Căn cứ Hải quân Trung Quốc và căn cứ Lemonnier của Mỹ tại Djibouti. |
Vị thế của Djibouti tại mõm tây bắc Ấn Độ Dương đã gây nên những lo ngại tại Ấn Độ là căn cứ này sẽ trở thành “một chuổi ngọc” liên minh quân sự của Trung Quốc và những cơ sở bao quanh Ấn Độ trong đó có Bangladesh, Myanmar và Sri Lanka.
Trung Quốc bắt đầu xây dựng một căn cứ tiếp vận tại Djibouti hồi năm ngoái. Căn cứ này sẽ được dùng để tiếp vận cho các tàu tham dự các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và nhân đạo, đặc biệt ngoài khơi Yemen và Somalia.
Đây sẽ là căn cứ hải quân đầu tiên tại nước ngoài của Trung Quốc dù rằng Bắc Kinh chính thức mô tả căn cứ này là một cơ sở tiếp vận.
Tân Hoa Xã vào cuối ngày 11/7 nói các chiến hạm đã rời thành phố Trạm Giang, thuộc miền nam Trung Quốc “để thành lập một căn cứ tiếp vận tại Djibouti.
Hải quân Trung tá Shen Jinlong “đọc lệnh xây dựng căn cứ tại Djibouti”, nhưng hãng tin này không nói khi nào căn cứ bắt đầu hoạt động.
Tân Hoa Xã nói việc thiếp lập căn cứ này là một quyết định của hai nước sau những cuộc thảo luận hữu nghị, và phù hợp với quyền lợi chung của nhân dân hai nước.”
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng phát biểu tại một cuộc họp báo thường ngày là căn cứ này sẽ giúp Trung Quốc có thể đóng góp “mới và lớn hơn” cho nền hòa bình tại châu Phi và trên thế giới và sẽ có lợi cho việc phát triển kinh tế Djibouti.
Djibouti có diện tích khoảng bằng xứ Wales, nằm tại lối vào phía nam của Biển Đỏ trên đường đến kênh Suez. Quốc gia nhỏ bé, khô cằn này nằm giữa Ethiopie, Eritrea và Somalia và cũng có những căn cứ của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Pháp.
Nhật báo của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong một bài bình luận trên trang nhất nói cơ sở này là một cột mốc giúp tăng cường khả năng của Trung Quốc trong việc đảm bảo hòa bình thế giới, đặc biệt vì Trung Quốc có rất nhiều binh sĩ trong lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc tại châu Phi và cũng liên hệ đến những cuộc tuần tiểu chống hải tặc.
Báo này viết tiếp Trung Quốc không mưu tìm chủ nghĩa bành trướng quân sự hay chạy đua vũ trang dù có chuyện gì xảy ra.
Tờ Hoàn cầu Thời báo do nhà nước điều hành trong một bài xã luận cũng nói trên thực tế đây không phải là một căn cứ quân sự. Tờ này viết tiếp là việc phát triển quân sự của Trung Quốc là để tự bảo vệ an ninh.
Mời xem Video: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang có mưu đồ gì với Bí thư tỉnh ủy Yên Bái vụ Phạm Sỹ Quý đánh bạc?
Có những lời đồn đoán trong giới ngoại giao Trung Quốc sẽ xây dựng những căn cứ quân sự như thế tại Pakistan chẳng hạn nhưng chính phủ Trung Quốc đã bác bỏ tin này.
Reuters|VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét