Giọng người đàn ông trong clip (nghe giọng thì đoán là một nam trung niên, độ tuổi 30-40) tỏ ra vô cùng căng thẳng, xúc động, kể cả sợ hãi. Anh ấy luôn miệng nói rằng người dân chỉ mong cấp lãnh đạo trung ương “đèn giời soi xét”; mong “Đảng và lãnh đạo” lắng nghe nỗi lòng của dân và xuống giải quyết, chứ dân không hề muốn làm loạn.
Có một điều tôi thấy rõ: người dân đã cố nhẫn nhịn (có thể vì sợ) cả chục năm qua khi đội đơn khắp nơi không ai giải quyết, khi từng mảnh đất ruột thịt đang bị cướp dần. Nhưng, khi cụ Kình, một bô lão được mọi người trong xã kính yêu, một người dày công với chế độ, bị lừa gạt, bị đối xử dã man và bị bắt; lại có thêm một thanh niên vô tội trong xã bị đánh trọng thương… thì cơn uất của người dân như giọt nước tràn ly, không kềm được nữa.
Giọng người đàn ông trả lời phỏng vấn như muốn òa khóc, như vô cùng đau đớn kinh hoàng khi nhắc đến hai “người làng mình” bị hành hung này.
Số người trong xã bị bắt cũng khá đông, hình như 15 người. Khi có hai người dân được thả về sớm, mang theo thông điệp điều đình của chính quyền Hà Nội (vì đích thân ông Chung giải quyết vụ xung đột này) thì người dân đã làm gì?
Thật ngạc nhiên, người dân đã… bắt giam luôn hai người làng của mình, lý do là cho rằng họ đã đầu hàng, đã phản bội, đã tiếp tay cho “chính quyền” để lừa gạt người dân lần nữa!
Đây rõ ràng là “trận chiến cuối cùng của Niềm Tin”. Đáng mừng thay, cái tình làng nghĩa xóm của người dân – đặc biệt trong trường hợp này là người dân miền Bắc gần 1 thế kỷ dưới chế độ XHCN – vẫn chưa tắt mất.
Đất đai nhà cửa mất có thể gầy dựng lại được, có thể nhịn nhục chờ thời cơ được, nhưng cái tình đồng bào thương nhau, tin nhau, đùm bọc nhau, động thân đồng phận với nhau hàng ngàn năm qua… không gì có thể thay thế được!
Bỗng nhớ ngọn lửa cách mạng ở Tu-ni-di Phi Châu bùng lên, là do một người bán hàng rong, vâng, chỉ là anh bán hàng rong, bị bức tử trên đường phố!
“Dân vi quý. Xã tắc thứ chi. Quân vi khinh”.
Đồng bào Việt Nam ơi. Mất nhau là mất tất cả!
FB Michael Lê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét