Chuyện Hữu Thỉnh và Phan Nhật Nam: Nhà văn và câu chuyện hoà giải dân tộc - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

Chuyện Hữu Thỉnh và Phan Nhật Nam: Nhà văn và câu chuyện hoà giải dân tộc


Hữu Thỉnh (trái) và Phan Nhật Nam. Nguồn: internet

Gã có tí toáy viết văn nhưng không nhận mình là nhà… văn. Tuy vậy chuyện văn chương là chuyện rung dây động… lòng con người nên gã cũng quan tâm nhiều lắm.

Mới đây nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo – một tài thơ đương đại của nước nhà có đưa ra lời bình về việc nhà văn Phan Nhật Nam từ chối thẳng thừng lời mời của nhà thơ Hữu Thỉnh nhân danh Hội NV VN về nước dự diễn đàn các nhà văn hoà giải, hoà hợp dân tộc.

Nói cho nhanh, gã tôn trọng ý kiến của Phan Nhật Nam. Và nói cho nhanh nữa gã không đồng tình bác Tạo cho rằng việc Phan Nhật Nam từ chối lời mời là…. quá khắt khe.

Vấn đề của một người như nhà văn Phan Nhật Nam từng trải, đau đời, yêu nước chịu cảnh tha hương không hề là chuyện thù hận cá nhân cái chính thể mà bác Thỉnh đại diện cho nhánh văn chương. Nếu vậy, bác Nam quá nhỏ nhặt, tầm thường.

Vấn đề là với tư cách một nhà văn mà những tư tưởng công bằng, nhân văn, bác ái và nghệ thuật đích thực là tôn chỉ của ngòi bút cùng ngòi bút ấy đứng về nhân dân, dân tộc hay không, bác Nam có quyền có những khắt khe của mình.

Bác Nam thậm chí có quyền xem xét đối tượng của mình có thành tâm vì quốc gia dân tộc hay không để nhận lời mời. Đó là niềm kiêu hãnh chính đáng của một nhà văn mà ở VN lâu nay nhiều người mang tiếng là nhà văn nhưng bỏ quên mất.

Vì vậy, khi phê bác Nam không mở lòng với bác Thỉnh, thì bác Tạo đã quên yếu tố niềm tin. Với nhà văn chân chính niềm tin là thước đo của trang viết và sự nghiệp. Bác Nam không tin bác Thỉnh, thì bác Tạo một thi nhân chả phe phái nào cần đặt câu hỏi vì sao bác Nam lại không tin bác Thỉnh chứ? Vậy thì vấn đề là bác Thỉnh chứ đâu phải là bác Nam.

Tuy vậy bác Phan Nhật Nam kính mến à, nếu bác từ chối về thăm tổ quốc và đồng bào của mình, với gã, lại là câu chuyện khác đấy nhá.

Một nhà văn không cho phép mình đánh đồng thể chế mình không ưa với tổ quốc của mình.

Một nhà văn không cho phép mình đánh đồng những nhà cai trị mình ghét với đồng bào của mình.

Phạm Duy lớn chính ở điều ấy.

Và gã được biết mới đây bác cũng đã âm thầm về VN đi thăm quê, gặp gỡ những văn nhân, bạn bè mà bác quý mến.

Quốc gia, dân tộc hơn bao giờ hết cần những tác phẩm hay làm rạng rỡ cho người Việt, và đó là những giá trị đích thực nhất mà nhà văn cống hiến cho quốc gia, dân tộc của mình.

Vâng, ở góc nhìn đó thì sự tha hương hay sống trên quê hương chỉ là chọn lựa của nhà văn mà thôi, vì nó không hề ảnh hưởng đến sự vĩ đại của nhà văn có cống hiến như thế cho quốc gia dân tộc.


Mời xem Video: Tiết lộ âm mưu triệt hạ Trần Đại quang của Nguyễn Phú Trọng đã được lên kế hoạch sau Đại hội Đảng 12?



FB Lưu Trọng Văn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad