Cú điện đàm phá lệ đặt ra trong chính sách của Hoa Kỳ thiết lập vào năm 1979 khi quan hệ hai bên bị cắt chính thức.
Trước khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối chính thức, Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc nói Bắc Kinh phản đối bất kỳ sự tương tác hoặc liên hệ quân sự chính thức nào giữa Hoa Kỳ và Đài Loan.
Nhóm tiếp nhận quyền lực của ông Trump cho biết ông và bà Thái Anh Văn ghi nhận “quan hệ chặt chẽ về an ninh, chính trị và kinh tế" giữa Hoa Kỳ và Đài Loan trong một cuộc điện thoại.
Động thái này có nguy cơ chọc giận Trung Quốc vì Bắc Kinh xem Đài Loan là một tỉnh ly khai.
Tin cho hay Ngoại trưởng Trung Quốc, ông Vương Nghị, đã bác bỏ cuộc nói chuyện này và gọi đây là "trò nhỏ mọn" của Đài Loan.
Ông Trump đã nhắn bằng Twitter rằng bà Thái Anh Văn đã gọi cho ông để chúc mừng ông thắng cử.
Nhóm làm việc của ông Trump nói rằng Tổng thống Hoa Kỳ mới đắc cử cũng đã chúc mừng bà Thái trở thành tổng thống Đài Loan trong cuộc bầu cử hồi tháng Một.
Việc một tổng thống Mỹ hay tổng thống đắc cử nói chuyện trực tiếp với một nhà lãnh đạo Đài Loan là rất bất thường.
Sau khi truyền thông nói về rủi ro chọc tức Trung Quốc, ông Trump đã tweet: "Khá hay là Hoa Kỳ bán hàng tỷ đô la thiết bị quân sự cho Đài Loan mà chẳng nhẽ tôi lại không nhận một cuộc gọi chúc mừng."
Nhà Trắng nói cuộc nói chuyện của ông Trump không báo hiệu bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách của Hoa Kỳ.Người phát ngôn của ông Trump nói ông "nắm rõ" về những gì về chính sách của Hoa Kỳ đối với Đài Loan.
Washington cắt đứt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan năm 1979, thể hiện sự ủng hộ chính sách"Một Trung Quốc" của Bắc Kinh, nói rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc.
Trung Quốc có hàng trăm tên lửa hướng về Đài Loan, và đã đe dọa sử dụng vũ lực nếu Đài Bắc tìm cách đứng độc lập.
'Thời điểm nhạy cảm'
Thổng thống Thái Anh Văn nói chuyện với ông Trump qua điện thoại trong sự kiện được "cả hai bên đồng ý" |
Carrie Gracie, Biên tập viên Trung Quốc nói cuộc điện đàm giữa ông Trump và bà Thái Anh Văn là liên lạc đầu tiên được biết đến giữa một tổng thống Hoa Kỳ hay tổng thống đắc cử và một nhà lãnh đạo Đài Loan kể từ khi Hoa Kỳ đã cắt quan hệ ngoại giao với hòn đảo này vào năm 1979.
"Đài Loan không có hiệp ước phòng thủ chung chính thức với Hoa Kỳ, và các cam kết của Hoa Kỳ về bảo vệ hòn đảo này đang cố tình được duy trì ở khuôn khổ mơ hồ. Nhưng khi sức mạnh quân sự của Trung Quốc gia tăng, Đài Loan kiểu gì cũng phải dựa vào chiếc ô an ninh của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á để đối phó trước khả năng bị xâm lược.
"Đây đã là thời điểm nhạy cảm trong quan hệ giữa đại lục và Đài Loan," Gracie viết.
Phóng viên của BBC cho biết một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ sau đó nói rằng chính sách của chính phủ Hoa Kỳ không thay đổi, nhưng nhóm làm việc của ông Trump đã không thông báo cho Nhà Trắng trước khi có cuộc gọi.
''Trong chiến dịch tranh cử của mình, khi Donald Trump được hỏi tên người ông thường xuyên tham khảo nhất về chính sách ngoại, ông nói: "Tôi nói với bản thân mình, đó là số một, bởi vì tôi có một bộ não rất tốt và tôi đã nói rất nhiều điều ".
''Ông Trump đã nói rất nhiều thứ ... về "thắng" Trung Quốc về mậu dịch, về việc đồng minh của Hoa Kỳ như Nhật Bản và Hàn Quốc cần trả thêm tiền cho quốc phòng của họ, về việc bỏ thỏa thuận mậu dịch TPP vốn là trọng tâm trong chính sách ở châu Á của người tiền nhiệm của mình.
''Giống như nhiều chính phủ khác, Bắc Kinh đang phân vân xem những điều gì thì đáng để tâm nghiêm trọng. Nhưng đối với Trung Quốc thì ít có điều gì nghiêm trọng hơn hơn là tình trạng của Đài Loan.
Khi họ hiểu được ý nghĩa của cuộc điện đàm giữa ông Trump và bà Thái, dự kiến là đến lượt Bắc Kinh sẽ "nói rất nhiều điều," Gracie bình luận.
BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét