ sự phản bội đối với quần chúng cách mạng của FiIdel Castro


Trong một tương lai không xa, với hiện tình đất nước Việt Nam như hiện tại, đòi hỏi cần có một cuộc cách mạng để thay đổi đã trở nên bức bách. Tuy nhiên, việc để cho những người dân không bị đánh lừa một lần nữa là một điều khó tránh khỏi.

Cựu chủ tịch Cuba Fidel Castro, hình trong năm 2003, đã qua đời ở tuổi 90. Ảnh: Zuma Press
Cuối cùng thì cựu Chủ tịch nhà nước Cuba Fidel Castro cũng đã qua đời vào tối 25/11/2016 tại Habana hưởng thọ tuổi 90. Trước đây, đã có nhiều đồn đoán cho rằng ông Fidel đã bị bệnh nặng khó qua khỏi, thậm chí là đã chết. Song chỉ sau một thời gian vắng mặt, ông Fidel đã quay lại trở lại và được truyền thông thi thoảng nhắc đếng. Được biết rằng, cuộc đời của ông Fidel đã 638 lần bị âm mưu ám sát nhưng cuối cùng ông ta vẫn vô sự.

Cái chết của nhà độc tài Cộng sản này cũng có các phản ứng khác nhau. Các nước cộng sản như Việt Nam, Bắc Triều tiên còn tổ chức quốc tang để tưởng niệm người mà họ coi là vị anh hùng chống Mỹ. Bởi ở các quốc gia ấy có cái chung là những chế độ độc tài cộng sản, Fidel Castro luôn luôn được ca ngợi là một lãnh tụ cách mạng có tên tuổi đối với những người lao động.

Còn ở các quốc gia dân chủ tự do, nơi các thông tin về sự thật của các nhà độc tài này, được thường xuyên công bố, ở đó Fidel Castro không chỉ là một kẻ khát máu, mà còn là một con quỷ dâm loạn, đồng thời là một kẻ vô đạo đức. Chính vì thế, mới có chuyện người Mỹ gốc Cu Ba ở Maiami, Frorida... đã xuống đường để nhảy múa ăn mừng. Kể cả chuyện bà Juanita em gái của Fidel Castro, sinh sống tại Hoa Kỳ từ năm 1964, đã bày tỏ thương tiếc về cái chết của anh trai nhưng kiên quyết không có dự định đến Cuba đưa tang ông vì bất đồng quan điểm.

Nói thế để thấy trên thế giới trước đây cũng như bây giờ, những người mong muốn ông Fidel Castro chết cũng phải là không ít.

Người ta đã tốn không ít giấy mực để viết về nhiều góc cạnh khác nhau xung quanh cuộc đời cũng như cái chết của ông Fidel Castro. Trong giới hạn của bài viết này, tôi xin đi sâu vào phân tích các nguyên do dẫn tới việc sự phản bội của những lãnh tụ cách mạng nói chung và những người cộng sản nói riêng.

Cái chết của Fidel, một lần nữa đã cho thấy sự phản bội của lãnh tụ cách mạng nổi tiếng này, đối với quần chúng nhân dân. Từ trước đến nay, họ vốn là lực lượng to lớn nhất có khả năng quyết định sự thành công của mỗi cuộc cách mạng. Vì chỉ có họ mới là lực lượng đóng góp, góp phần ủng hộ làm nên các cuộc cách mạng ấy.

Thực tế lịch sử đã cho thấy, không chỉ có các cuộc cách mạng của những người cộng sản lãnh đạo, mà hầu hết mọi cuộc cách mạng đã thành công, thì hầu hết đều bị phản bội một cách tàn nhẫn nếu không có đủ các thiết chế kiểm soát quyền lực của người lãnh đạo cao nhất và bộ máy của họ.

Khi đó, những khẩu hiệu, những chủ trương của họ trong thời kỳ vận động cách mạng đối với dân chúng nhanh chóng bị lãng quên, thậm chí là vứt thẳng vào sọt rác. Điều đó chúng ta không chỉ xảy ra riêng ở Việt Nam, đến hôm nay nhìn lại sự nghiệp của Fidel Castro ở Cu Ba cũng chẳng khác gì.

Đều là sự dối trá và phản bội lại quần chúng cách mạng.

Đi ngược dòng lịch sử để biết, Fidel sinh ra trong một gia đình giàu có và đã tốt nghiệp ngành luật tại Đại học La Habana và sớm bắt đầu sự nghiệp chính trị. Sự nghiệp chính trị của Fidel bắt đầu từ việc chống lại Tổng thống Fulgencio Batista, một chế độ độc tài thân Mỹ.

Năm 1952, Tướng Fulgencio Batista ra tranh cử tổng thống Cu Ba, tuy nhiên trước thất bại đã được báo trước, vốn là một tướng quân đội, Fulgencio Batista đãtổ chức một cuộc đảo chính để lên nắm quyềnVốn là một nhà độc tài quân sự, ông Batista đã có các chính sách bóp nghẹt tự do như: cấm báo chí tự do, đàn áp đối lập, dập tắt mọi thách thức quyền lực chính trị chống lại bản thân mình. Song ông tướng độc tài này lại tỏ ra có quan hệ tốt với giới kinh doanh, những nhà tư bản. Đặc biệt là các chủ các công ty của Mỹ đang kinh doanh tại Cu Ba.

Khi ấy, ở Cuba, nạn tham nhũng và sự tàn bạo của chính quyền đã khiến người dân vô cùng bức xúc, đó chính là nguyên nhân thúc đẩy Fidel Castro tiến hành một cuộc cách mạng, với khẩu hiệu "Tự do hay là chết".

Sau vụ binh biến bất thành năm 1953, khi tấn công vào Pháo đài Moncada, Fidel đã bị bắt, chịu bản án 15 năm tù. Tuy vậy ông đã sớm được trả tự do. Sau đó sau khi ra tù, với chí lớn Fidel đã tới Mexico để tổ chức và huấn luyện chuẩn bị lực lượng tiếp tục chiến đấu chống chế độ Batista và trở lại Cuba tháng 12 năm 1956. Song không may, nhóm du kích của Fidel đã bị rơi vào ổ phục kích của quân đội Chính phủ và đã bị đánh tan tác, một số nhỏ còn sống sót kịp chạy lên núi khôi phục lực lượng và tiếp tục chiến tranh du kích.

Trong bài viết, "Castro đã phản bội cuộc cách mạng", tác giả Jeffrey Tucker đã thừa nhận "Khẩu hiệu của cuộc cách mạng là “tự do hay chết”, và Castro là một người lãnh đạo xuất chúng của cuộc cách mạng đó. Ông đã trở thành nhân vật huyền thoại, được báo chí Mỹ đặc biệt yêu thích.". Theo đó, tờ New York Times, năm 1957, viết về Fidel Castro như sau: “Đó là một người có học, một người cuồng tín đồ tận tụy, một người có lí tưởng, can đảm và phẩm chất đặc biệt về lãnh đạo”.

Tại thời điểm ấy, chế độ độc tài của Tổng thống Fulgencio Batista đã thối nát lại càng thối nát thêm, dân chúng không ủng hộ, quân đội Chính phủ lúc đó tinh thần ta rã. Ngược lại nhóm du kích của Fidel Castro được dân chúng hết sức ủng hộ. Chính vì thế, chỉ chưa đầy 3 năm sau, ngày 1 tháng 1 năm 1959, đội quân của Fidel Castro đã làm chủ La Havana, mà hầu như không có sự kháng cự của quân đội của Batista.

Ngay sau cuộc cách mạng ở Cu Ba thành công, người giữ chức Tổng thống Cu Ba đầu tiên, không phải là Fidel Castro, mà là ông Manuel Urrutia Lleó, một người không đảng phái và Thủ tướng là Giáo sư José Miró Cardona. Tuy nhiên, tân thủ tướng José Miró Cardona chỉ tại vị đươc hơn một tháng thì từ chức và Fidel Castro được chỉ định làm Thủ tướng thay. Ngay sau đó Fidel Castro đã lên nắm quyền lực tại Cuba và trong vai trò Thủ tướng, và Fidel Castro đã hứa sẽ xây dựng một chính quyền trong sạch và tôn trọng hiến pháp.

Quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cu Ba cũng đã khiến cho Fidel thay đổi về quan điểm cũng như lập trường chính trị của mình. Từ một lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, Fidel đã trở thành một nhà độc tài tàn độc. Không chỉ thế, người ta còn cho rằng Fidel không đủ tư cách là một tín đồ Thiên Chúa Giáo.

Sau khi cách mạng Cu ba thành công, chính quyền Mỹ vẫn công nhận nhà nước Cu Ba, thậm chí tháng 4/1959, Fidel Castro đã tiến hành chuyền viếng thăm Mỹ, song bị Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower từ chối không tiếp. Và người tiếp Fidel Castro lúc đó là Phó tổng thống Richard Nixon. sau buổi gặp gỡ, Richard Nixon đã nhận xét về Fidel rằng, ông ta chưa chắc là một người cộng sản.

Tuy nhiên, do Fidel Castro vẫn có tư tưởng bài Mỹ, ông này đã có quyết định quốc hữu hóa các công ty của Mỹ tại Cu Ba và ngày càng tỏ ra có xu hướng thân Liên xô hơn. Vì thế phía Mỹ đã có các hành động công khai chống lại Cu Ba, kể cả việc sử dụng lực lượng vũ trang là những người Cu Ba lưu vong, tiến hành các hoạt động chống Cu Ba một cách công khai. Điển hình là sự kiện 1.300 lính Cuba lưu vong đổ bộ lên vùng Vịnh Con Lợn nhằm mục đích lật đổ Fidel Castro. Nhưng cuộc tấn công này đã bị thất bại. Trong tình thế quan hệ với Mỹ ngày càng xấu, Fidel Castro không còn một lựa chọn nào khác. Cuối năm 1961, Fidel công khai tuyên bố đi theo chủ nghĩa Marx-Lenin, và quốc gia Cuba sẽ đi theo Chủ nghĩa Cộng sản.

Điều đó cho thấy, với tư cách là một luật sư, dù chưa bị lôi cuốn bởi Chủ nghĩa Cộng sản, nhưng thực tế đã bắt buộc ông ta phải ngả sang cộng sản và đã trở thành một người Cộng sản thực thụ. Điều này một phần cũng do chính sách đối ngoại của Mỹ lúc đó chưa thực sự khéo léo. Cái đó, đã biến Cu Ba trở thành một quốc gia cộng sản tiên phong ở Tây bán cầu, dưới sự yểm trợ của ông trùm cộng sản lúc đó là Liên Xô. Và đất nước Cu Ba cũng trở nên tàn tạ, cũ kỹ và lạc hậu như chúng ta đã thấy ngày hôm nay, phải chăng cũng là định mệnh của đất nước từng được coi là thiên đường trong vùng Caribe.

Ngay sau khi Castro nắm trọn được quyền lực, và có Liên xô hậu thuẫn, Fidel đã tổ chức những vụ hành quyết công khai các đối thủ chính trị của mình, tịch thu đất đai tư nhân, tuyên bố gắn bó với chủ nghĩa Mác-Lênin, và áp đặt thể chế độc tài cộng sản cho đến nay. Biến đất nước Cu Ba trở thành một địa ngục tách biệt với thế giới bên ngoài.

Và kể từ đó, cuộc cách mạng với câu khẩu hiệu "Tự do hay là chết" của Fidel vốn được đông đảo người dân ủng hộ đã bị chính ông ta phản bội. Kết quả của cuộc cách mạng do Fidel Castro lành đạo đã không mang lại một chế độ dân chủ và tự do mà trước đâyquần chúng nhân dân mong muốn, mà chỉ là sự thay đổi một chế độ độc tài tham nhũng bằng một chế độ độc tài khắc nghiệt hơn.

Dù rằng, vào giai đoạn đó, khi chủ nghĩa cộng sản còn là cao trào, và là xu hướng mạnh mẽ đối với những người muốn làm cách mạng để cải tạo xã hội. Hơn nữa, đến lúc đó sự xấu xa của chủ thuyết cộng sản vẫn chưa bộc lộ ra hết như chúng ta thấy bây giờ. Điều đó cho thấy, vào thời điểm đó - đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước Fidel vẫn hoàn toàn ngộ nhận về cộng sản.

Quan trọng hơn là, cái thể chế cộng sản độc đoán ấy đã biến Fidel Castro từ một lãnh tụ cách mạng đấu tranh vì tự do đã trở thành một kẻ độc tài, tham quyền cố vị đã cầm quyền lâu tới 47 năm, bất chấp lợi ích của nhân dân cũng như đất nước Cu Ba. Kẻ độc tài này từ một người anh hùng, đã đưa đất nước Cu Ba đi từ hết thất bại này đến lụn bại khác và kết quả cuối cùng là đã biến Cu Ba trở thành một quốc gia tồi tệ nhất.

Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến kẻ lãnh đạo tha hóa tuyệt đối là như vậy.

Về sự phản bội của những kẻ lãnh đạo biến chất như Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Polpot... đều như thế. Chính vì thế, nhà báo Jeffrey Tucker đã phải đánh gia về Fidel rằng, "Khao khát cách mạng bao giờ cũng giống nhau: tự do hay là chết. Đó là tư tưởng đầy cảm hứng và gây được nhiều cảm hứng. Nhưng tư tưởng đó nhanh chóng lụi tàn khi các nhà cách mạng nhấm nháp được hương vị của quyền lực và sao chép những biện pháp của những người đi trước, và những người kế thừa cũng làm y như thế".

Điều đó đã cho thấy, việc duy trì và tạo điều kiện cho cách phương thức kiểm soát và điều chỉnh quyền lực làm nền tảng cho việc vận hành một bọ máy nhà nước pháp quyền là hết sức cần thiết. Mà thiết chế tam quyền phân lập là một công cụ hết sức hữu hiệu. Từ đó, trên phải có cơ sở là các cơ chế kiểm soát cần thiết để tiến hành điều chỉnh quyền lực của người lãnh đạo. Mà phải áp dụng chính sách tản quyền, không tập trung quá nhiều quyền lực vào trong tay một người, một nhóm người - một đảng chính trị.

Trong một tương lai không xa, với hiện tình đất nước Việt Nam như hiện tại, đòi hỏi cần có một cuộc cách mạng để thay đổi đã trở nên bức bách. Tuy nhiên, việc để cho những người dân không bị đánh lừa một lần nữa là một điều khó tránh khỏi.

Hiện tượng Cu Ba với lãnh tụ FIdel Castro với khẩu hiệu "Tự do hay là chết" cũng chỉ là thứ lọc lừa. Điều đó đã cho thấy, không phải chỉ có các dân tộc Á Đông là hay bị lừa phỉnh. Mà bất kỳ là ai, bất kỳ ở đâu cũng vậy, nếu như không có những chính trị gia là những người người có năng lực, kiến thức trình độ về Khoa học Chính trị kết hợp với sự dũng cảm. Cộng với sự thức tỉnh của hàng ngũ trí thức, biết dẫn dắt và chỉ rõ cho người dân những biểu hiện vi phạm hiến pháp của nhà cầm quyền, thì ngay lập tức phải tạo áp lực buộc những kẻ nhân danh cách mạng ấy phải chấm dứt. Nếu như không, những hiện tượng chính trị lạm quyền của các nhà lãnh đạo như ở Việt Nam, Cu Ba... là những kết cục đau xót không chỉ cho thế hệ này, mà còn nhiều thế hệ khác.

Ngày 28/11/2016

© Kami
Blog RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad