Việt Nam 'buộc lòng phải dùng đòn bẩy' trước Trung Quốc - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Việt Nam 'buộc lòng phải dùng đòn bẩy' trước Trung Quốc


Bộ trường Ngô Xuân Lịch thăm Hoa Kỳ từ ngày 07-10/8/2017.                 

Việt Nam đã buộc phải dùng đến một số 'đòn bẩy' để đối phó với các thách thức về an ninh và chủ quyền quốc gia, nhất là dưới các áp lực 'ngày càng gia tăng' trên Biển Đông của Trung Quốc, theo ý kiến của một nhà nghiên cứu chính trị từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore).

Trong khi đó, có thể coi Hội nghị các Bộ trưởng Asean lần thứ 50 và Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) là một 'thắng lợi' về ngoại giao của Việt Nam, trong bối cảnh nước chủ nhà Philippines đang cải thiện quan hệ với Trung Quốc và muốn 'giảm nhẹ' hồ sơ Biển Đông, vẫn ý kiến này nói với BBC hôm 10/8/2017.

  Việt Nam càng ngày càng chịu nhiều áp lực trước các lất lướt của Trung Quốc ở trên Biển Đông. Để ứng phó lại với tình trạng ấy, Việt Nam bắt buộc phải dùng các đòn bẩy về ngoại giao, về quân sự để tăng cường quan hệ với các đối tác, các cường quốc ở bên ngoài khu vực, đặc biệt là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ

TS. Lê Hồng Hiệp
Trước hết, bình luận về chuyến thăm Hoa Kỳ từ ngày 07-10/8/2917 của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, theo lời mời của người đồng nhiệm phía Mỹ, Đại tướng, Bộ trưởng James Mattis, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp nêu quan điểm:

"Tôi nghĩ chuyến thăm của ông Lịch đã được lên chương trình từ trước và nó không có liên quan trực tiếp tới sự cố vừa rồi ở Lô 136/3, tuy nhiên nó cũng phản ánh xu hướng chung trong quan hệ Việt Nam và Trung Quốc cũng như là Hoa Kỳ.

"Và trong quan hệ Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam càng ngày càng chịu nhiều áp lực trước các lất lướt của Trung Quốc ở trên Biển Đông."

“Để ứng phó lại với tình trạng ấy, Việt Nam bắt buộc phải dùng các đòn bẩy về ngoại giao, về quân sự để tăng cường quan hệ với các đối tác, các cường quốc ở bên ngoài khu vực, đặc biệt là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ để mà chống lại sức ép đó.”

“Vì vậy tôi cho rằng cho dù có sự cố diễn ra ở Lô 136/3 hay không, thì chuyến thăm vẫn cứ diễn ra, vì áp lực của Trung Quốc lên Việt Nam đã càng ngày càng gia tăng trong một thời gian dài vừa qua.”



Đánh giá với BBC về các động thái của Việt Nam tại diễn đàn Asean trong dịp diễn ra Hội nghị các Bộ trưởng khối này lần thứ 50 và các cuộc họp khác có liên quan trong dịp này ở Manila, Philippines, Tiến sỹ Hiệp nói:

“Hội nghị Bộ trưởng Asean lần thứ 50 vừa rồi và các cuộc họp liên quan Diễn đàn An ninh Khu vực (ARF) đã có thể coi là một thành công của ngoại giao Việt Nam trong bối cảnh nước chủ nhà Philippines đang cố gắng cải thiện quan hệ với Trung Quốc và có xu hướng muốn giảm nhẹ các vấn đề về Biển Đông trong các cuộc họp này để có thể làm vừa lòng Trung Quốc.”

Hôm 10/8, về chuyến thăm Mỹ của Tướng Ngô Xuân Lịch, tờ báo Quân đôi Nhân dân của Việt Nam coi đây là chuyến thăm ‘góp phần tăng cường quan hệ’ Việt – Mỹ, tờ báo cho biết thêm:

“Ngày 10-8, Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam do Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đã rời Hoa Kỳ, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ từ 7 đến 10-8…

“Trong thời gian thăm chính thức Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Giêm Ma-tít, gặp Cố vấn An ninh Quốc gia, Bộ trưởng Hải Quân; thăm Bộ Tư lệnh lực lượng phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ và Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.

“Chuyến thăm của Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị, tin cậy giữa nhân dân và quân đội hai nước; tích cực chủ động triển khai các nội dung hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng đã được lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất, nhằm đưa quan hệ quốc phòng song phương phù hợp với quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ,” báo Quân đội Nhân dân cho hay.


Mời xem Video: Tổng cục 2 (Huy Đức) xác nhận ông Trần Đại Quang đi Nhật chữa bệnh từ tối 25/7 sức khoẻ ở mức nguy kịch khó qua khỏi





BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad