Chết trong lúc tạm giam, thân nhân bị cảnh cáo không được cấu kết phản động - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Chết trong lúc tạm giam, thân nhân bị cảnh cáo không được cấu kết phản động


Bà Nguyễn Thị Ái ôm di ảnh con trai, anh Phạm Ngọc Nhung.

Mời xem Video: Toàn văn Lời kêu gọi nhân dân cả nước tham gia Tổng biểu tình toàn quốc ngày 5/3/2017, để giải thể chế độ Cộng sản Việt Nam của ông Trịnh Xuân Thanh.


Mẹ của một nam thanh niên tử vong trong lúc bị tạm giam tại đồn công an cho biết bà bị giới hữu trách cảnh cáo không được cấu kết hay để “bọn phản động” lợi dụng, nếu không sẽ bị “đi tù mọt gông”.

Bà Nguyễn Thị Ái, mẹ của anh Phạm Ngọc Nhung, người tử vong trong lúc bị công an phường Cầu Ông Lãnh, Q.1, TPHCM, bắt giữ, kể lại cho VOA về trường hợp của con bà:

“Hôm 15/1/2017, con trai em và 3 thanh niên gây lộn trên phố, rồi bị công an phường Cầu Ông Lãnh bắt. Hai ngày sau thì con mất”.

Theo lời bà Ái, ngày 6/2, cơ quan chức năng đã gọi bà lên để trả kết quả khám nghiệm tử thi. Kết quả khám nghiệm cho biết anh Phạm Ngọc Nhung chết do chấn thương sọ não.

Cụ thể, anh bị gãy 2 xương sườn và gãy xương quai hàm bên phải, dập sọ, trên người có 9 vết thương. Mỗi vết dài từ 3 đến 8-9 cm.

Bà Ái khẳng định với VOA con trai bà “cao 1,71 mét, nặng trên 70 kg và không có vấn đề về sức khỏe” trước đó.

Tin cho hay hai người dân tham gia bắt Nhung vì tưởng là cướp đã được thả ra vì camera và lời khai cho thấy không có dấu hiệu những người này đã gây ra chấn thương cho Nhung.

Bà Ái cho biết từ khi bị bắt cho đến khi con trai chết, gia đình bà không hề nhận được thông báo từ cơ quan chức năng. Bà nói: “Tôi chỉ buồn là tại sao công an bắt con tôi, nhân viên của trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin TPHCM, mà sao con tôi bị mất tích 7 ngày, gia đình và nhà trường đi tìm, máy của con tôi mở 24/24 mà công an bắt về không ai báo cho tôi, cho gia đình cả. Sau đó họ đem con tôi đi bệnh viện, con tôi chết xong họ mổ, để trong nhà xác. Mấy ngày sau, anh em trong nhà trường đi kiếm cũng không biết. Rồi qua một người bạn báo về cho bạn gái của con trai tôi, nói là con tôi bị tai nạn mất rồi”.

Người mẹ đơn chiếc cho biết bà hiện đang tá túc tại một ngôi chùa ở TPHCM do hoàn cảnh khó khăn. Bà nói trong tiếng khóc: “47 ngày mà tôi vẫn chưa được gặp con. Các cháu xin được cho vào gặp thì tôi cũng không đủ can đảm vào gặp con. Hận mình không bảo vệ được con. Khi con chết, tôi cũng không gặp được. Gần 2 tháng rồi mà tôi cũng chưa gặp được con để nhìn một cái…”

Sau khi vụ việc được đưa lên mạng xã hội, một số luật sư đã làm đơn kiến nghị gửi Bí thư TPHCM Đinh La Thăng để yêu cầu xem xét, làm rõ nguyên nhân cái chết của anh Phạm Ngọc Nhung.

Trước Tết Nguyên Đán, ông Đinh La Thăng đã trực tiếp làm việc với các luật sư và gia đình nạn nhân Phạm Ngọc Nhung. Ông cũng chỉ đạo công an thành phố làm rõ nguyên nhân tử vong theo đơn đề nghị của gia đình.

Luật sư Nguyễn Quynh, một trong số các luật sư tham gia vụ án, hôm 27/2 thông báo trên mạng rằng sau khi bị cản trở không cho gia đình và các luật sư vào làm việc tại Viện kiểm sát TPHCM, cuối cùng nhờ đấu tranh, các luật sư đã được Viện kiểm sát mời vào làm việc. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cam kết, đồng ý trưng cầu giám định tử thi Phạm Ngọc Nhung và sẽ thông báo trong vài ngày tới.

Trả lời VOA tối 3/3, bà Ái cho biết hiện bà vẫn chưa nhận được phản hồi từ cơ quan chức năng. Ngược lại, bà bị cảnh cáo không được cấu kết với “bọn phản động”. Nếu không sẽ bị “tù mọt gông”.

Mời xem Video: Gây sốt mạng xã hội: Toàn cảnh vụ bạo loạn kinh hoàng tại nhà máy Sam Sung Bắc Ninh, Việt Nam ngày 28-02-2017



“Họ bảo tôi là phản động. Đi nói với bọn phản động rồi bị bắt, đi tù mọt gông. Tôi mới bảo là ‘Xin lỗi anh, tôi là dân đen ở Nghệ An vào. Anh chỉ cho tôi ai là người phản động để tôi tránh, chứ giờ tôi cũng chả biết ai phản động, ai không phản động cả. Tôi là một người mẹ không biết chữ. Con tôi chết thì tôi cứ đi hết chỗ này đến chỗ khác để xin mọi người cứu mẹ con tôi”.

Những năm gần đây, Việt Nam bị nhiều tổ chức quốc tế chỉ trích về các trường hợp tử vong trong khi bị giam giữ. Ước tính đã có hơn 200 người bị chết trong lúc bị giam giữ tại các đồn công an Việt Nam trong những năm qua.

Khánh An
VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad