Tính hợp hiến
Hồi đầu năm nay, ông Duterte cũng đã lên tiếng nói về khả năng hợp tác phát triển với Trung Quốc ngoài biển Đông khi ông nói rằng quân đội Philippines không có khả năng đối đầu với Trung Quốc ngoài biển Đông. Tuy nhiên theo Giáo sư Renato Cruz de Castro thuộc trường đại học De la Salle, Philippines, tuyên bố mới của Tổng thống Philippines là không chắc chắn
Ông ấy không nói một cách chắc chắn điều này sẽ xảy ra. Việc hợp tác với Trung Quốc như vậy đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận đòi hỏi chủ quyền không tranh cãi của Trung Quốc ở biển Đông. Thêm vào đó là hoạt động này không được phép căn cứ theo hiến pháp của chúng tôi.
Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền khoảng 90% diện tích biển Đông chủ yếu qua đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra. Trung Quốc coi khu vực này là phần chủ quyền không tranh cãi của mình bất chấp phản đối từ những nước trong tranh chấp. Các nước tham gia tranh chấp trong khu vực bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Đài Loan cũng đòi chủ quyền với khu vực nước trong đường đứt khúc 9 đoạn. Phán quyết của tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) hôm 12 tháng 7 năm ngoái xác định đường đứt khúc này là không hợp pháp. Tuy nhiên Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận phán quyết của tòa.
Việc hợp tác với Trung Quốc như vậy đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận đòi hỏi chủ quyền không tranh cãi của Trung Quốc ở biển Đông. - GS. Renato Cruz de Castro |
Tổng thống Philippines sẽ phải vượt qua chướng ngại về hiến pháp. Sẽ có người nói rằng điều ông ấy làm là vi hiến bởi vì điều này đã xảy ra trước kia trong dự án nghiên cứu địa chấn giữa hai nước. Cho nên câu hỏi về tính hợp hiến của dự án này sẽ được đưa ra trước tòa tối cao Philippines.
Hồi năm 2004, một thỏa thuận về hợp tác nghiên cứu chung trên biển tại khu vực biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc đã được ký kết dưới thời của Tổng thống Gloria Arroyo. Vào năm 2005, Việt Nam cũng tham gia vào dự án này. 3 nước ký thỏa thuận khảo sát địa chấn tại một số khu vực nhất định ở biển Đông (gọi tắt là JMSU). Tuy nhiên hợp tác đã bị chấm dứt sau 3 năm vì nhiều tiếng nói ở Philippines lúc đó đã chỉ trích chính phủ của bà Arroyo vi phạm hiến pháp khi cho phép Trung Quốc vào nghiên cứu tại khu vực thuộc chủ quyền của Philippines.
Cây gậy và củ cà rốt của Trung Quốc
Ngay sau tuyên bố của Tổng thống Duterte, hôm 25 tháng 7, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị đang ở thăm Philippines cũng lên tiếng ủng hộ ý tưởng này. Ông Vương Nghị còn cảnh báo rằng bất cứ hành động đơn phương nào cũng sẽ chỉ gây ra các vấn đề và làm phương hại đến mối quan hệ hai nước.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 25 tháng 7 cũng nói với báo chí tại Bắc Kinh rằng Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi tại quần đảo Trường Sa và thúc giục bên thứ ba ngừng các hoạt động vi phạm đơn phương tại khu vực này. Phát biểu này được đưa ra cho câu hỏi của phóng viên liên quan đến thông tin hồi đầu tuần này cho biết Trung Quốc đã gây sức ép khiến Việt Nam phải ngưng hoạt động tìm kiếm dầu khí ngoài khơi Việt Nam nơi đường đứt khúc 9 đoạn đi qua.
Tổng thống Duterte hồi tháng 5 vừa qua cũng cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố chiến tranh sẽ xảy ra nếu Philippines xúc tiến việc khai thác dầu đơn phương ở biển Đông.
Việt Nam sẽ bị đơn độc và ASEAN sẽ tiếp tục bị chia rẽ. - GS. Renato Cruz de Castro |
Đó là vì tiền của Trung Quốc. 24 tỷ đô la tiên đầu tư vào các dự án hạ tầng cơ sở đã khiến chính phủ hiện thời của Philippines tìm kiếm cách làm hài long Trung Quốc. Trung Quốc đang đưa ra cái củ cà rốt trị giá 24 tỷ đô la cho Philippines.
Trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 10 năm ngoái của Tổng thống Philippines Duterte, hai nước đã ký một bản ghi nhớ về cam kết đầu tư của Trung Quốc vào Philippines lên đến 24 tỷ đô la. Đây là một khoản đầu tư lớn mà Philippines cần, theo lời của giáo sư Castro, nhưng cho đến giờ vẫn chưa có một đồng đô la nào theo bản ghi nhớ này được thực hiện.
Thách thức đối với ASEAN và Việt Nam
Tuyên bố về hợp tác dò tìm dầu khí giữa Philippines và Trung Quốc mặt khác cũng gây quan ngại đối với ASEAN, nhóm 10 nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Vì vậy, hôm 26 tháng 7, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Alan Peter Cayetano cho biết nước này sẽ hỏi ý kiến ASEAN về việc hợp tác tìm kiếm dầu ở biển Đông. Ông Cayetano nói sẽ không có hành động đơn phương và bất cứ hành động đơn phương của bất cứ ai cũng sẽ dẫn đến gây mất ổn định. Tuy nhiên ông Cayetano từ chối không chỉ ra cụ thể vùng thăm dò chung với Trung Quốc sẽ nằm ở đâu trên biển Đông.
Hồi tháng 5 vừa qua ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý bộ khung bản thảo về một Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên trên biển Đông (gọi tắt là COC). Cả Trung Quốc và Philippines đều đã lên tiếng bày tỏ mong muốn COC sẽ được hoàn tất trong năm nay khi Philippines là nước Chủ tịch luân phiên của ASEAN.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Castro có nhiều khả năng ASEAN sẽ không trả lời dứt khoát có hay không đối với thông báo của Philippines về vấn đề hợp tác chung với Trung Quốc vì không muốn gây bất đồng trong khối hay làm Trung Quốc tức giận.
Trong các tuyên bố chung của ASEAN, khối này thường không bao giờ chỉ đích danh Trung Quốc hay lên án nước này về các hoạt động quân sự hóa khu vực biển Đông. Nhiều khả năng điều này cũng sẽ xảy ra trong tuyên bố chung sau thượng đỉnh ASEAN diễn ra vào tuần tới ở Philippines.
Trước thượng đỉnh, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị cũng đến thăm Thái Lan và Philippines, hai nước thành viên ASEAN. Trong các chuyến thăm này, ông Vương Nghị luôn đánh giá cao quan hệ giữa Trung Quốc và các nước liên quan, đồng thời kêu gọi ASEAN đoàn kết chống lại các lực lượng bên ngoài, ý nói đến Hoa Kỳ.
Mời xem Video: [Khẩn] Gần 200 tàu chiến của Trung Quốc được điều tới khu vực bãi Tư Chính trong khi Việt Nam chỉ có hơn 50 tàu ở khu vực khoan dầu này.
Giáo sư Castro nhận định hợp tác chung giữa Philippines và Trung quốc nếu có thành hình thì có nhiều khả năng chỉ là một dạng hợp tác tương tự như thỏa thuận JMSU như hồi năm 2004 mà thôi. Tuy nhiên, nếu hợp tác này thành hình thì điều này cũng là một thách thức lớn với cả ASEAN và Việt Nam. Giáo sư Castro nói "Việt Nam sẽ bị đơn độc và ASEAN sẽ tiếp tục bị chia rẽ".
RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét