Nghi phạm ấu dâm – Lý thuyết và cuộc sống - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

Nghi phạm ấu dâm – Lý thuyết và cuộc sống


Ảnh minh họa. Nguồn: nowtheendbegins.com

Mời xem Video: Hotgirl Xứ Thanh - Trịnh Văn Chiến


“Trong tình cảnh nhiều vụ án đã kéo dài, pháp luật chưa xử lý nghiêm minh, thì việc cộng đồng tự bảo vệ nhau bằng cách truyền hình ảnh “nghi phạm”, theo tôi là “sự chọn lựa” cần thiết và không thể trách được”.

Gần một năm trước, tôi đang trên đường đến Formosa để tìm hiểu rõ điều gì đang diễn ra ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh, trọng tâm của dư luận vào thời điểm đó vì liên quan đến thảm hoạ môi trường. Tuy chưa có một phiên tòa chính thức nào, hầu hết những người dân nơi đây đều khẳng định chắc chắn rằng, “nghi phạm” Formosa chính là “thủ phạm” gây nên cảnh biển tang thương mùi cá chết.

Như một quốc gia đầy nghĩa khí với công ty ngoại, cho đến khi “chính quyền” (chứ không phải tòa án) chưa đưa ra phán quyết thì người dân không có quyền vu khống cho “nghi phạm”. Tôi không học luật, thật tình tôi không biết cái nguyên tắc “suy đoán vô tội” này được áp dụng ở Việt Nam từ lúc nào, ở đâu, và dành cho ai. Tôi chỉ biết ở Việt Nam, khi có “quyền lực và kim tiền” thì bạn sẽ được “suy đoán vô tội”.

Kỳ Anh, đặc biệt là khu vực xung quanh Formosa được canh phòng cẩn mật như một pháo đài bất khả xâm phạm. Ở đây có một chi tiết tôi đồng tình với chính quyền, đó là họ đã đưa lực lượng an ninh đến bảo vệ Formosa trước nguy cơ làm loạn của người dân, điều này theo pháp luật có thể được hiểu là hành động bảo vệ sự an toàn cho “nghi phạm” trước nạn nhân. Sự thể sau đó thế nào thì chúng ta đều đã biết, nhờ sự đồng lòng của cộng đồng mạng (trừ bọn DLV) và sự đấu tranh tích cực của nhiều cá nhân đã góp phần đem đến công lý, dù phần bồi thường và truy cứu trách nhiệm của Formosa là một thực tế đáng buồn.

Những ngày gần đây, vụ việc ấu dâm tiếp tục gây nên một làn sóng bức xúc mới trong xã hội. Nói mới thì không hẳn nhưng lần này cơn sóng trào dữ dội hơn những năm trước do những vụ án nối tiếp, và có “nghi phạm” thậm chí lên tiếng thách thức dư luận.

Nếu những “nghi phạm” lập tức bị bắt và pháp luật xét xử nhanh chóng, vừa thể hiện được cán cân công lý, vừa bảo vệ được “nghi phạm” trước nguy cơ bị trả thù của nạn nhân, thì không còn gì để nói. Trái lại, trong tình cảnh nhiều vụ án đã kéo dài, pháp luật chưa xử lý nghiêm minh (những động thái tích cực mới diễn ra được hai ba ngày nay), thì việc cộng đồng tự bảo vệ nhau bằng cách truyền hình ảnh “nghi phạm”, theo tôi là “sự chọn lựa” cần thiết và không thể trách được. Và phải lắm chứ, nhờ sức ép của cộng đồng, kết quả là hai trong số ba vụ đã bị khởi tố, chuẩn bị đưa ra xét xử.

Thực tế cuộc sống, vấn đề đôi khi không phải nằm ở công lý đúng sai, mà là những sự chọn lựa ở những thời điểm nhất định. Giữa những đứa trẻ và “nghi phạm”, việc các bậc bố mẹ chọn những đứa trẻ là chuyện hết sức bình thường. Chẳng lẽ đợi “nghi phạm” hại đến con của mình rồi mới kết luận à? Bình tĩnh ngồi yên, đợi đến phút thứ 90 mới đưa ra bình luận, có thể là thông minh đấy, nhưng nói nó là hành vi của ngụy quân tử cũng chẳng sai.

Tôi thấy nhiều người nhân danh công lý, lúc nào cũng nói về văn minh, nhưng dùng những cụm từ đầy tính quy chụp, như “đám đông cuồng nộ”, “mạng xã hội dốt nát”…, những người đó chỉ biết nhiều chữ thôi, chứ xét về bản chất cũng có hơn gì những người mà họ đang phê bình. Khi viết những cụm từ đó, họ cũng thuận tiện quên rằng, nếu không có “đám đông cuồng nộ” thì lấy đâu ra những “ngàn like” trong status của họ, nói cách khác, cư dân mạng xã hội mà “tài giỏi như họ” thì họ làm gì có trăm ngàn fan để khoe chữ.

Sở dĩ tôi không đồng tình với việc chỉ trích mấy bạn SHARE (chia sẻ) hình ảnh nghi phạm ấu dâm là vì tính chất đặc biệt khó hiểu của 3 vụ án đó. Một trường hợp nhiều năm rồi chưa đưa ra xét xử (mới có quyết định truy tố vào ngày 15-3), một trường hợp thách thức dư luận, một trường hợp với nhiều chi tiết vô cùng phi lý.

Có bạn đặt câu hỏi là nếu như nghi phạm không phải là thủ phạm thì sao, tội nghiệp người ta đúng không? Nếu vậy tôi cũng xin đặt một câu hỏi ngược lại là nếu nghi phạm thật sự là thủ phạm, mà vẫn được nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và tiếp tục làm hại các trẻ em khác thì sao, các đứa trẻ có nên tội nghiệp không?

Xã hội văn minh cần nguyên tắc suy đoán vô tội, nhưng thực tế cuộc sống, ở đất nước đặc thù như Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt ở ba vụ án ấu dâm đang rầm rộ, thì không nên áp dụng một cách quá cứng nhắc. Tất nhiên đây là sự chọn lựa của mỗi người, nhân danh “lý thuyết” công lý để phủ định sự chọn lựa của người khác chưa hẳn đã đúng.

Lý tưởng hoá pháp luật ở nơi chưa thể lý tưởng được sẽ hóa thành dở hơi. Đưa mấy sách giáo khoa tâm lý học nước ngoài vào giải thích hiện tượng nước mình, đọc thấy có vẻ có lý, xong thực tế lại chẳng đâu khít vào đâu.

Bây giờ cộng đồng không còn non nớt như những ngày đầu. Mỗi người đều phải tự trang bị kiến thức cho mình để tránh làm tổn hại đến người khác và tránh gây bất ổn cho xã hội. Bạn chọn lý thuyết công lý thì người khác cũng có quyền chọn những đứa trẻ của họ.

Khi “chơi” FB, cẩn thận chưa chắc bạn đã không bị gì. Một nhân vật được cộng đồng mạng tin tưởng cao nhờ độ đáng tin cậy và tính cập nhật của tin tức là CGDL gần đây cũng đưa tin sai, nhưng sau đó cô ấy đã đăng đàn giải thích, mọi chuyện sau đó đã rõ ràng hơn. Đó là cách CGDL tự sửa sai và rất sòng phẳng.

Thực tế đương nhiên khác xa lý thuyết và không trường hợp nào giống trường hợp nào, không thể cầu toàn được. Tôi chưa biết một Facebooker nào toàn post những điều đúng cả, mỗi người mỗi ưu điểm, những Facebooker tài giỏi là những người luôn tự cập nhập và biết nhìn nhận khuyết điểm.

Con người cần vốn sống để không vu oan cho người khác và đủ bản lĩnh vượt khó khăn khi bị người khác vu oan. Khi pháp luật không đảm bảo được sự an toàn của người dân thì họ sẽ tự xử lý bằng cách của riêng họ. Sự tình có thể đúng, có thể sai, nhưng cuộc đời có những chuyện đâu thể đợi có kết quả rồi mới lên tiếng. Khi họ đã share tức là họ đã đặt sự chọn lựa về phía những đứa trẻ (share sai hình nghi phạm là một vấn đề khác), và tôi nghĩ sự chọn lựa này cần được ưu tiên hơn là đặt về phía “nghi phạm”. Sẽ không có win-win solution trong trường hợp này. Việc đặt giả định “nghi phạm” không phải là “thủ phạm” thì sẽ ra sao, lối suy nghĩ này thích hợp khi ra tòa chứ không phải ở trong một xã hội còn lắm nhiễu nhương, nhất là đối với “nghi phạm” ấu dâm.

Càng không nên đánh tráo khái niệm, quy chụp những người share hình “nghi phạm” rằng họ có tâm lý “giết nhầm hơn bỏ sót”. Họ chỉ đang cố gắng bảo vệ con em, và có lẽ chứng tỏ một chút uy quyền của cộng đồng mạng – họ có quyền đó lắm chứ, bằng một biện pháp “cực chẳng đã”.

Đồng ý là có nhiều bạn kích động, dùng lời lẽ không hợp lý, đe doạ “nghi phạm”, chửi rủa đến gia đình người ta, như vậy là sai. Tuy nhiên, cái gì người ta chưa đúng thì góp ý cho người ta sửa, không có cộng đồng văn minh nào tự nhiên thành.

Những lý thuyết về công lý và nguyên tắc suy đoán vô tội không cần lúc nào cũng áp dụng một cách máy móc trong điều kiện nước ta, như vậy vừa không giải quyết được vấn đề, và chưa chắc xoá đi lòng hận thù trong xã hội.

Mời xem Video: Tin động trời: Thực hư mối quan hệ tay ba của Bác Tổng Trọng và Huỳnh Đúc Thơ - bồ nhí?



Đến đây tôi xin được kết thúc câu chuyện, 7 tiếng sau khi đến Kỳ Anh – Hà Tĩnh, tôi đã bị bắt về đồn làm việc vào ban đêm. Sau đó Facebook của tôi bị hack (giờ vẫn chưa lấy lại được), bị theo dõi một thời gian, và bây giờ tôi nghĩ điện thoại của tôi vẫn còn bị theo dõi… Ai sẽ lấy lại công bằng cho tôi, khi từ một công dân bình thường, tôi bị xem là “nghi phạm” phản động? Tôi, chứ không ai khác, phải gánh lấy những phiền phức đi kèm, thế thôi. Đời là thế!

Và rất nhiều, rất nhiều những con người chịu oan khuất nặng nề ngoài kia nữa, họ than với ai đây…

Những “nghi phạm” ấu dâm ơi, cuộc đời thử thách tất cả mọi người chứ đâu riêng gì ai!

Anh Thư
từ Sài Gòn
NCTG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad