Có quá nhiều chi tiết khơi gợi những suy đoán kiểu thuyết âm mưu xung quanh hai bài báo này, nào là dẫn chiếu tới tin đồn xôn xao nửa năm trước rằng Quỳnh Anh là bồ nhí của Bí thư Thanh Hóa; nào là bài báo xuất hiện trước thềm Hội nghị Trung ương 5 có nội dung triển khai Nghị quyết Trung ương 4 về ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’, ‘suy thoái đạo đức, lối sống’; nào là thái độ được Thanh Niên mô tả là bất thường của cán bộ các cấp xứ Thanh khi được hỏi về Quỳnh Anh. Tuy nhiên, xin được phép không bàn về thuyết âm mưu ở đây mà chỉ tập trung vào một số điểm Thanh Niên nêu ra trong lập luận của họ, nhằm đặt vấn đề với chính họ.
1, Khi không được cung cấp thông tin về Quỳnh Anh từ chính quyền Thanh Hóa, Thanh Niên đặt câu hỏi: “Lẽ ra thông tin về tuyển dụng, bổ nhiệm cũng như TÀI SẢN của một cán bộ nhà nước PHẢI ĐƯỢC CÔNG KHAI thì tỉnh Thanh Hóa lại làm ngược lại, liệu đằng sau bà Quỳnh Anh còn có một bí mật nào đó?”
Nếu đúng như Thanh Niên lập luận ở trên thì theo tinh thần “chống tham nhũng phải từ trên xuống”, thông tin về tài sản của cán bộ cấp cao như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc Hội phải được công khai đầu tiên để làm gương. Nếu những loại thông tin này PHẢI ĐƯỢC CÔNG KHAI thì xin hỏi Thanh Niên là người dân có thể tiếp cận được ở đâu? Hay đòi hỏi PHẢI ĐƯỢC CÔNG KHAI này chỉ áp dụng cho cán bộ cấp phòng như Quỳnh Anh, chứ không phải cho những cấp cao hơn?
2, Tìm hiểu về chiếc xe hàng tỷ đồng của Quỳnh Anh, Thanh Niên viết: “Không những đây là xe sang, biển số “độc” trùng với năm sinh của bà Quỳnh Anh (30E-019.86)”
Dẫu biết rằng báo chí có quyền đặt nghi vấn về chuyện biển số xe trùng với năm sinh của chủ sở hữu là một cán bộ cấp phòng, và cho đó là chuyện “độc”, song vẫn có gì đó không thỏa đáng nếu chính những tờ báo đấy lại im lặng hoàn toàn trước chi tiết một cán bộ cấp Ủy viên Trung ương, đứng đầu một thành phố trực thuộc Trung ương Bí thư Xuân Anh đi xe có biển có thể nói là độc và đẹp hơn rất nhiều: 43A-29999. Mà đâu chỉ mỗi có Bí thư Xuân Anh và Đà Nẵng, cả nước này không đếm xuể cán bộ cấp cao đi xe biển đẹp. Một lần nữa, dường như càng nhìn lên cao trong hệ thống chính trị báo chí càng bớt khắt khe chăng?
3, Bằng cách tự tìm hiểu thông tin, Thanh Niên đã phát hiện ra: “Theo tài liệu lưu trữ tại UBND Phường Phú Sơn, TP.Thanh Hóa, bà Quỳnh Anh từng kết hôn với một người tên là C.V (sinh năm 1986, ngụ P.Đông Hương, TP.Thanh Hóa). Tuy nhiên, cán bộ tư pháp của P.Phú Sơn không nắm được thời điểm kết hôn của bà này mà trong hồ sơ chỉ còn lưu lại quyết định ly hôn giữa bà Quỳnh Anh và ông V. của tòa án vào ngày 10.12.2012.”
Có thể hiểu là Thanh Niên đã tìm gặp cán bộ tư pháp-hộ tịch của UBND phường nơi Quỳnh Anh thường trú để lấy các thông tin trong hồ sơ của Quỳnh Anh viết thành bài đăng báo. Chi tiết này cho thấy thông tin đời tư [*] của công dân có thể được cung cấp bởi chính quyền địa phương một cách dễ dàng như thế nào. Điều này thật đáng quan ngại bởi lẽ tuyệt đại đa số người dân chúng ta đều có một hồ sơ với khá nhiều thông tin cá nhân lưu trữ ở UBND xã, phường nơi ta cư trú và dường như chẳng có gì khó khăn cho báo Thanh Niên (và có thể là nhiều báo khác) tiếp cận và đưa hết lên mặt báo cho thiên hạ bình phẩm. UBND phường nói trên có được phép cung cấp thông tin của công dân trên địa bàn (kết hôn với ai, ly hôn khi nào, tòa quyết định ra sao) cho báo chí? Nếu UBND phường không được phép cung cấp thông tin thì việc Thanh Niên lấy thông tin loại này từ đó (không loại trừ khả năng được giao hồ sơ hộ tịch của Quỳnh Anh để đọc) có gì không ổn không?
Mời xem Video: NÓNG: Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đối diện với việc bị truy tố và đòn độc của TBT Nguyễn Phú Trọng
[*] Thông tin đời tư trong trường hợp này (kết hôn với ai, ly hôn khi nào, quyết định của tòa ra sao) khác với thông tin về tài sản của cán bộ công chức, vốn nên được công khai (đặc biệt là ở cấp cao) vì lẽ đây là đối tượng sống bằng tiền thuế của dân lại dễ có khả năng tham nhũng, nên dân có quyền được biết để mà giám sát.
FB Nguyễn Anh Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét