“Ngay lúc này, chúng tôi không thấy sự cần thiết phải thực thi các bước tiến quân sự mạnh mẽ”, ông James Mattis được Reuters dẫn lời nói trong một cuộc họp báo ở Tokyo, nhấn mạnh tới giải pháp ngoại giao.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc bắt đầu thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Hàn Quốc và Nhật Bản trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hôm 1/2 nhằm trấn an các quốc gia đồng minh.
Theo các nhà quan sát ở trong nước, Việt Nam cũng theo dõi kỹ chuyến đi này để xem quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ có những tuyên bố gì, nhất là về biển Đông.
Trong cuộc họp báo ở Nhật Bản, ông Mattis nói: “Điều chúng ta cần phải làm là nỗ lực hết sức, nhất là về ngoại giao, để giải quyết hợp lý việc này, duy trì việc mở các kênh trao đổi”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ được Reuters trích lời nói tiếp rằng “hiện chưa cần phải động binh hay có những bước đi đại loại như vậy để giải quyết việc mà các nhà ngoại giao làm tốt nhất”.
Theo đánh giá của hãng tin Anh, đây được coi là tuyên bố cụ thể nhất của ông James Mattis về giải pháp cho vùng biển tranh chấp giữa Việt Nam và một số nước, kể từ khi ông lên lãnh đạo Lầu Năm Góc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (thứ hai từ trái sang) trong cuộc trao đổi với Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida (giữa) hôm 3/2. |
“Nguy cơ bất ổn”
Nhân dịp này, ông Mattis cũng chỉ trích “Trung Quốc đã làm xói mòn lòng tin của các quốc gia trong khu vực”, và ông cho rằng Bắc Kinh “rõ ràng tìm cách sử dụng quyền phủ quyết” đối với các quốc gia láng giềng.
Tổng thống Trump từng chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa biển Đông, và ứng viên Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson từng tuyên bố phải chặn Trung Quốc “tiếp cận các đảo nhân tạo” ở đó.
Trong khi tới thăm Nhật Bản, ông James Mattis cũng khẳng định rằng cam kết của Mỹ nhằm bảo vệ lãnh thổ của Nhật cũng áp dụng đối với một quần đảo nước này tranh chấp với Trung Quốc.
Đáp lại, hôm 4/2, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố rằng ông Mattis đang đẩy khu vực Đông Á tới nguy cơ bất ổn, theo the New York Times.
“Chúng tôi kêu gọi phía Hoa Kỳ có thái độ có trách nhiệm, chấm dứt đưa ra những phát biểu sai trái về vấn đề liên quan tới chủ quyền quần đảo Điếu Ngư [Nhật Bản gọi là Senkaku], và tránh làm phức tạp vấn đề và mang lại ổn định cho khu vực”, ông Lục nói trong một tuyên bố đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Mời xem thêm Video: Năm Đinh Dậu này Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ ra sao?
Người phát ngôn này cũng cho rằng hiệp ước bảo vệ đồng minh giữa Nhật và Mỹ ký năm 1960 mà ông Mattis trích dẫn trong cam kết bảo vệ quần đảo tranh chấp là “một sản phẩm của Chiến tranh Lạnh”, và nó “không làm tổn hại tới chủ quyền lãnh thổ cũng như chủ quyền chính đáng của Trung Quốc”.
VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét