Vượt biên giới là một tội hình (criminal offense), và thông cáo mới cho thấy rõ ràng những người trong nhóm này được bao gồm trong các ưu tiên bị bắt và trục xuất.
Ở lại quá hạn visa chỉ là tội thuộc về dân sự (civil offense), không phải tội hình.
Bất cứ di dân nào sống bất hợp pháp và bị truy tố hoặc kết tội bất cứ tội nào, hoặc ngay cả tình nghi phạm tội hình sự, sẽ nằm trong nhóm ưu tiên bị trục xuất, theo thông báo do Bộ Trưởng Bộ Nội An John Kelly ký.
Nhóm ưu tiên này có thể bao gồm người bị bắt vì ăn cắp vặt trong cửa hàng hoặc những tội hình nhẹ – hoặc đơn giản là vượt biên giới vào Mỹ một cách bất hợp pháp.
Các thông báo của chính quyền Tổng Thống Trump mới đưa ra, có hướng dẫn tập trung hơn vào việc bắt di dân từng bị kết tội nặng, bị coi là đe dọa đối với an ninh quốc gia, hoặc mới vượt biên vào Mỹ thời gian gần đây.
Theo hướng dẫn dưới thời Tổng Thống Barack Obama, di dân sống bất hợp pháp tại Mỹ nói chung là được để yên. Những người này được chia ra thành hai nhóm: Nhóm vượt biên giới vào Mỹ và nhóm ở lại quá hạn visa.
Vượt biên giới là một tội hình (criminal offense), và thông cáo mới cho thấy rõ ràng những người trong nhóm này được bao gồm trong các ưu tiên bị bắt và trục xuất.
Ở lại quá hạn visa chỉ là tội thuộc về dân sự (civil offense), không phải tội hình.
Những người ở lại quá hạn visa không nằm trong ưu tiên bị bắt và trục xuất, nhưng theo các thông cáo, họ vẫn có thể có nhiều khả năng bị trục xuất hơn so với trước đây.
Các tài liệu mới này cho thấy, đây là những cố gắng mới nhất của Tổng Thống Donald Trump để thực hiện các lời hứa của ông trong lúc đi vận động, đó là, thực hiện luật di trú một cách chặt chẽ. Ông cũng hứa sẽ xây bức tường giữa Mỹ và Mexico, và nhất định buộc phía Mexico phải trả chi phí xây tường.
Và trong thông cáo đưa ra, ông Kelly nhắc lại yêu cầu Bộ Nội An bắt đầu tính toán chi phí xây bức tường này.
Hồi tháng trước, Tổng Thống Trump có ký sắc lệnh di dân, cấm người tị nạn tại bảy quốc gia có đa số dân Hồi Giáo nhập cảnh Hoa Kỳ trong 90 ngày, cũng như cấm vô thời hạn chương trình tị nạn của Syria, và tạm ngưng chương trình tị nạn của mọi quốc gia trên thế giới trong 120 ngày.
Tuy nhiên, sắc lệnh này bị tòa liên bang chặn lại, cho rằng nó không hợp hiến, và Tòa Bạch Ốc chấp nhận.
Kế hoạch của ông Kelly kêu gọi áp dụng một số điều khoản di trú có sẵn lâu nay nhưng đã lỗi thời, đó là, cho phép chính quyền trục xuất người bị bắt vượt biên giới Mexico bất hợp pháp trở lại Mexico, cho dù họ xuất thân từ quốc gia nào. Những người này thường được tạm giữ, chờ hoàn tất thủ tục trục xuất tại Mỹ. Và điều này sẽ được áp dụng cho những người tái vượt biên, cho dù họ không bị coi là đe dọa cho Hoa Kỳ, theo bản thông cáo.
Điều khoản này chắc chắn sẽ bị các nhà đấu tranh dân quyền và chính phủ Mexico phản đối, và hiện không rõ Hoa Kỳ có quyền ép Mexico nhận những người thuộc các nước thứ ba này hay không.
Tuy nhiên, thông báo nói rằng, Bộ Nội An Mỹ tìm một cách nào đó giúp Mexico nhận những người này, một dấu hiệu cho thấy, có thể Tổng Thống Trump sử dụng một khoản ngân sách nào đó giúp Mexico nhận những người không phải công dân của họ.
Lâu nay, Hoa Kỳ thường mau chóng trục xuất công dân Mexico bị bắt ở biên giới trở lại nước của họ, nhưng giữ những công dân quốc gia khác để xử, và tiến trình xử này có khi kéo dài nhiều năm.
Ông Geronimo Gutierrez, tân đại sứ Mexico tại Mỹ, gọi sự thay đổi chính sách này là “một điều gì đó vô cùng nghiêm trọng.”
Trong một cuộc điều trần với các thượng nghị sĩ Mexico hôm Thứ Ba, ông Gutierrez nói: “Rõ ràng, họ muốn tạo một sự lôi thôi cho các bộ ngoại giao, cho chính phủ Mexico, và cho tất cả người Mexico.”
Nội dung các thông cáo không thay đổi luật di trú của Mỹ, nhưng tiến hành một bước cứng rắn hơn trong việc thực thi.
Một ví dụ là chương trình “trục xuất nhanh” (fast-tracks deportation).
Chương trình này bây giờ được áp dụng với di dân không thể chứng minh là họ cư ngụ tại Mỹ trên hai năm. Hiện chưa rõ có bao nhiêu người nằm trong trường hợp này.
Kể từ năm 2002, chương trình này – không cần phán quyết của tòa – chỉ áp dụng với những ai bị bắt trong vòng 100 dặm tính từ biên giới, và mới vượt biên vào Mỹ trong vòng hai tuần.
Chính quyền cũng dự trù mở rộng trại tạm giam di dân. Hiện nay, Bộ Nội An chỉ có tiền và chỗ ở để giam 34,000 cùng một lúc. Không biết mức gia tăng này sẽ tốn bao nhiêu, nhưng phải được Quốc Hội chuẩn thuận mới có tiền thực hiện.
Hiệp Hội Dân Quyền Mỹ (ACLU) nói rằng họ sẽ thách thức các chỉ đạo chính sách này.
“Những thông cáo này xác nhận rằng chính quyền Donald Trump sẵn sàng chà đạp lên tiếng trình phân xử công bằng, phép tắc nhân bản, sự lành mạnh của các cộng đồng chúng ta, và ngay cả bảo vệ trẻ em bị thất thế trong xã hội, để thực hiện một chính sách trục xuất rầm rộ,” ông Omar Jadwat, giám đốc dự án nhân quyền của di dân, thuộc ACLU, nói.
Tuy nhiên, Dân Biểu Lamar Smith (Cộng Hòa-Texas), thành viên Ủy Ban Nội An Hạ Viện, hoan hô cố gắng của Tổng Thống Trump, nói rằng các thông báo này “lật ngược” các chính sách nguy hiểm dưới thời Tổng Thống Obama.
Cũng trong Thứ Ba, ông Sean Spicer, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, xác nhận, các quy định mới này không ảnh hưởng chương trình “Deferred Action for Childhood Arrivals” (DACA) và chương trình “Deferred Action for Parents of Americans” (DAPA) do Tổng Thống Obama ký sắc lệnh ban hành.
“Tổng thống đã bày tỏ quan điểm rõ ràng, khi chúng ta có từ 12 đến 14 triệu người ở bất hợp pháp tại quốc gia này. Những người thuộc diện DACA và DAPA không phải là chủ đề trong chính sách hiện nay,” ông Spencer nói.
Hiện có khoảng hơn 750,000 người thuộc diện DACA, là những người được cha mẹ dẫn vượt biên vào Mỹ khi còn nhỏ.
DAPA bao gồm di dân bất hợp pháp sống tại Mỹ từ năm 2010 và có con là công dân Mỹ, hoặc là cư dân thường trú hợp pháp. Di dân thuộc diện này không được hưởng quy chế hợp pháp hoàn toàn, nhưng có quyền xin giấy đi làm trong mỗi ba năm, và không bị trục xuất.
Trong lúc vận động, ông Trump hứa sẽ ngay lập tức chấm dứt hai chương trình này, mà ông gọi là “ân xá bất hợp pháp.”
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo hôm Thứ Năm, 16 Tháng Hai, Tổng Thống Trump nói về DACA như sau: “Chúng ta sẽ giải quyết DACA với trái tim. Tôi phải đối diện với nhiều chính trị gia – và đừng quên – tôi phải thuyết phục họ rằng điều tôi nói là đúng. Và tôi trân trọng nếu quý vị hiểu điều này.”
Ông cũng nói rằng DACA là “rất, rất khó,” nhưng khẳng định rằng, là một người cha và ông nội, ông cũng yêu thích trẻ em.
“Tôi thấy rất, rất khó trong việc thực hiện những gì theo luật. Và chúng ta biết, sự khó khăn của luật. Tôi không nói về luật mới. Tôi nói về luật hiện hữu rất, rất khó,” ông Trump nói. “DACA là một chủ đề rất, rất khó đối với tôi.”
Trong khi đó, Tổng Thống Donald Trump dự trù sẽ đưa ra một sắc lệnh tạm thời cấm di dân, được cải sửa từ lệnh cấm trước đây, chú trọng vào ít thành phần hơn để có thể đối chọi được với các thử thách pháp lý.
Hãng thông tấn AP cho hay họ có được bản dự thảo của sắc lệnh mới này cũng sẽ chú trọng vào bảy quốc gia như trước đây là Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen, nhưng chỉ cấm vào Mỹ những người không có chiếu khán và những người chưa từng vào Mỹ trước đây.
Không giống như sắc lệnh đầu, người dân từ bảy quốc gia này nếu có thẻ xanh hay chiếu khán sẽ không bị ngăn cấm.
Mời quý vị xem thêm: Đại gia Dương Công Minh âm mưu thao túng Quân Đội để chiếm toàn bộ Sân Bay Tân Sơn Nhất
Sắc lệnh do ông Trump ban hành hồi tháng qua tạo ra tình tạng hỗn loạn trên khắp thế giới vì người ngoại quốc với thẻ xanh và chiếu khán hợp pháp bị cầm giữ ở các phi trường Mỹ hay bị cấm lên các phi cơ bay sang Mỹ.
Lệnh này bị một số chánh án liên bang cấm thi hành, nói rằng có thể vi phạm sự bảo vệ của Hiến Pháp Mỹ đối với người di dân hợp pháp.
Ông Trump hồi tuần qua nói rằng tuy ông không đồng ý với các phán quyết vừa qua, ông sẽ có sắc lệnh mới để không gặp sự cản ngăn của các phán quyết này. (Đ.D., V.Giang)
Người Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét