Phe bảo thủ thanh trừng các đồng minh của phe cựu Thủ tướng Dũng - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Phe bảo thủ thanh trừng các đồng minh của phe cựu Thủ tướng Dũng


Dũng – Trọng, đối thủ truyền kiếp. Ảnh: Tư liệu

Khi chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ 12, được tổ chức hồi tháng Giêng năm ngoái, những người bên ngoài có thể nhận thấy một cuộc tranh đua quyết liệt giữa phe cải cách và phe bảo thủ. Những người bảo thủ dán nhãn cho phe cải cách là những kẻ ‘cơ hội’ và họ thường nói đúng. Phe cải cách cười to khi người bảo thủ lập luận rằng hệ tư tưởng (theo Lenin, chứ không phải Marx) sẽ giữ cho Việt Nam an toàn trong một thế giới hỗn loạn và đe dọa.

Đại hội đã kết thúc với thắng lợi rõ rệt về phe bảo thủ. Kết thúc cuộc đấu đá nội bộ đảng công khai một cách bất thường là việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về hưu và thông báo một Bộ Chính trị mới bị chi phối bởi những kẻ mù quáng, các tướng công an và đặc biệt bởi Tổng bí thư Đảng, Nguyễn Phú Trọng.

Đặc biệt với các nhà báo ngoại quốc, Hà Nội nhanh chóng trở nên nhàm chán. Hiện giờ, ngoài các phẫn nộ về môi trường thỉnh thoảng mới xảy ra, thật khó khăn để tìm một tin tức thu hút tại Hà Nội. Các phóng viên mới ở khu vực Đông Nam Á đã và đang chú ý tới ý niệm đang vang vọng ở giới bất đồng chính kiến Việt Nam, cho rằng việc lơ là của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong các vấn đề nhân quyền đã khuyến khích chế độ Việt Nam tăng cường đàn áp các nhà bất đồng chính trị.

Quả thật, đúng là công an Hà Nội đang bắt bớ các nhà hoạt động bất đồng chính kiến nhanh hơn bình thường. Các quan chức giám sát truyền thông của Việt Nam cũng đã đòi Facebook và YouTube gỡ bỏ những nội dung mà chính quyền coi là nổi loạn. Tuy nhiên, có một vấn đề: mối quan hệ nhân quả giữa sự lơ là của Trump và việc đàn áp các vụ tình nghi lật đổ là không hợp lý và không thể chứng minh được. Các cơ quan an ninh nội bộ của Việt Nam và các sếp chính trị của họ có những lý do riêng về những gì họ làm. Họ là nòng cốt trong một chế độ vốn kiên quyết trong việc củng cố kỷ luật trong Đảng Cộng sản và đập tan những khuấy động của công chúng đòi hỏi những thay đổi trong hệ thống.

Những độc giả thích sự tương đồng lịch sử có thể gợi lên ý tưởng rằng, Việt Nam đã bước vào giai đoạn Breznev. Cũng giống như các nhà lãnh đạo đảng Liên Xô mệt mỏi trước những ý tưởng mới của Nikita Khruschev, đã loại bỏ ông ta, và phục hồi phương sách chính thống hồi thập niên 1980, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và bộ sậu của ông ta mệt mỏi về thái độ ngạo mạn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với kỷ luật đảng và mối quan hệ nồng ấm với các doanh nhân phô trương sự giàu có. Họ bắt tay nhau để đè bẹp việc Dũng tranh giành với Trọng cái ghế cao nhất trong đảng. Bây giờ dường như họ đã làm cho Chính phủ Việt Nam trở lại phục tùng Bộ Chính trị.

Khi Trọng tái đắc cử chức Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ hai, đã có thông tin cho rằng ông có ý định rút lui vào năm 2018, nhường ghế cho đàn em là Đinh Thế Huynh, trước đây là trùm tuyên truyền và bây giờ đứng đầu Ban Bí thư đảng. Tuy nhiên, vào tháng 6, có tin cho rằng Huynh đang được điều trị một căn bệnh trầm trọng ở Nhật Bản; do đó, hồi tháng 8, có ý kiến khẳng định rằng Trọng 73 tuổi sẽ tiếp tục công việc của mình cho đến năm 2021.

Trọng như một nhà tu khổ hạnh; một số người gọi ông là kẻ lỗi thời. Trong một hệ thống mà các quan chức cao hiếm khi bỏ lỡ cơ hội để biến chức vụ thành lợi nhuận, từ lâu ông đã là kẻ thù của tham nhũng trắng trợn. Sau khi Trọng sử dụng chiến thuật để loại Dũng tại Đại hội 12, không ai ngạc nhiên về sự sống lại của Nghị quyết 4 của đảng, một tuyên ngôn thanh lọc được BCHTW thông qua hồi tháng 1 năm 2012. Nghị quyết 4 đã trở thành một văn bản chết sau khi Trọng cố gắng hạ gục Dũng nhưng thất bại hồi cuối năm đó. Bây giờ, báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng, giải thích “tình hình tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện hàng ngày tinh vi, phức tạp hơn và gây xáo động dư luận xã hội”.

Trọng đã đúng. Tham nhũng đang lan tràn, nó nằm ngay trong nền chính trị của Việt Nam và đó là một lực cản rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Ở cấp độ vi mô, người dân trả những khoản hối lộ lớn để con cái được vào trường tốt hơn, chủ cửa hàng phải nạp tiền cho công an khu vực mà chính họ (những viên công an này) lại phải chung chi cho cấp trên, tài xế xe tải và xe buýt phải thủ sẵn các phong bì chứa đầy tiển để bảo đảm rằng, nếu chặn lại, họ không phải phí một hoặc hai ngày tại tòa án vì một vụ vi phạm dàn dựng. Ở cấp độ vĩ mô là việc tìm cách bòn rút qua phân bổ sai các nguồn lực khan hiếm. Mọi thứ đều quá thường xuyên, việc làm chỉ tới những người đưa hối lộ nhiều nhất, chứ không phải tới những ai xứng đáng nhất. Công ty nào lại quả nhiều nhất sẽ được thắng thầu, cho dù có khả năng nhất hoặc có đưa ra giá thầu thấp nhất hay không.

Vào thời ông Dũng, một số chủ ngân hàng hoặc nhà quản trị doanh nghiệp nhà nước mà sự tham lam rõ rệt vượt quá khả năng suy xét của họ, đã bị bắt, bị khai trừ đảng, bị truy tố và thậm chí bị xử tử hình như một sự cảnh cáo cho những kẻ còn lại. Điều này vẫn còn [xảy ra] vào thời của Trọng, nhưng bây giờ việc săn lùng những kẻ làm sai rõ ràng là chủ động hơn. Đặc biệt, chế độ hiện hành của Việt Nam đã nhắm vào một băng nhóm quan chức cấp cao tập trung ở Petro Vietnam (PVN), doanh nghiệp dầu khí nhà nước, vì “điều hành kém và sai phạm nghiêm trọng”. Kẻ đầu tiên bị đem ra xử lý là cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, và người bạn thân của ông ta là Trịnh Xuân Thanh, cựu lãnh đạo Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí của PVN. Sau đó, chuyển sang cựu chủ tịch PVN Nguyễn Xuân Sơn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, Chủ tịch Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình, và chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Trầm Bê.

Phân tích mạng lưới các vụ bê bối, các nhà báo độc lập có liên kết với nhau đã kết luận rằng, Đinh La Thăng sẽ sớm ra đi. Mặc dù Thăng, là Bộ trưởng Giao thông Vận tải có vai vế cao dưới thời Dũng, đã được đề bạt vào Bộ Chính trị và được cử làm Bí thư Đảng ủy Sài Gòn chỉ một năm trước đó, ông đã bị dính líu vào các quan hệ đỡ đầu cho các đối tượng vừa nêu. Và quả thực, vài tuần trước khi Trọng triệu tập cuộc họp nửa năm thường lệ của BCH Trung ương đảng hồi đầu tháng 5, Thăng đã bị triệu ra Hà Nội, bị loại khỏi Bộ Chính trị, và bố trí vào vị trí ngồi chơi xơi nước.

Chính các nhà báo này dự đoán rằng, Nguyễn Văn Bình và một số thuộc cấp cũ của ông ta sẽ rơi rụng kế tiếp. Bình đứng đầu Ngân hàng Nhà nước dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và được đưa vào Bộ Chính trị tại Đại hội đảng lần thứ 12, nhưng ông được phân công giữ vai trò không đáng kể trong chế độ hiện hành.

Phạm Chí Dũng, một blogger bất đồng chính kiến, từng là quan chức cao cấp, kết luận trong một bình luận gần đây cho VOA, rằng “mọi con đường đều dẫn đến Nguyễn Tấn Dũng”.

Trong tình huống đó, Trịnh Xuân Thanh là kẻ mở đường. Tay cựu giám đốc điều hành PVC trốn khỏi Việt Nam năm ngoái khi bị công an bao vây. Chường mặt ra ở Berlin, ông xin được tị nạn nhưng ngay trước khi lời yêu cầu của ông được xem xét vào ngày 24/7, Thanh một lần nữa bị biến mất, lần này lại ló mặt ở Hà Nội. Ông ta đã bị nhân viên an ninh nhà nước Việt Nam bí mật di lý về Việt Nam, những người này khẳng định rằng Thanh tự nguyện quay về.

Trong khi các viên chức Đức bực dọc, những người phát ngôn của Hà Nội nhún vai coi thường các phản đối của Berlin. Họ dường như tin rằng việc Việt Nam xâm phạm [nước Đức] sẽ không lãnh hậu quả lâu dài trong quan hệ song phương. Bây giờ hãy nhìn xem Thanh làm chứng chống lại các cộng sự cũ của mình, có lẽ bao gồm cả Dũng.

Carl Thayer, người đứng đầu phương Tây trong việc theo dõi tình hình Việt Nam, vẫn cho rằng tiền lệ giải thích hầu hết mọi thứ mà Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện. Trọng có một món nợ cá nhân cần giải quyết; ông đã bị Dũng làm nhục trong một cuộc đối đầu đáng chú ý cách đây 5 năm. Liệu Trọng sẽ tìm cách truy tố Dũng khi Dũng mất ảnh hưởng? Có lẽ không; chưa có tiền lệ đưa uỷ viên Bộ Chính trị về hưu vào tù.

Nói cách khác, nếu việc truy tố các cựu lãnh đạo cao nhất trở thành chuẩn mực mới, thì hầu như không ai trong số họ được an toàn. Tham nhũng có hệ thống đã nở rộ trong thời kỳ Dũng [cầm quyền]. Nó phức tạp hơn trước đây, nhưng không có gì mới. Kể từ khi Tổ chức Minh bạch Quốc tế bắt đầu xếp hạng các nước nhiều hay ít tham nhũng 22 năm trước đây, Việt Nam vẫn ở gần cuối danh sách.

Trọng có phát biểu nổi tiếng vài năm trước đây “Đánh chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định”. Điều ông Trọng muốn nói rõ ràng: đối với phe thủ cựu, không có gì biện minh cho việc Đảng Cộng sản mạo hiểm thả lỏng đối với nhà nước Việt Nam.

Do đó, Dũng là nguy hiểm nhất không phải vì ông đã xây dựng quyền lực của mình trên chủ nghĩa tư bản bè phái, mà vì ông không tôn trọng thể chế của đảng. Việc Dũng coi thường Trọng là rõ ràng. Dũng không tính toán được rằng Trọng sẽ thành công trong việc tô vẽ ông là một Khruschev hoặc Gorbachev Việt Nam. Ông không lường trước được rằng họ sẽ lập một liên minh gồm ‘bất cứ ai trừ Dũng’ để ngăn tham vọng của ông. (Tiết lộ: tôi cũng không lường được).

Dù vậy, công chúng Việt Nam sẽ không, hay ít nhất là chưa, cổ vũ cho chiến dịch của Trọng. Rất nhiều vụ lợi dụng chính sách để bòn rút sẽ bị phơi bày nếu các nhân vật thuộc bè cánh của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị truy tố, nhưng cho đến nay chiến dịch của Trọng trông giống như một cuộc trả thù hơn là một cuộc thanh lọc nội bộ. Những người thích buôn chuyện chính trị trong và ngoài đảng đang theo dõi chặt chẽ. Dù cuốn hút, nhưng họ không ngây thơ. Họ sẽ không cổ vũ trừ khi cuộc thanh trừng mở rộng đến những quan chức tham nhũng có thể nhìn thấy rõ, vốn không nằm trong phe cánh của Dũng.

Bộ Chính trị do Đại hội Đảng lần thứ 12 dựng lên, đặt nặng với những người thực hiện công việc của họ trong bộ máy quan liêu của đảng cùng các tướng công an. Trọng không thể làm mà không có công an hậu thuẫn, nhưng chính Bộ Công An lại là tổ chức nổi tiếng là tham nhũng nhất, chỉ đứng sau hệ thống tư pháp của Việt Nam.

Những người Việt Nam theo sát các vấn đề quốc gia vẫn đọc báo chí bị giám sát, so sánh tường thuật trong các tờ báo hàng đầu với các tin tức và bình luận đăng trên mạng. Thỉnh thoảng các tờ nhật báo quốc gia cũng qua mặt kiểm duyệt được một bài, như bài báo không cảm xúc của Tuổi Trẻ ngày 3 tháng 9, rằng trong chiến dịch chống tham nhũng kéo dài cả năm kết thúc vào ngày 31 tháng 7, Sở Công an thành phố Hồ Chí Minh chỉ moi ra được một trường hợp tham nhũng trong hàng ngũ của mình.

Cựu Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh phục vụ 5 năm, toàn bộ trong nhiệm kỳ thứ hai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Khi rời khỏi chức vụ, phát biểu trước Đại hội lần thứ 12, nhà kỹ trị được kính nể này đã gióng lên hồi chuông báo động. Việt Nam đã đụng vào tường, Vinh giải thích. Đất nước vẫn được hưởng lợi từ ‘thành phần dân số thuận lợi’ (‘demographic dividend‘) và dòng tiền đầu tư nước ngoài rất lớn. Tuy nhiên, việc phát triển của quốc gia sẽ bị chựng lại, trừ khi có một đợt cải cách mới, lần này là chính trị và thể chế. Đất nước sẽ không đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, sẽ không bao giờ trở nên giàu có.


Mời xem Video: Bộ Công An khởi động tái điều tra vụ Bí thư Thành ủy Nguyễn Phú Trọng liên đới thất thoát 3.000 tỷ?



Vinh nói đảng phải lựa chọn. Đảng có thể truy lùng các cá nhân tham nhũng một cách có chọn lọc và duy trì sự thống nhất của đảng. Hoặc có thể coi tham nhũng một cách nghiêm túc hơn, bằng cách cải cách thể chế đang dung dưỡng nó.

Vinh nói đảng phải lựa chọn. Đảng có thể truy lùng các cá nhân tham nhũng một cách có chọn lọc và duy trì sự thống nhất của đảng. Hoặc có thể coi tham nhũng một cách nghiêm túc hơn, bằng cách cải cách thể chế đang dung dưỡng nó.

David Brown, nhà ngoại giao Mỹ về hưu, từng làm việc tại Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn từ năm 1965-1969 và làm quản lý của một dự án NGO ở miền Bắc từ năm 2005-2009.

Tác giả: David Brown | Asia Sentinel
Dịch giả: Song Phan
Tiếng Dân
Nguồn: Vietnam’s Conservatives Purge Former PM Dung’s Allies - David Brown | Asia Sentinel

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad