Phải xuống máy bay vì ‘gốc Á’? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Phải xuống máy bay vì ‘gốc Á’?


Người Mỹ gốc Á biểu tình phản đối sau khi bác sỹ David Dao bị nhân viên hãng hàng không United Airlines lôi ra khỏi máy bay một cách thô bạo.

Mời xem Video: Môi Trường Khoa Học - Formosa Vũng Án



Sự việc người đàn ông gốc Châu Á bị hãng hàng không United Airlines kéo ra khỏi máy bay một cách thô bạo đã tạo làn sóng phẫn nộ ở châu Á, đặc biệt tại Trung Quốc và Việt Nam.

Trước khi hành khách David Dao được xác định là một công dân Mỹ gốc Việt, truyền thông và nhiều người dùng mạng xã hội ở Trung Quốc hôm 12/4 bày tỏ sự phẫn nộ về sự đối xử của hãng hàng không danh tiếng của Mỹ đối với người gốc Á.

  "Thực ra đấy không phải là biểu hiện cao nhất của một sự kỳ thị chủng tộc nhưng từ những hành động nhỏ như vậy mà mọi người không nhìn thấy cái bản chất hay cái nguyên nhân nếu mà nó có thể có một cách sâu xa ở trong đấy thì nó sẽ phát triển lên thành những hành động kỳ thị chủng tộc khác nữa."

Nguyễn Nhung, nhà nghiên cứu truyền thông độc lập
Hãng truyền hình CCTV của Trung Quốc gọi đây là một cách “hành xử man rợ” trên trang mạng xã hội khi “nạn nhân” David Dao lúc đó còn được cho là người gốc Trung Quốc.

Sau khi bác sĩ 69 tuổi, David Dao, được biết là đã tới Mỹ vào những năm 1970 từ Việt Nam, nhiều người Việt Nam lên tiếng đòi tẩy chay hãng hàng không này và cho rằng đây là một sự phân biệt đối xử mang tính kỳ thị chủng tộc.

Phản ứng của người Việt Nam trên mạng internet về vụ việc này, theo luật sư Trần Vũ Hải, là “đa dạng”. ​"Họ cũng bình luận khá nhiều trên Facebook và cả các báo chí. Người thì phê phán là công ty của Mỹ không phải cái gì cũng tốt và cho rằng có sự phân biệt chủng tộc từ cái vụ này. Người ta đặt vấn đề là “nếu là người da trắng thì đã chắc gì bị lôi đi?”


Bình luận về sự kỳ thị chủng tộc trong sự việc của United Airlines, một nhà nghiên cứu truyền thông độc lập từ Việt Nam cho VOA Việt Ngữ biết: "​Cảm giác như người đó vì người ta là người gốc Á, có thể là người Trung Quốc có thể là người Việt Nam, thì người ta dễ bị đối xử một cách thô bạo hơn. Tôi liên tưởng tới một sự việc khác như việc một cô gái bị từ chối ở dịch vụ Air BnB cũng chỉ vì cô là người gốc Á. Thực ra đấy không phải là biểu hiện cao nhất của một sự kỳ thị chủng tộc nhưng từ những hành động nhỏ như vậy mà mọi người không nhìn thấy cái bản chất hay cái nguyên nhân nếu mà nó có thể có một cách sâu xa ở trong đấy thì nó sẽ phát triển lên thành những hành động kỳ thị chủng tộc khác nữa."

Chị Nguyễn Nhung cho rằng sự việc này có tính nhạy cảm hơn “đối với những người gốc Á” và “nếu hành động này không được nhìn nhận một cách nghiêm túc rằng nó thực sự là một biểu hiện của kỳ thị chủng tộc thì rồi sẽ có những hành động nghiêm trọng hơn nữa.”

Nhiều người Việt trên mạng xã hội đang tham gia ký tên vào một thỉnh nguyện thư đòi giám đốc điều hành của United Airlines, Oscar Munoz, từ chức.

CEO của United Airlines, Oscar Munoz, lúc đầu đã không chịu xin lỗi và bị nhiều người ký thỉnh nguyện thư yêu cầu phải từ chức.

Trong tuyên bố đầu tiên, Oscar Munoz xin lỗi vì “phải tái bố trí hành khách”. Trong tuyên bố thứ nhì, ông mô tả người hành khách trong video là “mất trật tự và hiếu chiến.” Đến cuối ngày thứ Ba, Oscar Munoz đưa ra lời xin lỗi rõ ràng hơn, gọi vụ này là "thật sự khủng khiếp."

Một người dùng mạng xã hội có tên Lanney Tran viết trên trang Facebook của mình, kêu gọi mọi người ký vào thỉnh nguyện thư đã có hơn 49.000 người ký tên và cho biết “Đây là một bác sỹ/nhạc sỹ Việt Nam được biết với tên Đào Duy Anh.”

Trong khi đó, một Facebooker khác có tên Grace Bui cũng kêu gọi “ngừng ủng hộ United Airlines” trong làn sóng tẩy chay hãng hàng không này khi xử lý sự việc một cách bạo lực đối với hành khách trên chuyến bay bán vé quá chỗ.

Mặc dù United Airlines không có đường bay thẳng tới Việt Nam nhưng việc “nạn nhân” là người gốc Việt đã làm cho nhiều người Việt Nam “sôi máu.”

Trên diễn đàn mạng xã hội được sử dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam Facebook, một người dùng có tên Anh Trang Khuy bình luận rằng “nhìn những hình ảnh làm tôi sôi máu, tôi sẽ không bao giờ bay United Airlines nữa.” Một Facebooker khác có tên Nguyen Khac Huy kêu gọi “Hãy tẩy chay United!”

Hãng hàng không danh tiếng của Mỹ đang đối mặt với sự tẩy chay của nhiều người mà phần lớn là cộng đồng gốc Á.

Theo luật sư Hải, "rất nhiều người kêu gọi tẩy chay hãng này. Và họ cũng rất ngạc nhiên khi ông bác sĩ này thực ra là rất đa tài, là tác giả của bài hát rất nổi tiếng. Và tất nhiên người ta cũng ngạc nhiên là tại sao báo chí Mỹ lại tìm cách moi móc ông ta – không hiểu có đúng hay không – những việc làm của ông bác sĩ này trước đây từ nhiều năm nay. Thì người ta cũng ngạc nhiên là phải chăng đây là những phản đòn từ hãng hàng không là tìm mọi cách để khóa miệng lại ông bác sĩ này.​"

Vân Quỳnh & Adam Hồ - Tát Nước Đầu Đình (Đào Duy Anh)


Chính từ sau sự việc này mà nhiều người Việt giờ đây biết “nạn nhân” của United Airlines chính là tác giả của nhiều ca khúc được yêu chuộng, theo Đời Sống Plus, như “Tát nước đầu đình,” “Ta về ta tắm ao ta” hay “Cầu tre quê hương.” Nữ ca sĩ Tâm Đoan xác nhận với báo chí rằng bác sĩ David Dao chính là nhạc sĩ Đào Duy Anh. Ca sĩ Nguyên Khang cũng xác nhận điều này trên Facebook cá nhân.

Mời xem Video: Nóng: Nguyễn Xuân Phúc bằng mọi giá quyết loại bỏ Đinh La Thăng và phe cánh của Ba Dũng tại HNTW5?



Sau một làn sóng “nổi giận” của người châu Á, gồm cả Hong Kong, hôm 11/4, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, Sean Spicer, cho biết hãng hàng không United Airlines và các quan chức địa phương đang kiểm điểm lại vấn đề này. Bộ Giao Thông Vận Tải Mỹ cũng cho biết họ đang điều tra sự việc.

VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad