Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe |
Phản đối
Đề nghị thành lập Viện Đạo đức học của Phó Giáo sư Nguyễn Trọng Phúc được đưa ra tại Hội thảo khoa học quốc gia “Sửa đổi lối làm việc-Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, diễn ra vào sáng ngày 18 tháng 10, do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức.
Nguyên Viện trưởng Lịch sử Đảng, ông Nguyễn Trọng Phúc nhắc lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng cán bộ là cái gốc của Đảng và của mọi công việc nên việc thành lập Viện Đạo đức học là cần thiết để huấn luyện cán bộ và những giảng viên mẫu mực sẽ được tuyển chọn để phụ trách công tác giảng dạy. Phó Giáo sư Nguyễn Trọng Phúc còn kiến nghị Viện Đạo đức học sẽ trực thuộc quản lý bởi Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Tuyên giáo Trung ương.
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận chỉ trong vòng xấp xỉ vài giờ đồng hồ Báo mạng VnExpress.net đăng tải thông tin vừa nêu, trên trang fanpage của tờ báo mạng này có khoảng 60 ý kiến nhưng hầu hết đều phản đối, cho đó là “điều nực cười” vì “uốn tre chứ không uốn măng”; vả lại chủ trương của Chính phủ là bộ máy nhà nước cần được tinh giản, nhưng với đề xuất này thì phải gánh thêm một cơ quan hoạt động không mang lại hiệu quả mà còn tiêu tốn ngân sách. Nhiều người lý giải rằng đạo đức phải được dạy từ nhỏ chứ không đợi đến khi trở thành cán bộ rồi mới vào Viện Đạo đức học để được huấn luyện. Một độc giả nhấn mạnh đạo đức thuộc về bản chất của mỗi cá nhân nên để thay đổi bản chất của một người là điều rất khó, nhất là trong bối cảnh vô số cán bộ từ địa phương đến trung ương bị tha hóa, tham ô tham nhũng và lạm quyền như hiện nay.
Không phải chỉ có mở trường mà với một chế độ như hiện nay vẫn là tàn nhẫn với dân, vẫn là cướp bóc của dân một cách trắng trợn, tham nhũng thì không có cách gì đẩy lùi được. Thế thì việc lập một trường dạy về đạo đức cho cán bộ cũng như kiểu dán cao cho bệnh ung thư, chỉ xoa dịu giảm đau một chút nhưng thực ra bệnh hoạn vẫn trầm trọng bên trong -Ông Nguyễn Khắc Mai |
“Vấn đề muốn có đạo đức xã hội thì cần thay đổi nhiều lắm, đặc biệt là thể chế, thiết kế của hệ thống xã hội phải thay đổi. Nền giáo dục, kể cả giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học cũng phải thay đổi. Trên cơ sở đó thì mới có được nhân tố con người. Và khi đã có nhân tố con người thì mới đặt ra vấn đề là học đạo đức, mà đặc biệt là đạo đức công chức; tức là đạo đức công vụ, đạo đức làm việc để phụng sự và quản lý xã hội, gọi là đạo đức nghề nghiệp nhưng phải trên cơ sở một nền giáo dục tử tế, nhân văn thì mới hình thành được tốt.
Hai nữa, không phải chỉ có mở trường mà với một chế độ như hiện nay vẫn là tàn nhẫn với dân, vẫn là cướp bóc của dân một cách trắng trợn, tham nhũng thì không có cách gì đẩy lùi được. Thế thì việc lập một trường dạy về đạo đức cho cán bộ cũng như kiểu dán cao cho bệnh ung thư, chỉ xoa dịu giảm đau một chút nhưng thực ra bệnh hoạn vẫn trầm trọng bên trong.”
Qua đề nghị của ông nguyên Viện trưởng Lịch sử Đảng, Phó Giáo sư Nguyễn Trọng Phúc, dư luận thắc mắc rằng có phải phong trào “Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được phát động bao năm qua không đạt kết quả gì? Tiến sĩ Hán-Nôm Nguyễn Xuân Diện từng lên tiếng với RFA liên quan phong trào này:
“Sự suy thoái đạo đức trong Đảng ngày càng trầm trọng. Cho dù Đảng và Nhà nước đã phát động rất mạnh mẽ và tốn rất nhiều tiền của cho phong trào học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng không đem lại mấy kết quả cho việc chấn hưng lại đạo đức của Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam nói riêng và đạo đức của toàn xã hội nói chung.”
Luật sư Nhân quyền-Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đài cũng đã nói rằng một nhà nước tuyệt đối hóa quyền lực như Việt Nam thì sẽ tha hóa tuyệt đối về đạo đức và lối sống của cán bộ đảng viên, do đó họ điều hành đất nước chỉ với mục đích nắm trong tay quyền lực và lợi ích cho riêng họ.
Phản tác dụng?
Ông Nguyễn Văn Khấn cho biết thuộc gia đình cách mạng, nghe theo lời vận động của Đảng ủy và Ủy ban nhằm thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương nên ông cùng 16 người khác tham gia vào thành lập Quỹ Tín dụng Nhân dân hồi năm 1995 và sẽ thanh lý tài sản chia cho cổ đông sau 20 năm hoạt động. Ông Nguyễn Văn Khấn, trong vai trò Chủ tịch Hội đồng Quản trị, vào năm 2008-2009 phát hiện ông Võ Văn Của, là Giám đốc Điều hành, chỉ đạo cấp dưới cố ý làm sai nguyên tắc tài chính kế toán để thu lợi bất chính. Ông Khấn kể lại:
Sự suy thoái đạo đức trong Đảng ngày càng trầm trọng. Cho dù Đảng và Nhà nước đã phát động rất mạnh mẽ và tốn rất nhiều tiền của cho phong trào học tập đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng không đem lại mấy kết quả cho việc chấn hưng lại đạo đức của Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam -TS. Nguyễn Xuân Diện |
Ông Khấn đã làm hồ sơ gửi đến cơ quan các cấp của Đảng từ địa phương đến trung ương nhưng đều không nhận được hồi đáp. Năm 2010, ông Khấn quyết định ra khỏi Đảng. Ông Khấn khẳng định với chúng tôi hoàn toàn không có niềm tin là đạo đức của cán bộ đảng viên sẽ tốt hơn nếu được huấn luyện.
Quyết định ra khỏi Đảng của của ông Nguyễn Văn Khấn không phải là cá biệt, mà trong những năm gần đây ngày càng có nhiều đảng viên tuyên bố từ bỏ tham gia Đảng Cộng Sản Việt Nam với lý do tổ chức này hiện chỉ là một tổ chức của những người “tham quyền cố vị”, “mua quan bán chức”, “tranh giành quyền lực” và hơn hết là “không có tâm” lẫn “không có tầm” để lãnh đạo quốc gia.
Mời xem Video: Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Bình Minh có nguy cơ bị mất chức Bộ Trưởng Ngoại Giao, Tại sao?
Cũng vì các lý do đó, những người dân khắp nơi ở trong nước mà Đài RFA tiếp xúc quả quyết không cần thiết xây dựng Viện Đạo đức học dành cho cán bộ, vì như thế chỉ khiến dân chúng càng bất mãn hơn đối với chính quyền mà thôi.
Hòa Ái
RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét