Vấn đề là, người đứng sau bày mưu tính kế cho toàn bộ sai phạm của Cienco 5 là ông Thân Đức Nam (nguyên Chủ tịch CIENCO 5), hiện là Phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, cho đến nay vẫn chưa bị “sờ gáy” trước hành vi chiếm đoạt tài sản nhà nước của mình. Phải chăng pháp luật có lỗ hổng tạo điều kiện cho ông Nam “chui lọt lỗ kim”, hay vì ông có liên quan đến lợi ích nhóm nên việc khui ông ra là điều không thể?
Thân Đức Nam một thời là cái tên hot nhất trên thương trường Việt Nam nhờ giàu lên ngoạn mục nhờ việc cấu kết với chính quyền địa phương “đổi đất lấy hạ tầng” mà thực chất là nơi tham nhũng đất đai của nhà nước. Dưới sự chỉ đạo của Thân Đức Nam, Cienco 5 đã đứng ra cam kết sẽ xây dựng dự án trục đường phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ), đổi lại công ty này được làm chủ đầu tư 03 khu đô thị nằm ở vị trí vàng liền kề thành phố là: Thanh Hà A, Thanh Hà B và Mỹ Hưng. Trước “món mồi béo bở”, ông Thân Đức Nam lập tức bày kế hoạch để chiếm đoạt cả 3 dự án trên thông qua thủ đoạn mua bán chuyển nhượng cổ phần, và bước đầu tiên trong toàn bộ kế hoạch của ông Nam chính là thành lập Cienco 5 land.
Ở vị trí lãnh đạo Cienco 5, ông Nam lập tức chỉ thị giao lại dự án trục đường phía Nam cho CIENCO 5 Land đầu tư. Đây rõ ràng là hành vi vi phạm phát luật vì Cienco 5 chỉ chiếm 40% ở Cienco 5 land. Thế nhưng không hiểu sao vụ chuyển giao vẫn diễn ra trót lọt? Đáng chú ý, việc thoái hóa vốn nhà nước ở Cienco 5 land là điển hình của việc chiếm đoạt tiền nhà nước thông qua cổ phần hóa doanh nghiệp, vụ việc từng bị báo chí phanh phui nhưng chỉ một thời gian ngắn không hiểu sao bỗng rơi vào quên lãng?
Cuối tháng 6/2016, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã có văn bản số 454/Cv-ANĐT-P5, yêu cầu dừng hoạt động huy động vốn liên quan đến việc kinh doanh bất động sản thuộc Dự án khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5 do có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc thực hiện dự án BT, đầu tư đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ) và các dự án hoàn vốn: Khu đô thị Thanh Hà Cienco 5 (trước đây là Thanh Hà A, Thanh Hà B), Mỹ Hưng- Cienco 5 do Cienco 5 là chủ đầu tư, ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân liên quan.
Liên quan đến dự án này, sau quá trình xét xử vụ án lừa đảo tại dự án Thanh Hà – Cienco 5 Land, Hội đồng xét xử TAND Cấp cao tại Hà Nội công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), về hành vi Tham ô tài sản theo quy định tại Điều 278 Bộ luật Hình sự.
Do chỉ chăm chăm cho kế hoạch “nuốt chửng 3 con mồi lớn”, dự án đường trục phía Nam đã bị Cienco 5 land của ông Nam ngó lơ, thậm chí bỏ không, cố tình không triển khai xây dựng. Mặc dù được khởi công từ năm 2008 và đã qua nhiều lần điều chỉnh nhưng đến nay, sau gần 10 năm triển khai, dự án đường trục mới chỉ làm được hoàn thiện thảm nhựa hơn 1km từ ngã ba Kiến Hưng đến cổng làng Thanh Thùy (Thanh Oai). Thậm chí, tuyến đường vẫn bừa bộn, lổn nhổn những “cái bẫy” đe dọa an toàn giao thông các phương tiện qua lại hàng ngày….
Nghiêm trọng hơn, qua kiểm tra, Thanh tra Chính phủ còn phát hiện một loạt sai phạm của dự án đường trục của Cienco 5 Land: Cienco 5 không thực hiện nghiêm túc các quy định của hợp đồng BT đã ký kết. Cienco 5 đã chiếm dụng ngân sách Nhà nước suốt thời gian dài đối với số tiền 920 tỷ đồng chỉ phí lãi vay và chênh lệch phải nộp ngay vào NSNN là 510 tỷ đồng. thậm chí trong quá trình kiểm tra, Cienco 5 đã có thái độ không hợp tác, chống đối cản trở Thanh tra chính phủ thực hiện nhiệm vụ, vi phạm quy định tại khoản 6 Điều 13; khoản 1 Điều 4; khoản 2 Điều 58 của Luật Thanh tra. Trước những sai phạm trên, Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND TP. Hà Nội yêu cầu Cienco 5 nộp ngay vào NSNN 1.428 tỷ đồng.
Biết trước hệ quả tất yếu này, và trước tình trạng Cienco 5 chìm ngập trong nợ nần, ông Nam sớm dọn đường thoát thân cho mình, không biết bằng thủ đoạn nào, ông Thân Đức Nam đã được Bộ GTVT cho thôi chức Tổng giám đốc Cienco 5 từ tháng 8/2012. Ngay sau khi nắm trọn 3 dự án Thanh Hà A, Thanh Hà B, Mỹ Đức, ông Thân Đức Nam liền bán lại cho Tập đoàn Mường Thanh với giá 1.500 tỷ đồng. Chỉ bằng một vài động tác, thủ thuật xảo trá, tận dụng lỗ hổng trong cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng”, ông Nam đã túi riêng hơn 1.500 tỷ đồng của nhà nước mà bản thân chẳng mất mát gì.
Chưa hết, không chỉ một mình ông Thân Đức Nam, các anh em máu mủ của ông này là Thân Hoà, Thân Hoá, Thân An đã thâu tóm chiếm đoạt của nhà nước rất nhiều bất động sản trên khắp cả nước gồm cả ở Đà Nẵng, Quảng Ninh,… Bằng cái gọi là dự án lấn biển, ông Thân Đức Nam bằng quan hệ đi đêm, phong bì dày cộm đã nhanh chóng được cấp phép lấp gần 30ha đất ở phường Vực Đăng, 70ha đất ở phường Cao Xanh, tỉnh Quảng Ninh. Mang tiếng là thay đổi bộ mặt Quảng Ninh, nhưng Thân Đức Nam đã đút túi nghìn tỷ đồng để tiếp tục triển khai ở nhiều dự án khác như Thanh Hà, Đan Phượng, Mỹ Hưng.
Dư luận ở Đà Nẵng cho rằng ông Thân Đức Nam như lãnh chúa. Sai phạm lớn như vậy, nhưng ông Thân Đức Nam vẫn bình yên, không việc gì, kể cả Ủy ban kiểm tra Trung ương vào kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng, nhưng ông Thân Đức Nam không hiểu sao vẫn “vô can”? Phải chăng đúng như lời đồn, đằng sau ông Thân Đức Nam là lãnh đạo cấp cao? Theo như ông Thân Đức Nam tự giới thiệu thì ông Nam là em Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (?) cùng quê Quảng Nam.
Trước đây thiên hạ từng đồn thổi, nhờ sự dẫn mối của Thân Đức Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc mới được chuyển được ra làm Văn phòng chính phủ, ông Thân Đức Nam muốn làm Thứ trưởng Bộ GTVT để có thể vơ vét, kiếm trác thêm nhiều lợi ích, nhưng có vẻ như sợ hành vi của mình quá lộ, khiến dư luận chú ý, bèn chấp nhập chức Phó Chủ tịch Văn phòng Quốc hội. Với tài sản hiện có của ông Thân Đức Nam như: 5 căn nhà đẹp ở Hà Nội, 5 căn ở Sài Gòn, 5 dự án lớn ở Đà Nẵng (trong đó có nhà khách quốc hội 600 tỷ đồng, mãi chưa hoàn thiện) thì ông Thân Đức Nam nhẽ ra phải là người đầu tiên bị đưa “vào lò” trong cuộc chiến chống tham nhũng của Tổng Bí thư, thế nhưng không hiểu sao đến nay ông vẫn bình yên vô sự?
Nổi tiếng với hành vi vi phạm pháp luật, bất kỳ dự án bất động sản nào có “bàn tay” của Tập đoàn Mường Thanh (cấu kết với Thân Đức Nam) đụng vào đều bị phanh phui với hàng loạt sai phạm: xây vượt tầng, xây sai quy hoạch, thiếu hệ thống PCCC, chưa có giấy phép,… Ngay tại dự án Thanh Hà Cieco 5, nhiều nhà đầu tư cũng “vỡ mộng” ôm lỗ hàng chục tỷ đồng khi dự án dính tranh chấp, kiện tụng. Khi đó người ta còn tưởng Lê Thanh Thản là đại gia với đặc quyền không ai có, ngang nhiên lách luật mà không ai có thể “sờ gáy”. Thế nhưng mới đây có thông tin Tập đoàn Mường Thanh đã bị Thanh Tra Hà Nội chỉ rõ những hành vi vi phạm và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Bộ Công an Hà Nội để xử lý.
Mời xem Video: Tại sao Chủ tịch Nước Trần Đại Quang một tướng Công an phải trực tiếp nắm Bộ Quốc Phòng vào lúc này?
Lạ một chỗ, ông Thản có vẻ không quan tâm đến điều đó, các công trình sai phạm ở khắp các địa phương vẫn được triển khai bình thường. Đặc biệt, ở dự án Thanh Hà, mặc dù biết rõ dự án này “chứa đầy vấn đề” nhưng không hiểu sao ông Lê Thanh Thản vẫn không tiếc tiền bỏ ra cả 1.500 tỷ đồng để mua lại và ráo riết triển khai? Là ông Thản điếc không sợ súng hay đằng sau ông Thản là ai đó nên ông Thản mới bình thản như thế?
Phải chăng đã có sự bắt tay của “ông lớn” đằng sau hai ông Thân Đức Nam và Lê Thanh Thản ở hậu trường nên ông Thản mới bỏ ra trên 1.500 tỷ đồng cho Thân Đức Nam để mua dự án Thanh Hà?
Nguyễn Văn Hiền (cán bộ Tỉnh ủy Hà Tây cũ đã nghỉ hưu)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét