Một câu hỏi nóng bỏng: ''nền chính trị độc tài ở Việt Nam còn tồn tại lâu dài?'' - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

Một câu hỏi nóng bỏng: ''nền chính trị độc tài ở Việt Nam còn tồn tại lâu dài?''


"...niềm tin le lói còn lại với đảng Công sản sẽ mất sạch, nhân dân sẽ cùng các tổ chức dân sự đang lớn dần đấu tranh ngày càng mạnh cho cuộc sống của mình, tự mở ra con đường cứu dân cứu nước, sát cánh cùng các tổ chức dân chủ quốc tế, lương tâm của thời đại..."

 ''nền chính trị độc tài ở Việt Nam còn tồn tại lâu dài?'' (Ảnh minh hiệu: Nguồn tư liệu)

Đầu năm 2017, trên các mạng thông tin tự do Anh Ba Sàm, Dân làm báo, Thông Luận ...đăng một lọat 3 bài nghiên cứu mang đầu đề ''Nền chính trị độc tài ở Việt Nam còn tồn tại lâu dài?''.

Đầu đề trên đặt ra một câu hỏi rất nóng bỏng, lý thú và hấp dẫn, trúng phắp vào tư duy và tâm lý của không ít người Việt Nam trong và ngoài nước còn quan tâm đến tình hình và vận mệnh của nước ta. Tác giả là cô Nguyễn Thị Từ Huy từng là giáo viên Đại học trong nước, tốt nghiệp Tiến sĩ chính trị học Đại học Paris, hiện là nghiên cứu sinh Đại học Diderot/ Paris.

Từ 2, 3 năm nay tác giả Từ Huy được bạn đọc quan tâm do lối viết dễ hiểu, lập luận chặt chẽ, các vấn đề nêu lên đều hệ trọng, văn phong bình dị, thái độ khoa học, hiểu rõ tâm lý người đọc. Mở đầu năm 2017, Từ Huy đề cập đến vấn đề nóng hổi, cấp bách, mối quan tâm rộng rãi của công luận.

Quả thật nền chính trị độc tài của đảng Cộng sản Việt Nam hiện đã trở thành một ngáng trở cho Việt Nam phát triển, một trở ngại chết người cho nước ta phát huy nền độc lập và thống nhất, xây dựng chế độ chính trị, kinh tế tiên tiến mang lại hạnh phúc cho tòan dân chung hưởng? Qua gần 40 năm ''đổi mới'', Việt Nam vẫn lạc hậu cả về chính trị và kinh tế, với một nền độc tài đảng trị, một nền kinh tế độc quyền quốc doanh mang '' định hướng Xã hội chủ nghĩa'' ảo tưởng, không có thật, với một đảng Cộng sản thóai hóa ngày càng tha hóa, đổ đốn tòan diện nặng nề để không sao chỉnh đốn nổi.

Lẽ ra ngay từ sau khi bức tường Berlin sụp đổ cuối năm 1989, sau khi phe xã hội chủ nghĩa tan biến, đảng Cộng sản Liên Xô cầm đầu phe xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế tự hủy diệt cuối năm 1991, đảng Cộng sản VN phải tỉnh ngộ, vĩnh biệt chủ nghĩa Mác – Lenin đã phá sản triệt để, từ bỏ dứt khóat chủ nghĩa xã hội không tưởng, xây dựng một chế độ dân chủ văn minh hợp thời đại, đồng thời thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc hợp lòng dân, thì ngược lại, Bộ chính trị, Ban chấp hành TƯ, Tổng bí thư đảng cộng sản - trong 5 nhiệm kỳ liên tiếp -, đã tự mình tự nguyện bí mật chui vào ''bẫy Thành Đô'' của bọn trùm bành trướng Trung Quốc, từ bỏ nền độc lập dân tộc, chỉ để duy trì chế độ độc tài phản dân chủ, phản nhân dân nhằm bảo vệ quyền lợi riêng của các phe nhóm cầm quyền tham lam vô độ.

Đất nước hiện lâm vào khủng hoảng toàn diện, nặng nề, đứng trước một sự phá sản toàn diện về chính trị, văn hóa, một cuộc vỡ nợ quốc gia.

Cô Từ Huy tổng hợp tình hình, chỉ rõ có những ý kiến khác nhau đối với sự lãnh đạo độc đóan của đảng Cộng sản, chỉ rõ có một khối đảng viên ngày càng đông nhận ra mối nguy cấp của tình hình, liên tiếp góp ý, gửi kiến nghị, thư ngỏ, trong đó có nhiều đảng viên cao cấp, từng giữ trách nhiệm lớn, chỉ ra những ''đổi mới tòan diện, đồng bộ, cấp bách'', theo hướng từ bỏ chế độ độc tài đảng trị, từ bỏ chủ nghĩa Mac-Lênin đã phá sản và chủ nghĩa xã hội không tưởng, thực hiện nền dân chủ văn minh với lá phiếu tự do của công dân, từ bỏ chế độ ''quyền sở hữu ruộng đất của tòan dân'' rất mù mờ phi lý, trả lại quyền sở hữu tài sản cho xã hội công dân...

Tất cả những ý kiến xác đáng, có trách nhiệm, đầy thiện chí ấy lẽ ra phải được đưa ra thảo luận công khai, minh bạch, dân chủ, có biểu quyết đàng hòang để phân biệt đúng sai, phải trái, thì Bộ Chính trị khóa XI và XII đã phủ định sạch trơn bằng cái Nghị Quyết 4/XII do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký và ban hành ngày 30/10/2016, coi tất cả những ý kiến, góp ý, đề nghị, kiến nghị trên đây là ''phản động'', là ''sai lầm, nguy hiểm, có hại'', còn chụp mũ vu cáo các đảng viên có ý kiến như thế là xuyên tạc, bịa đặt, bôi xấu đảng, trong một bản cáo trạng gồm 9 điểm, 9 lọai biểu hiện của ''Tự chuyển hóa'', ''Tự diễn biến'' phá họai đảng Cộng sản.

Không ai có thể biết đã có bao nhiêu vị trong Bộ Chính trị, trong Ban bí thư, trong Ban chấp hành TƯ, trong Ban kiểm tra TƯ tán thành bản Nghị quyết 4/II trên đây, một bản nghị quyết mang bản chất độc tài đảng trị, mang tính chất phát xít, vu cáo những đảng viên, những công dân tự trọng, dũng cảm, sáng suốt là phản động, phá họai. Trong đó có những nguyên Ủy viên Bộ Chính trị như Nguyễn Văn An, nguyên bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Dình Lộc, nguyên phó thủ tướng Trần Phương, nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, và hàng ngàn cựu đảng viên trí thức như Phạm Đình Trọng, Phạm Quế Sơn, Bùi Minh Quốc, Tống Văn Cống ...kể không hết.

Nếu có một nền tư pháp công bằng theo đúng hiến pháp và pháp luật, hoặc nếu có một Viện Bảo Hiến ở nước ta thì 61 vị cán bộ cấp cao từng góp ý về sửa chữa Hiến pháp, hay 72 đảng viên cấp cao từng góp ý vào nghị quyết đại hội XII sẽ có thể đệ đơn kiện Bộ Chính trị và ông Tổng Trọng về những vu cáo, chụp mũ, bịa đặt một cách độc đoán, và buộc phải thủ tiêu công khai bản Nghị Quyết xấu xa và nhục nhã ấy. Nếu đem ra so sánh ý kiến của hàng ngàn trí thức còn muốn góp ý với đảng Cộng sản nói trên thì rõ ràng là các ý kiến ấy hợp lẽ phải, hợp tình, hợp lý hơn cái nội dung độc đóan, cổ hủ tệ hại của NQ 4-XII của Bộ Chính trị đựoc ông Trọng ký để ban hành trong tòan đảng.

Cuối năm 2016, Ban Tuyên Huấn TƯ đảng đã mở Hội nghị tổng kết công tác và đề ra những việc mới. Tại hội nghị ông Trưởng Ban Tuyên huấn Võ Văn Thường bất ngờ phát biểu rằng nên có những cuộc hội thảo khoa học công khai dân chủ để các trí thức, nhà nghiên cứu góp ý, phản biện với đảng. Một ý kiến cá nhân bất chợt hay có suy nghĩ đắn đo chín chắn ? Nếu đó là ý kiến chung của Bộ Chính Trị thì hãy thực hiện đúng như thế. Phải coi như không có Nghị quyết 4/II, xóa bài làm lại, thảo luận mọi vấn đề, không cấm một vấn đề nào. Hãy thảo luận cho thật rõ các vấn đề nóng hổi như : chế độ độc tài tòan trị có nên duy trì tiếp ?, chủ nghĩa Mác – Lênin có còn giá trị? Chủ nghĩa xã hội và nền kinh tế theo định hướng xã hôi chủ nghĩa có còn ý nghĩa? Có nên duy trì chế độ sở hữu tòan dân hay thực hiện chế độ đa quyền sở hữu: quyền sở hữu cá nhân, sở hữu tập thể và quyền sở hữu công? Đây sẽ là một cuộc tranh luận sôi nổi, lý thú, rất có ích.

Đó là cách trả lời rõ ràng, minh bạch, chính xác cho câu hỏi mà nhà nghiên cứu Từ Huy nêu lên ngay từ ngày đầu năm mới này.

Không làm được như thế, niềm tin le lói còn lại với đảng Công sản sẽ mất sạch, nhân dân sẽ cùng các tổ chức dân sự đang lớn dần đấu tranh ngày càng mạnh cho cuộc sống của mình, tự mở ra con đường cứu dân cứu nước, sát cánh cùng các tổ chức dân chủ quốc tế, lương tâm của thời đại.

Rất mong các bạn tìm đọc thêm các bài của ông Nguyễn Trung cũng đăng trên Anh Ba Sàm, Dân Làm Báo, Thông Luận: - Hiện tượng Trump và Việt Nam; - Suy nghĩ về quốc gia khởi nghiệp; - Thế giới sang trang và vấn đề đặt ra cho Việt Nam; - Đời không có gì là cho không, Sống không được ăn không. Lọat bài này rất công phu, rất tâm huyết cũng góp phần quý giá cho việc nghiên cứu đề tài nóng bỏng do cô Từ Huy nêu lên.

Bùi Tín
Thông Luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad