Khi TBT Nguyễn Phú Trọng lo âu trước hiện tượng “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” lây lan trong quân đội - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

Khi TBT Nguyễn Phú Trọng lo âu trước hiện tượng “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” lây lan trong quân đội


Khi TBT Nguyễn Phú Trọng lo âu trước hiện tượng “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” lây lan trong quân đội (Ảnh minh họa: Nguồn tư liệu)
Lên tiếng trước Hội nghị chỉnh Đảng tại Hội trường Diên Hồng tòa nhà Quốc hội hôm Thứ Sáu 09/12/2016 ở thủ đô Hànội, Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng xác định sẽ không đóng cửa để chỉnh đốn Đảng và sẽ diệt tận gốc nạn “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng. Và khi lên tiếng với tư cách Bí thư Quân ủy Trung ương trước Hội nghị Quân chính toàn quân 2016 tổ chức bốn ngày sau đó ở Hànội, ông Trọng cũng khẩn thiết kêu gọi quân đội phải kiên định lập trường trung thành với xã hội chủ nghĩa, chống lại dịch “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Người dân trong nước không hiểu hàm ý của ông Trọng khi tuyên bố sẽ không đóng cửa để chỉnh đốn đảng mang ý nghĩa gì? Phải chăng ông muốn nói việc chấn chỉnh những sai lỗi hoặc chệch hướng trong đảng lần này sẽ được diễn ra công khai trước mắt bàn dân thiên hạ? Nếu đúng như thế thì đây là lần đầu tiên đảng cộng sản Việt Nam đã có quyết định táo bạo như thế. Tuy nhiên, nhìn vào sự khác biệt giữa lời nói và việc làm của các phần hành khác nhau trong đảng và nhà nước lâu nay, người ta hoài nghi thực chất lời xác định kể trên của TBT Nguyễn Phú Trọng. Hồi tưởng lại thực tế diễn ra chung quanh các phiên tòa đóng kín xét xử những nhân vật đấu tranh cho dân chủ mà theo thông báo sẽ công khai cho dân chúng vào dự khán lâu nay, dư luận tỏ dấu không tin rằng trong cuộc chỉnh đảng lần này Hànội dám phá cách để làm khác với thông lệ.

Trở lại với trọng tâm Hội nghị chỉnh đảng khai diễn hôm 09-12, người ta chưa quên, trong dịp bàn thảo về Nghị quyết Trung ương 4 gần đây, hai từ kép “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” dường như đã trở thành một ám ảnh thường xuyên trong tim óc ông Nguyễn Phú Trọng. Do đó ông minh nhiên lập đi lập lại nhiều lần trong nhiều trường hợp khác nhau. Không cần biết chuyện sửa sai sẽ diễn ra công khai hay bí mật, chỉ riêng nội hàm hai cụm từ vừa kể xuất phát tử cửa miệng ông Trọng cho thấy: nhận thức về sự lỗi thời, thoái hóa và tình trạng ung thối, ruỗng nát của đảng cộng sản Việt Nam ngày nay không còn giới hạn trong giới trí thức, các thế lực đấu tranh cho lý tưởng dân chủ, tự do hay phía quần chúng nhân dân nữa. Trái lại, nó đã thâm nhập vào tận cốt tủy nội bộ đảng và hệ thống cầm quyền Hànội.

Vì thế khi tỏ bày nỗi ưu tư về hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” xuất hiện trong nội bộ đảng, rõ ràng Nguyễn Phú Trọng đã công khai tự thú nhận tình trạng tha hóa, ung thối, ruỗng nát của đảng cộng sản là có thật. Không phải đâu xa. Nó xuất phát từ chính những thành phần đang nắm giữ giềng mối đảng. Từ đấy việc chỉnh đảng đã trở thành một nhu cầu cấp bách. Nó thôi thúc phải tự lột xác, tự thay đổi để mong cứu vãn tình hình trước khi quá muộn. Dĩ nhiên, trong tình thế khắc nghiệt hiện nay, nhu cầu kể trên có đáp ứng được hay không lại là chuyện khác.

Quan điểm tự kiểm này phát sinh từ hai khuynh hướng.

Một là từ những phần tử mông muội còn trung thành với đảng. Chúng nuối tiếc thời vàng son trong những thập niên 60, 70, 80 khi đảng cộng sản còn là một khối gần như bất khả xâm phạm. Do đó những thành phần bảo thủ này không muốn thấy những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ -trong nỗi ám ảnh “còn đảng còn mình”- nên muốn tự chuyển hóa để mong cứu đảng. Thứ hai là những khối óc chưa hoàn toàn lú lẫn, còn nhất điểm lương tâm và ít nhiều còn nghĩ tới tương lai dân tộc. Từ đấy đã phát sinh nơi họ tư tưởng xét lại, không muốn khư khư ôm mãi cái chủ thuyết lỗi thời, hoang tưởng để mong lần hồi chuyển hóa đường lối, chính sách cai trị theo đà tiến hóa chung của nhân loại.

Phải nói ngay rằng, cả hai khuynh hướng trên đây đều không hợp khẩu vị những người luôn bám vào chủ nghĩa giáo điều Mác-xít Lê-nin-nít như Trọng Lú. Vì thế, đối với ông và phe nhóm của ông ta, tất cả những hiện tượng “tự diễn biến, “tự chuyển hóa” dù với bất cứ mục tiêu tiềm ẩn nào, kể cả để vực dậy cái thây ma mục rữa của đảng để tự cứu, cũng không thể nào chấp nhận được.

Có người sẽ nêu câu hỏi, phải chăng như thế ông Nguyễn Phú Trọng vẫn còn tin vào sức mạnh vạn năng của chủ nghĩa Mác, một chủ nghĩa đã hết thời, và do đó ông ta thực tâm muốn duy trì và bảo vệ chủ nghĩa này? Câu trả lời là không, dứt khoát không.

Nếu vậy lại nẩy sinh câu hỏi tiếp theo. Đã không tin thì căn nguyên nào khiến ông ta lại bỏ công cho ra đời Nghị quyết 4 và lần này lại triệu tập một Hội nghị toàn đảng với mục tiêu chỉnh đốn đảng CSVN với những lời lẽ đao to búa lớn như thế?

Thật ra, muốn hiểu tường tận đường đi nước bước có vẻ tự mâu thuẫn này của Bộ Chính Trị cộng đảng Việt Nam mà Nguyễn Phú Trọng là kẻ đứng mũi chịu sào, không đơn giản. Để nắm được căn nguyên cội rễ, đòi hỏi một công trình nghiên cứu sâu xa. Cụ thể là cần nhìn vào cái gốc của vấn đề. Cái gốc ấy chính là chủ trương và đường lối của cái chế độ sắt thép đang nắm đầu tập đoàn cộng sản Việt Nam ở Ba Đình. Người viết muốn nói tới chế độ Tàu cộng của Tập Cận Bình ngày nay.

Vì giới hạn một bài nhận định ngắn, chúng tôi chỉ xin tạm tóm tắt như sau:

Cho tới những năm sau này, đặc biệt là kể từ bốn năm qua khi họ Tập trở thành đầu đảng Tàu cộng với mưu toan thâu tóm toàn bộ quyền lực trên giải đất mênh mông này, chủ nghĩa cộng sản dưới mắt ông ta, trên thực tế gần như đã cáo chung, đã biến mất. Thực chất nó chỉ còn là cái xác vô hồn được tô son vẽ phấn để làm bình phong che chống cho chế độ độc tài toàn trị. Đấy là một guồng máy cầm quyền theo đường lối thực dụng, núp bóng chủ nghĩa dân tộc, dân túy với mục tiêu mê hoặc khối dân không lồ để tiến hành mưu toan bành trướng và bá quyền. Trong một bài viết gần đây, bà Nguyễn Nguyên Bình, con gái cựu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã chỉ ra như thế.

Học trò sẽ không thể qua mặt sư phụ! Đầy tớ lẽ nào dám dỡn mặt ông chủ! Trong điều kiện ấy, trót mang thân làm kẻ tôi mọi Tàu cộng, Nguyễn Phú Trọng và bộ sậu dưới quyền ông ta dù cón gan cóc tía cũng không thể làm khác!

Hiểu như thế, chúng ta sẽ nhận ra ngay thực chất những gì ẩn sâu bên trong và đàng sau câu chuyện chỉnh đảng và những lời tuyên bố đao to búa lớn của đầu đảng Nguyễn Phú Trọng. Chúng chỉ là những tiếng phèng la để câu giờ và để che giấu một tình trạng đã đến hồi tuyệt vọng vô phương cứu vãn.

Khi công khai nhìn nhận “đảng suy thoái” và mạnh miệng tuyên bố “chúng ta không sợ nói ra khuyết điểm, tiêu cực, nhưng đồng thời cũng không cho phép ai lợi dụng đấu tranh khắc phục khuyết điểm tiêu cực để bôi nhọ, kích động, chống phá Đảng ta, chống phá sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta”, ông Trọng đã tự mâu thuẫn với chính ông ta và với tình trạng rối bời, tiến thoái lưỡng nan mà đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đang phải đối diện. Và hiển nhiên, điều này là một hiện thực như hai với hai là bốn, dù có muốn cũng không giấu được ai.

Cựu Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang từ Hà Nội nhận định:

“Những nhà lý luận tuyên giáo, người ta thường xuyên lập luận như thế và người ta không thấy có những cái trái khoáy như vậy. Nói như thế là kiểu nói lấy được. Nhưng nó có được dư luận đồng tình hay không thì bản thân người nói cũng thừa biết là như thế nào rồi. Nhưng người ta nói thì cứ nói thôi, nó chẳng có giá trị lớn lao gì, chẳng có giá trị thực tiễn nào hết.”

Những lời lẽ thẳng thừng chúng tôi vừa trích dẫn của một nhân vật một thời từng chia chung một xuồng với nhau như cựu Đại tá Công an cộng sản Nguyễn Đăng Quang, thiết tưởng đã quá đủ để công luận nhìn thấy thực chất của cái gọi là “chỉnh đảng”, “sửa chữa đảng” do Nguyễn Phú Trọng chủ trương hiện nay.

Ngoài những nhận định chung chung gửi tới toàn đảng tại Hội nghị chỉnh đảng hôm 09-12, lên tiếng với tư cách Bí thư Quân ủy Trung ương trước Hội nghị quân chính toàn quân 2016 tổ chức hôm 13/12/2016 ở Hà Nội, cách riêng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt kêu gọi quân đội phải tuyệt đối kiên định lập trường với mục tiêu, lý tưởng, cương quyết bảo vệ con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa. Điều này, theo hàm ý của ông Trọng có nghĩa là lực lượng vũ trang Việt Nam đã có những chỉ dấu tiêu cực. Vì thế cần tự kiểm thảo để khép mình trong kỷ luật đảng như tất cả các bộ phận khác và phải nhất trí trung thành với Đảng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa đến cùng theo tâm niệm “còn đảng còn mình!”.

Được biết, nội dung Nghị quyết Trung ương 4 khóa 12 đưa ra một cẩm nang chính trị gồm 27 điểm để hướng dẫn các đảng viên và các cơ cấu trong đảng nhận diện những hình thái khác nhau về hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hàng ngũ cán bộ đảng viên. Trong số 27 điểm nhấn này, quan trọng nhất là hiện tượng cổ vũ dân chủ đa nguyên đa đảng, xóa bỏ xã hội chủ nghĩa được hiểu ngầm là nguy hiểm hơn hết vì nó đụng chạm tới căn cốt, tới nền tảng làm nên chủ nghĩa cộng sản. Ngoài ra, qua cung cách phát biểu đây đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng xem là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đối với hoạt động sử dụng truyền thông xã hội để bêu xấu các giới chức Đảng, hoặc hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí cũng như các ban ngành, các lãnh vực, bộ môn khác như văn học, nghệ thuật.

Sự quan tâm đặc biệt này của ông Trọng đối với quân đội ít nhiều cho người ta thấy mối ưu tư tâm phúc của ông về sự cần thiết phải loại bỏ từ trong trứng nước cái gọi là hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong các lực lượng vũ trang như Quân đội, Công an. Từ lâu, ông cũng như phe cánh của ông đều hiểu rằng: nếu một ngày nào đó không may những hiện tượng tiêu cực này phát sinh trong các bộ phận gìn giữ an ninh thì viễn cảnh tiêu vong của đảng khó tránh khỏi. Giản dị vì thực tế từ khi chế độ cộng sản hình thành trên đất nước ta mấy thập niên trước, quân đội, công an, nơi quy tụ cả triệu người trẻ trong hai tập thể có tổ chức, có kỷ luật thép lại được trang bị cơ giới, vũ khí cùng mình, vốn là thành trì kiên cố, vững chắc và có thực lực để làm chỗ dựa lưng an toàn cho chế độ độc tài toàn trị.

Nhấn mạnh tới vai trò Bí thư Quân ủy Trung ương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chuẩn Đô đốc hồi hưu Lê Kế Lâm từ Sài Gòn nhận định:

“Tự diễn biến, tự chuyển hóa trong quân đội nếu như xảy ra thì rất nguy hiểm. Ý chính của ông Tổng Bí thư nói trong Hội nghị Quân chính Trung ương rõ ràng có chủ ý nhắc nhở ngay cả trong quân đội cũng phải đề phòng những hiện tượng mà ông coi là cực kỳ nguy hiểm này…”.

Mời xem Video: Tin chấn động: Đinh Thế Huynh thừa lệnh Tổng Trọng tung tiếp các bí mật để đánh gục Trần Đại Quang


Bản tin của đài Á Châu Tự Do nghe được hôm Thứ Tư 24-12 nhận định rằng: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong vai trò Bí thư Quân ủy Trung ương tất nhiên không thể không quan tâm tới việc làm chủ và kiểm soát được sự trung thành của quân đội. Trong khi ấy giới phản biện cho rằng, một nhà lý luận chủ nghĩa Mác-xít Lê-nin-nít như ông Nguyễn Phú Trọng chắc chắn đã nghiên cứu và hiểu rõ căn nguyên sâu xa khiến Liên Xô, cái nôi của chủ nghĩa Cộng sản bỗng dưng sụp đổ vào cuối thế kỷ trước. Lúc đó không phải chỉ do áp lực của tình thế và sự chán ngán của nhân dân mà chính những chiến sĩ Hồng quân Liên Xô, lực lượng trung thành với Đảng Cộng sản và Nhà nước Xô viết, đã quay mũi súng để trở thành lực lượng khai tử chế độ.

Và như thế, bài học kinh nghiệm cay đắng do quan thày Liên Xô để lại một phần tư thế kỷ trước hẳn phải là bài học nằm lòng cho ông Nguyễn Phú Trọng suy gẫm hôm nay. Tuy vậy, suy cho cùng khi căn nhà chế độ đã dột từ nóc dột xuống, khi đầu óc những kẻ đồng sàng với ông Trọng đang nuôi những giấc mộng không giống ông ta, thì chuyện gì cũng có thể xảy ra, kể cả trường hợp quân đội buông súng trở về với nhân dân như tên gọi định mệnh của tập thể này, Quân-Đội-Nhân-Dân.
Những ngày chuẩn bị đón mừng lễ Giáng Sinh 2016

© Trần Phong Vũ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad