Sự kiện Respol tổ chức thăm dò, khai thác dầu khí tại lô 136/3 được xem là một “thắng lợi” cho Việt Nam. Tuy nhiên vừa mới lên thang Việt Nam đã xuống, thậm chí xuống nhanh tới mức thiên hạ ngạc nhiên.
Hồi cuối tuần qua, một số Facebooker và diễn đàn điện tử Việt Ngữ loan báo Trung Quốc điều động hàng loạt tàu của lực lượng hải cảnh, tàu đánh cá, thậm chí cả giàn khoan xâm nhập bãi Tư Chính. Theo đó, Việt Nam cũng điều động hàng chục tàu của lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư ra ngăn chặn; ngoài ra còn có cả những tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Tuy nhiên những tin này không thể kiểm chứng.
ến ngày 24 Tháng Bảy, trong một bài viết gửi cho BBC, ông Bill Hayton, một chuyên gia về Châu Á, khẳng định Việt Nam đã quyết định ngưng thăm dò dầu khí tại lô 136/3 bởi vì Trung Quốc dọa sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, nếu Việt Nam tiếp tục để Respol thăm dò, khai thác dầu khí tại lô 136/3.
Sau khi kiểm chứng nhiều nguồn khác nhau, ông cho biết Respol đã được chính phủ Việt Nam giải thích tường tận về việc tại sao cần phải ngưng hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở lô 136/3. Giới thạo tin ước đoán Respol đã chi khoảng $300 triệu cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí tại lô 136/3 và vừa mới tìm thấy một mỏ khí đốt có trữ lượng lớn hồi tuần trước.
Theo ông, giới quan sát diễn biến thời sự Châu Á đang hết sức ngạc nhiên khi “Việt Nam xuống thang quá nhanh.”
Sau khi cho phép liên danh giữa Petro Vietnam với Repsol của Tây Ban Nha và công ty Mubadala Development Co của United Arab Emirates khai thác dầu tại lô 136/3, hồi đầu tháng này, Việt Nam gia hạn cho tập đoàn dầu khí của Ấn Độ, thường được gọi tắt là ONGC Videsh, thăm dò, khai thác dầu khí tại lô 128 thêm hai năm nữa.
Lúc ấy, một trong những lãnh đạo của ONGC Videsh nói với hãng thông tấn Reuters rằng, chuyện duy trì hoạt động thăm dò, khai thác dầu tại lô 128 suốt 12 năm vừa qua không thuần túy là thương mại.
Năm 2006, ONGC Videsh ký với Việt Nam hợp đồng thăm dò, khai thác dầu ở hai lô 127 và 128. Do không tìm thấy dầu, ONGC Videsh trả lại lô 127 nhưng vẫn tiếp tục ở lô 128. Dẫu khả năng tìm thấy dầu tại lô 128 không cao nhưng năm 2015, Ấn Độ từng tuyên bố, việc ONGC Videsh tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký là vì các “lợi ích chiến lược.”
Giống như Việt Nam, Ấn Độ cũng có bất đồng với Trung Quốc về chủ quyền và rất kiên định trong việc ủng hộ lập trường của Việt Nam về Biển Đông.
Tính ra, Việt Nam đã gia hạn cho ONGC Videsh thăm dò, khai thác dầu khí tại lô 128 năm lần. Giống như lô 136/3, lô 128 nằm ở ngoài khơi Bình Thuận, Việt Nam, cũng nằm trong vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố là có chủ quyền “không thể tranh cãi.”
Sự kiện Việt Nam cho phép thăm dò, khai thác dầu khí tại lô 136/3 được xem là tín hiệu cho thấy Việt Nam đã quyết định hành xử mạnh mẽ hơn trong quan hệ với Trung Quốc. Người ta tin rằng đó chính là nguyên nhân khiến Tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương của quân đội Trung Quốc, đột ngột bỏ dở chuyến thăm Việt Nam hồi tháng trước. Sau đó Việt Nam gửi thêm một tín hiệu nữa: Gia hạn thăm dò, khai thác dầu khí tại lô 128.
Mời gọi, giao cho các tập đoàn ngoại quốc thăm dò, khai thác dầu khí vẫn được xem là một trong những phương thức xác lập, minh định chủ quyền. Cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều cố gắng làm như thế tại Biển Đông, song không có nhiều tập đoàn ngoại quốc chấp nhận mạo hiểm.
Mời xem Video: Tin Nóng: Bạch hóa lý do vì sao Trung quốc buộc Việt Nam phải lập tức ngưng khoan dầu ở Bãi Tư Chính?
Sự kiện Respol tổ chức thăm dò, khai thác dầu khí tại lô 136/3 được xem là một “thắng lợi” cho Việt Nam. Tuy nhiên vừa mới lên thang Việt Nam đã xuống, thậm chí xuống nhanh tới mức thiên hạ ngạc nhiên. (G.Đ)
Người Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét