Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe |
Thế nào là thông tin xấu độc?
Ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ thông tin và truyền thông trả lời phỏng vấn báo điện tử Vietnamnet trong nước nói rằng Thông tư 38 nhằm đảm bảo các thông tin xấu độc không bị lan truyền đến người Việt Nam trong nước đang sử dụng mạng xã hội.
Nhà báo tự do, blogger Trương Duy Nhất, từ Đà Nẵng cho biết cái nhìn của ông về khái niệm những thông tin xấu độc mà Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề cập là “rất trẻ con, khi lấy cái chuẩn xấu của mình để ép những cái chuẩn của quốc tế”.
Chính thể Việt Nam gọi đó là thông tin xấu nhưng Youtube với các trang mạng như Facebook, Google gọi đó là các thông tin tiến bộ, có ích cho các tiến trình dân chủ, có ích cho xã hội thì sao? - Blogger Trương Duy Nhất |
Đơn cử như vụ án của tôi, những thông tin của tôi thì người ta cho là hành vi phạm tội, là đả kích chỉ trích chính phủ. Nhưng với quan điểm của truyền thông mạng như YouTube, Facebook thì họ khuyến khích những hành vi đó và họ cho đó là những phản biện, chỉ trích cần có cho sự tiến bộ của một chính phủ.”
Rất nhiều những blogger ở Việt Nam khác như Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh…là những người hiện đang bị bắt giữ và thụ án tù giam vì những thông tin truyền tải trên trang mạng cá nhân của họ. Bên cạnh đó còn nhiều những Facebooker khác cũng thường xuyên bị đe doạ, bị chiếm tài khoản mạng xã hội mỗi khi những người này đăng tải bài viết, hình ảnh hoặc tin tức được cho là sai lệch hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh chính trị, lợi ích quốc gia.
Không khả thi
“Họ hoàn toàn cản lọc hết tất cả những thông tin đi từ mạng xã hội và những trang web lớn như Google, Youtube…Vì họ cản lọc như vậy nên người dân Trung Quốc không thể vào được bất cứ thông tin nào bên ngoài, ngoại trừ họ phải rất giỏi về mặt kỹ thuật.”
Ông Hoàng Ngọc Diêu phân tích sâu hơn về mặt kỹ thuật cùng khả năng ngăn chặn, cản lọc thông tin từ phía Việt Nam đối với các trang mạng xã hội nước ngoài là “không thể”. Ông nhận định về mặt kỹ thuật, phía Việt Nam chưa đủ sức để làm việc đó nếu không có sự đồng ý hoặc hợp tác từ phía các trang mạng xã hội lớn của nước ngoài như Google, FaceBook, Youtube.
Nhà báo tự do Trương Duy Nhất bình luận theo góc nhìn của người đã và đang sử dụng mạng xã hội để truyền tải thông tin trong xã hội:
Theo tôi đây là một đòn tâm lý để tiếp tục tìm mọi cách khống chế, kiểm soát, áp đảo dư luận để đi vô một luồng được Đảng và nhà nước kiểm soát. - Ông Hoàng Ngọc Diêu |
Theo ông, những trang mạng đó có chuẩn luật riêng, không thể áp đặt vào với chuẩn luật Việt Nam.
“Thậm chí những trang mạng quốc tế đó còn có những cái bất hợp tác với những chính phủ độc tài, phản ứng với cả những chính sách của những chính phủ cản trở, hạn chế quyền lợi của họ.”
Ông Lê Quang Tự Do khi trả lời phỏng vấn báo chí trong nước đã nhấn mạnh rằng các trang mạng xã hội nước ngoài có lượng truy cập lớn từ 1 triệu lượt sử dụng phải có nghĩa vụ hợp tác với bộ Thông tin và Truyền thông để chặn thông tin xấu độc.
Tuy nhiên, Kỹ sư Hoàng Ngọc Diêu cho biết không có bất cứ một ràng buộc nào về mặt pháp lý để bắt buộc một đại công ty mạng xã hội nào phải tuân thủ theo quy định của quốc gia có sự sử dụng trang mạng đó.
“Nếu nói thực tế hơn150 quốc gia trên quốc tế, mỗi quốc gia đưa ra một luật lệ hay quy định riêng và bắt FaceBook hay Google, YouTube áp dụng thì chỉ có…chết vì không thể có ngân sách để thực hiện yêu cầu của mỗi quốc gia.”
Xét về chiến lược ngân sách và tài chính của các trang mạng xã hội nước ngoài cũng khó đáp ứng điều đó.
“Không dễ dàng gì một đại công ty như Facebook, Google làm chuyện đó vì đó là những công ty thương mại cấp thế giới. Họ nghĩ đến lợi nhuận của họ là chủ yếu chứ họ không nghỉ đến việc phải tuân thủ theo quy định của một quốc gia nào đó.”
Kỹ sư Hoàng Ngọc Diêu không cho rằng các trang mạng xã hội lớn chấp nhận bỏ ra một khoảng ngân sách để tạo thành một hàng rào cơ chế chỉ nhằm phục vụ cho một quốc gia nào đó, trừ khi mang lại lợi nhuận về thị trường hoặc tài chính.
Bên cạnh đó theo quy định của WTO không có quy định áp đặt chính trị lên vấn đề thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực viễn thông.
Bế tắc
Nhìn lại trong nhiều năm qua, ông Hoàng Ngọc Diêu thấy rằng rất nhiều biện pháp đã được nhà cầm quyền Việt Nam áp dụng như đặt tường lửa, doạ dẫm…với mục đích ngăn chặn người Việt Nam tiếp cận thông tin bên ngoài. Đến nay thì biện pháp tường lửa không còn hữu hiệu thì Thông tư số 38 được đề ra như một cách áp đặt một chế độ kiểm soát và kiển duyệt của một quốc gia độc tài.
Mời xem Video: Tử tội Dương Chí Dũng mất bao nhiêu tiền để được thoát án tử hình chuyển thành chung thân?
“Đó là sự bế tắc và sự bất lực của nhà cầm quyền Việt Nam. Đặc biệt thông tư này tung ra là bằng Tiếng Việt, tất cả báo chí kể cả báo mạng cũng đăng bằng tiếng Việt chứ không phải tiếng Anh. Theo tôi đây là một đòn tâm lý để tiếp tục tìm mọi cách khống chế, kiểm soát, áp đảo dư luận để đi vô một luồng được Đảng và nhà nước kiểm soát. Tôi giữ cụm từ dân dã đó là ‘thông tư tự sướng’ chứ không nó có giá trị thiết thực và khó áp dụng được ở bên ngoài.”
Khi Thông tư số 38 do Bộ thông tin và truyền thông được ban hành với mục đích được cho là “góp phần xây dựng môi trường hoạt động, kinh doanh bình đẳng minh bạch hơn cho nền kinh tế số” thì theo nhận định của nhà báo tự do, blogger Trương Duy Nhất, niềm tin vào hệ thống truyền thông nhà nước đang bị suy giảm. Người dân theo dõi và tin cậy vào những trang mạng xã hội, trang blog tự do khi muốn tìm hiểu thông tin bên ngoài xã hội.
Cát Linh
RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét