Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe |
Hệ lụy khôn lường
Báo cáo của đoàn giám sát nêu rõ, nếu năm 2011 tại các tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ số công chức giữ vị trí quản lý từ cấp phòng trở lên là hơn 12.200 người, tỷ lệ lãnh đạo trên công chức là 1/6 thì đến năm 2016 tăng lên hơn 13.500 người, tỷ lệ là 1/5 tức là cứ 5 công chức lại có một lãnh đạo.
Tương tự ở các vụ, cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tăng từ hơn 3.800 lên hơn 4.600, tỷ lệ là 1/2 và 4/7 (tức cứ 7 công chức bình thường lại có 4 người lãnh đạo).
Tại Bộ Công thương, báo cáo cho thấy, cứ 4 công chức lại có 3 người là lãnh đạo. Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ thì tỷ lệ nhỏ hơn một chút là 3 lãnh đạo/5 công chức.
"Khi quá nhiều lãnh đạo như vậy thì thường phát sinh tư tưởng cạnh tranh đấu đá để tìm lợi ích chứ không phải là tìm việc" - Tiến sĩ Phạm Chí Dũng |
“Khi quá nhiều lãnh đạo như vậy thì thường phát sinh tư tưởng cạnh tranh đấu đá để tìm lợi ích chứ không phải là tìm việc, những lợi ích riêng tư. Họ có thể tiếp cận dân chúng, doanh nghiệp và qua đó có được những khoản tiền riêng bỏ túi. Cơ quan nào càng nhiều lãnh đạo thì đấu đá, xung đột nhau càng nặng nề.”
Vị Tiến sĩ này cũng đưa ra thêm một yếu tố nữa đó là nỗi lo ngân sách:
"Càng nhiều lãnh đạo thì ngân sách càng gánh nhiều, gánh một cách kinh khủng! Mà lương lãnh đạo không phải là thấp. Làm lãnh đạo thì hệ số lương cao, hệ số cao thì thu nhập cao. Nhưng họ lại không làm gì cả hoặc làm rất ít thôi."
Một mối quan ngại mà Nhà báo này đặt ra đó là Việt Nam chỉ bằng 1/25 diện tích Hoa Kỳ nhưng đội ngũ lãnh đạo lại gấp 3 lần quốc gia châu Mỹ này. Ông nói rằng điều này làm cho hiệu quả thiết chế của bộ máy nhà nước ở Việt Nam yếu đi trầm trọng.
"Những người làm lớn nếu có tham nhũng thì có thể gây ra thiệt hại rất lớn, nhìn vào những vụ án sẽ xét xử nay mai hay đang xét xử sẽ thấy rõ ràng thiệt hại rất lớn. Đây là người ta muốn nói đến chuyện chia quyền chia lợi với nhau. Đó là một dấu hiệu rất không tốt."
Một vụ việc liên quan đến tham nhũng làm xao động dư luận gần đây nhất là vụ ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Ông Thanh bị nghi đã tham nhũng số tiền hơn 3 ngàn tỷ đồng, sau đó ông này bỏ trốn và bị Việt Nam truy nã quốc tế. Hiện Việt Nam cho biết ông Thanh đã về xin đầu thú, trong khi Đức cáo buộc Việt Nam đã cho bắt cóc ông trên lãnh thổ của quốc gia này.
Trong báo cáo của đoàn giám sát Quốc hội, vấn đề dư thừa cấp phó cũng được đề cập đến. Chuyện quá nhiều “phó” đã không ít lần được các đại biểu trình bày trước Quốc hội nhưng hiện vẫn chưa được giải quyết. Ngay trong phiên họp Quốc hội tháng 6 vừa qua, phó Bí thư tỉnh Yên Bái đã phải giải trình về việc 4 sở của tỉnh này thừa Phó giám đốc. Giữa năm ngoái, dư luận cũng được phen “dở khóc dở cười” khi biết tin Sở Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa có tới 8 Phó giám đốc.
Trong báo cáo kinh tế xã hội được Phó thủ tướng Trương Hoà Bình trình bày trước Quốc hội sáng 22/5 vừa qua cũng đề cập đến việc Sở Tài nguyên Bình Định có tới 6 Phó giám đốc. Sở Lao động Hải Dương có 44 lãnh đạo trong tổng số 46 công chức; Sở Nông nghiệpThái Nguyên bổ nhiệm thừa 23 lãnh đạo.
“Lạm phát lãnh đạo”- độc quyền của Việt Nam?
"Nhiều người làm nhà nước không được đào tạo cho nên cứ chia việc ra làm nên thành một bộ máy cồng kềnh, không khoa học". - Luật sư Trần Quốc Thuận |
"Ở Việt Nam tỷ lệ công chức trên đầu người là rất cao. Ví dụ ở Việt Nam có 3 triệu công chức, tính trên gần 100 triệu dân số, như vậy tỷ lệ đã là 3% rồi. Trong khi đó ở những nước phát triển người ta gia tăng người làm trực tiếp chứ không gia tăng lực lượng lãnh đạo. Họ không cần lãnh đạo. Họ tinh chứ không cần đông."
Còn luật sư Trần Quốc Thuận thì nói rằng người ta dùng từ “lạm phát”ở Việt Nam là do cả bộ máy quá cồng kềnh mà ông đánh giá nguyên nhân là vì tình trạng “chia việc ra làm” chứ không có giáo dục chuyên môn:
"Nhà nước Việt Nam là nhà nước thoát ra trong một cuộc chiến tranh và nhiều người làm nhà nước không được đào tạo cho nên cứ chia việc ra làm nên thành một bộ máy cồng kềnh, không khoa học. So với những nước tiên tiến thì người ta được đào tạo chính quy có hệ thống, pháp luật rõ ràng nên người ta gọn nhẹ.
Cũng từ đây ông chia sẻ rằng Việt Nam đã nhận ra vấn đề này và đã nhiều lần lên tiếng giải quyết. Tuy nhiên số lượng lãnh đạo không những không được giảm xuống mà còn tăng lên trong những năm gần đây. Theo ông, nguyên nhân một phần là do việc điều chuyển cán bộ:
Mời xem Video: Trần Đại Quang bị "bệnh lạ" đang chữa trị tích cực ở nước ngoài, tình trạng sức khoẻ ở mức nguy kịch
"Có nhiều lúc cần phải sắp xếp giữa các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thì phải điều chuyển người về trung ương. Mà họ đang làm chủ tịch, Phó chủ tịch khi điều chuyển cũng phải để họ tối thiểu làm phó nếu không làm trưởng được. Phải đảm bảo quyền lợi của người ta vì người ta không mắc lý do gì mà bị điều chuyển đi."
Nhà báo Phạm Chí Dũng lại cho rằng tình trạng này chưa được giải quyết là vì chủ nghĩa thân hữu ở Việt Nam quá tràn lan, tức là những người thân quen của nhau giúp chạy chọt các vị trí công việc cho nhau.
RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét