Quan hệ căng thẳng giữa TT Trump và truyền thông - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Quan hệ căng thẳng giữa TT Trump và truyền thông


Không rõ liệu chiến lược đó của ông Trump có sẽ thành công trong Toà Bạch Ốc hay không. Từ khi lên nắm quyền, mức độ ủng hộ dành cho ông đã tuột dốc. Tuy vậy một cuộc thăm dò thực hiện hồi gần đây cho thấy là có nhiều người Mỹ hơn tin vào chính quyền của ông Trump, hơn là tin truyền thông báo chí

Tổng thống Donald Trump nói chuyện với phóng viên khi ông Rex Tillerson ký tuyên tệ nhận chức Ngoại trưởng Hoa Kỳ tại Phòng Bầu Dục, ngày 1/2/2017.

Trong tư cách là một ứng cử viên tổng thống, ông Donald Trump đã nhiều lần tấn công giới truyền thông và coi đây như một tâm điểm trong chiến dịch vận động tranh cử của ông. Nhiều người trông đợi ông sẽ có thái độ mềm mỏng hơn với báo giới một khi ông đã lên nắm quyền. Nhưng như lời tường thuật của Thông tín viên Bill Gallo của Đài VOA, thì cho tới nay chưa có chứng cớ nào cho thấy là quan hệ giữa ông Trump với giới truyền thông báo chí sẽ cải thiện.

Phát biểu của ông Donald Trump chê bai một cơ quan truyền thông lớn của Mỹ trong một cuộc họp báo, được đưa ra khi ông từ chối trả lời câu hỏi của một nhà báo của hãng tin liên hệ, nói rằng “cơ quan của ông thật là tệ hại”. Câu nói này thể hiện sự đối đầu giữa ông Trump với truyền thông báo chí, một sự đối đầu mà đôi khi làm ông Trump cảm thấy hưng phấn.

“Tôi sẽ không cho ông đặt câu hỏi. Không, Tôi không cho ông đặt câu hỏi.”

Chỉ vào nhà báo nọ, ông Trump nói:

“Các ông loan tin giả.”

Ông Trump xung đột với giới truyền thông gần như mỗi ngày. Ông thường miêu tả truyền thông là “không đáng tin cậy” và chỉ chực tấn công ông.

Ông thừa nhận là có hiềm khích với giới truyền thông:

“Như các bạn biết đấy, tôi đang trong một cuộc chiến kéo dài với truyền thông. Họ nằm trong số những kẻ bất lương nhất trên trái đất.”

Các Tổng thống Mỹ thường đối đầu với báo giới, nhưng nỗi ám ảnh của ông Trump liên quan tới giới truyền thông đã được nâng lên một tầm cao mới, theo Giáo sư Steven Roberts thuộc trường đại học George Washington.

“Tôi đã tường thuật về các vấn đề chính trị ở Washington từ năm 1964, phải nói là tôi chưa từng gặp bất cứ một nhân vật của công chúng nào bị ám ảnh tới dường này về những tường trình của truyền thông báo chí.”

Ông Trump có một quá trình lâu dài là tâm điểm thu hút sự chú ý của truyền thông, và thường sử dụng sự chú ý đó vào các mục đích riêng của ông.

Trong cuốn sách “The Art of the Deal”, tạm dịch là “Nghệ thuật Thương lượng”, xuất bản vào năm 1987, ông Trump nói:

“Một điều mà tôi đã học về truyền thông báo chí là họ luôn luôn khát tin, một câu chuyện hấp dẫn, và càng tình tiết ly kỳ chừng nào, tốt chừng ấy.”

Ông Trump nói ông chỉ trả đũa, và chỉ tấn công giới truyền thông khi nào ông bị họ tấn công trước mà thôi. Nhưng sẽ là một sai lầm nếu ta nhìn sự việc theo quan điểm đó của ông, theo bà Gwenda Blair, người viết tiểu sử ông Trump, trong một cuộc trao đổi qua Skype với VOA.

“Điều rất dễ quên là ông Trump yêu thích đấu tranh. Ông thích các vụ đối đầu. Ông ta yêu cái môi trường đầy xung đột, hung hăng, căng thẳng này. Thế cho nên nhiều người cứ tin là “ồ, ông ta phải đáp lại một động thái nào đó, rồi mọi sự theo cách nào đó, sẽ trở lại bình thường”. Không, không phải vậy đâu. Đối với ông Trump, đó là điều bình thường. Đó là môi trường trong đó ông cảm thấy thoải mái.”

Mời xem thêm video: Mối quan hệ không trong sáng giữa TBT Nguyễn Phú Trọng và bà Hồ Kim Thoa?



Hiện không rõ liệu chiến lược đó của ông Trump có sẽ thành công trong Toà Bạch Ốc hay không. Từ khi lên nắm quyền, mức độ ủng hộ dành cho ông đã tuột dốc. Tuy vậy một cuộc thăm dò thực hiện hồi gần đây cho thấy là có nhiều người Mỹ hơn tin vào chính quyền của ông Trump, hơn là tin truyền thông báo chí.

VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad