Như Engene Lawson nói: “Điều mà Trung Quốc đắn đo chủ yếu đối với Việt Nam không phải là chuyện cướp đoạt của cải, mà chính là vì an ninh của bản thân Trung Quốc. Điều mong mỏi nhất quán trong chính sách của Trung Quốc là muốn ở khu vực bắc Việt Nam phải do một Chính phủ tương đối hữu nghị thân thiện lãnh đạo. Vì trong giới lãnh đạo của Trung Quốc Cộng sản hiện nay vẫn ghi nhớ một nỗi đau là vào cuối thế kỷ XVIII người Pháp đã thâu tóm khu vực Đông Dương và vùng Tây Nam của Trung Quốc thành phạm vi thế lực của mình. Năm 1940, vì lợi ích quân sự, người Nhật đã nắm lấy quyền lực hành lang Việt Nam – Tokyo”. Kỳ vọng truyền thống của Trung Quốc đối với Việt Nam là Trung Quốc muốn Việt Nam trở thành một quốc gia đệm ở trên vùng biên giới để đối phó với những nguy cơ từ sự xâm lược từ bên ngoài vào. Cho đến ngày hôm nay, khi phải lo lắng ý đồ Liên Xô bao vây Trung Quốc, thì kỳ vọng đó vẫn cứ tồn tại. Chỉ nhìn bối cảnh lịch sử 2.000 năm, chúng ta cũng không thể xem thường Chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc và mưu đồ Hán hóa các quốc gia xung quanh họ. Còn hiện nay Chủ nghĩa bá quyền dân tộc cộng với sức mạnh của hình thái ý thức, thì đó chính là thứ Chủ nghĩa cộng sản dưới sự chỉ đạo của tư tưởng Mao Trạch Đông, Tình cảm của người Việt Nam đối với Trung Quốc tương đối phức tạp, nó là một mối mâu thuẫn chứa đầy hận thù với hữu nghị.
Một mặt, người Việt Nam ca tụng và tôn trọng Trung Quốc như là nơi bắt nguồn cho những quan niệm mới, những tư duy mới của họ: tư tưởng và quan niệm về các mặt chế độ nhân viên hành chính, tư tưởng Nho gia, ngôn ngữ và cả đến chế độ nông nghiệp của Trung Quốc, thế nhưng trên mặt khác, người Việt Nam bao giờ cũng nghi ngờ ý đồ thật của Trung Quốc xâm lược Việt Nam và họ rất căm ghét thái độ ngạo mạn của người Trung Quốc đối với “Nam man”. Thực trạng quá khứ Trung Quốc xâm lược Việt Nam đã làm cho người Việt Nam khiếp sợ sự thống trị của Trung Quốc, thậm chí ngay cả ở trong nước người Việt Nam cũng rất sợ bị các Hoa kiều có thành đạt về mậu dịch và buôn bán khống chế. Đương nhiên có một phần nhân cách con người dân tộc Việt Nam đã bị Trung Quốc hóa, song họ vẫn rất kiên trì bảo vệ giữ gìn tính độc lập về văn hóa và tính cách của chính bản thân mình. Đến khoảng cuối thế kỷ XIX, có hai sức mạnh làm cho những người cách mạng Trung Quốc và những người cách mạng Việt Nam gắn bó với nhau: Sức mạnh thứ nhất là Chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của tiên sinh Tôn Trung Sơn đã lật đổ Chính phủ Mãn Thanh, đó là tấm gương cho những người Việt Nam dân tộc chủ nghĩa. Sức mạnh thứ hai là cả hai bên đều có chung mục đích cố gắng đánh đổ Chủ nghĩa đế quốc phương Tây mà đỉnh cao của nó biểu hiện ở việc cách mạng Việt Nam đã đánh đổ được ách thống trị của hai cường quốc Pháp và Mỹ.
Alexiou có chỉ ra rằng: chúng ta có thể dễ dàng thấy được liều thuốc kích thích Trung Việt quan hệ với nhau. Đó là vào những năm cuối đời nhà Thanh, tiên sinh Tôn Trung Sơn đã lấy Hà Nội làm một căn cứ để phát động cách mạng Trung Quốc; còn năm 1911 những người cách mạng Việt Nam chịu ảnh hưởng của tư tưởng Tôn Trung Sơn đã lấy Quảng Châu làm một căn cứ cách mạng của mình. Harold Hinton chỉ rõ: “Con đường của Chủ nghĩa dân tộc hiện đại của Trung Quốc và Việt Nam là con đường tiến song song, cũng có khi nó gắn chặt với nhau”.
Mâu thuẫn trong quan hệ Trung – Việt đã biểu hiện cụ thể ở Hội nghị Băng Đung năm 1954. Lawson nói: “Bắc Kinh vô cùng phản đối ý đồ của Hà Nội, họ ép Hà Nội phải biểu thị công khai rằng sẽ không can thiệp vào công việc của Lào”. Năm 1954, Việt Nam đánh bại Pháp, sau đó tổ chức đàm phán ở Giơ-ne-vơ vào tháng 5, thảo luận về việc quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam và lấy vĩ tuyến 17 để phân chia Nam, Bắc Việt Nam. Hội nghị Giơ-ne-vơ là hội nghị lần đầu tiên Trung Quốc tham gia với vai trò quyền lực. Đến sau này, quan hệ Trung – Việt bị phá vỡ vào năm 1979, Việt Nam đã công bố “Sách trắng”, trong đó có nêu rõ: “lúc đó họ đã sắp sửa nhanh chóng giành được thắng lợi trên toàn Đông Dương và chỉ trích Trung Quốc trong Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 đã ép Việt Nam phải chấp nhận đề nghị phân chia Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam thành hai nước”.
“Sách trắng” còn công bố, sau khi ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ, Chu Ân Lai đã đề nghị với em trai Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Nhu để Miền Nam Việt Nam được công khai đặt Công sứ quán tại Bắc Kinh. Hành động này, theo “Sách trắng” để lộ, chứng tỏ Trung Quốc có ý đồ làm cho Việt Nam vĩnh viễn bị chia cắt. “Sách trắng” tiếp tục nói rõ, Việt Nam cho rằng mục đích cuối cùng trong chính sách ngoại giao đối với Đông Nam Á của Mao Trạch Đông là duy trì sự chia cắt Việt Nam để Trung Quốc có thể đạt được mưu đồ thống trị toàn Đông Nam Á. Lawson cũng từng nói rằng: “Trung Quốc rất hài lòng với Hiệp định này. Và trên thực tế là trong vòng 10 năm sau, Hiệp định Giơ-ne-vơ đã chi phối cách suy nghĩ của Trung Quốc trong giải quyết các vấn đề liên quan đến Việt Nam”. Cho đến tận nay, Việt Nam vẫn nói rằng, dưới sức ép của Trung Quốc, nên trong Hiệp định Giơ-ne-vơ, Lào chỉ giành được hai tỉnh của cả nước Lào để có thể làm khu căn cứ xây dựng và chỉnh đốn quân đội, Việt Nam còn tố cáo Trung Quốc khi thừa nhận chính quyền Sihanouk đã không dành cho quân Cộng sản Campuchia một vùng đất đai nào cả.
Mời xem Video: "Tại sao Nguyễn Phú Trọng bác việc Đinh La Thăng xin hoàn trả 250 tỷ để được miễn truy tố?"
Nhưng để hiểu được tố cáo của “Sách trắng” của Việt Nam, chúng ta cần phải hiểu rõ chính sách cân bằng của Trung Quốc và Liên Xô đối với Việt Nam vào lúc đó. Lawson nói: “Đã từ lâu Việt Nam phát hiện Liên Xô và Trung Quốc đều giống như nhau, cả hai đều muốn ủng hộ có mức độ cho Việt Nam chỉ đủ đạt mức phù hợp với các mục tiêu của họ. Trước năm 1954, Liên Xô ủng hộ Việt Nam vô cùng nhỏ nhoi. Và trong đàm phán ở Hội nghị Giơ-ne-vơ, Liên Xô và Trung Quốc đã cùng nhau ép buộc Việt Nam phải chấp nhận những điều kiện bất lợi.” Cho nên sau khi kết thúc hội nghị đàm phán Giơ-ne-vơ, Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh đã vun đắp quan hệ tốt đẹp với Liên Xô và Trung Quốc để giành được viện trợ cho xây dựng kinh tế và tiến hành đấu tranh ở Việt Nam.
Huỳnh Tấn Bửu
Quan hệ Quốc tế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét