Khi không còn sự liêm chính - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Khi không còn sự liêm chính


Khi không còn sự liêm chính. Ảnh minh họa: Nguồn  internet

Nếu luật sư cứ tiếp tục hành động và sống chung một cách bình dị trong mái nhà luật pháp đầy bất công và dưới sự cai trị chuyên quyền phi lý thì cũng đồng nghĩa với việc họ đã, hoặc bỏ mặc chính nghề nghiệp của mình, hoặc từ bỏ chức phận của một người chân chính. Mà cả hai điều ấy thì đều tồi tệ như nhau đối với sự kìm hãm xã hội phát triển và văn minh. Đó cũng là đồng phạm của những tội ác mà họ không bao giờ thừa nhận hoặc dám nhìn vào nó để thức tỉnh mình thật sự.

Đó chính là con người khi đã không còn liêm chính.

Xã hội loài người đã trao cho luật sư một chức phận đặc biệt hơn người khác một nghĩa vụ cao quý bằng việc bảo vệ luật pháp và lẽ phải cho con người, và giá trị lớn lao hơn cả việc hành nghề để tìm kiếm lợi ích sinh tồn chính là khi công lý bị bẻ cong và dối trá thì chính họ, người với trách nhiệm đặc biệt của mình, phải biết và cương quyết đấu tranh cho nó, tức công lý, trở thành sự thật và lẽ phải được hiện diện trong hình hài luật pháp một cách nghiêm minh và rõ ràng.

Chẳng bởi thế, mà nhà triết học Augustine thời trung cổ đã nói: luật pháp mà bất công thì hoá chẳng phải chính quyền và nhà nước đích thực là một băng cướp có tổ chức hay sao?

Tôi chẳng thể tìm được câu nào rõ ràng và giá trị hơn hay có thể phủ bác được chân lý hiển nhiên hàm chứa trong chừng đó câu từ ngắn ngủi của ông ấy.

Từ bất công mới sinh ra và cần đến luật sư, từ sự sợ hãi mới tạo nên nô lệ, từ dối trá tạo nên bọn lưu manh, từ tư lợi mới sinh ra giành giật, từ ngu dốt mới tạo ra những thứ kỳ quái, và từ độc tài dẫn đến sự tha hoá mà phương cách của nó chỉ là bằng ngu dân, bạo lực và bạo lực chuyên chế.

Một đất nước sẽ không còn tự do khi, nhà giáo không còn tự do tư duy, nhà báo thì không được tự do với sự thật và luật sư thì đứng nhìn câm lặng trong sự bất lực trước công lý và luật pháp đầy đủ trong cái đầu mình.

Luật sư, còn sợ hãi công lý và cường quyền, nhà báo còn né tránh sự thật, nhà giáo thì bị kìm kẹp trong sự áp đặt chính trị, thì xã hội ấy, đất nước ấy và cả chính những con người ấy, mong gì được thụ hưởng những điều tốt đẹp văn minh và cũng làm sao có thể đáng được tôn kính từ ánh nhìn của con người khác, xã hội khác và quốc gia khác?

Đúng là, chẳng ai tự hạ thấp hay khiến mình trở nên giá trị hơn bằng và bởi hành động của chính họ hơn người khác, ngoài chính họ.

FB Luân Lê

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad