Vì sao an ninh Thanh Hóa điên cuồng chống người yêu nước? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

Vì sao an ninh Thanh Hóa điên cuồng chống người yêu nước?


Thiếu tướng Trịnh Xuyên (trái), GĐ Công an tỉnh Thanh Hóa và các viên công an tỉnh này. Ảnh: CATH.

Paulus Lê Sơn - Con số người yêu nước bị cộng sản Việt Nam bắt giam và truy nã trên toàn quốc tính từ đầu năm 2017 đến nay đã lên tới gần 20 người, họ đến từ mọi lứa tuổi và mọi thành phần cơ cấu trong xã hội. Tại Thanh Hóa ngày 30 tháng Bảy năm 2017, cựu tù nhân lương tâm, Mục sư Nguyễn Trung Tôn đã bị bộ công an phối hợp với an ninh Thanh Hóa bắt giam lần thứ 2 và di lý ngay lập tức ra trại B14, Hà Nội, bị cáo buộc theo điều 79.

Qua nhiều đợt bắt bớ điên cuồng trên khắp cả nước, nhưng an ninh Thanh Hóa lại chỉ có được một “dự phần nho nhỏ” trong vụ của Mục sư Tôn. Như vậy, so với an ninh các tỉnh, thành phố khác thì an ninh Thanh Hóa thuộc hàng sân sau. Mặc dù, người yêu nước, người lên tiếng phản kháng bất công tại Thanh Hóa không phải là ít.

Ngày 13.10.2017, an ninh Thanh Hóa lại tiếp tục làm tay sai cho bộ công an khi đưa cái gọi là “giấy triệu tập” đối với thanh niên yêu nước Nguyễn Văn Tráng, với nội dung làm việc gì thì không biết, nhưng theo sự ủy thác của “cơ quan an ninh điều tra – Bộ công an” vào ngày 20.10.2017 tới đây.

Không phải an ninh Thanh Hóa không có việc để làm, không có kinh phí để giải ngân cho việc rình rập, đàn áp, bắt giam người yêu nước, mà có lẽ sự kiện tại Thanh Hóa ít được dư luận quan tâm, và những nhà đấu tranh thường tản mác khắp nơi hoặc âm thầm hoặc công khai đấu tranh. Dự án làm án và số người ít ỏi đòi hỏi an ninh Thanh Hóa cần phải thỉnh thoảng “lên gân” đánh động dư luận và tìm kiếm tiền bạc từ Trung ương.

Dù biết hay không, nhưng Giám đốc công an tỉnh Thanh Hóa chưa có một tuyên bố chính thức như người hàng xóm Giám Đốc công an Nghệ An Đại tá Nguyễn Hữu Cầu: “Có hơn 150 hội nhóm phản động đang hoạt động”. Thấy người hàng xóm “ăn nên làm ra”, tiền bạc từ Hà Nội đổ về như ngàn sông chảy về biển, nên Thanh Hóa thấy lạc lõng thất thế cùng sự ghen tị. Vì vậy, những con mồi béo bở sẽ được đem ra xẻ thịt.

Một điều đáng tiếc cho an ninh Thanh Hóa đó là những người yêu nước đấu tranh thì thường bị bộ công an làm án hoặc các tỉnh thành khác vớt tay trên. Mấy năm trở lại đây, trên truyền thông dư luận thấy lác đác một số vụ án liên quan đến điều 88 hay điều 258 như vụ Đinh Tất Thắng năm 2015, ở xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân thường xuyên viết đơn khiếu kiện kéo. Vụ Hoàng Văn Giang, năm 2015, Vụ Nguyễn Danh Dũng, ở Thành phố Thanh Hóa năm 2016 về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân do an ninh Thanh Hóa khai thác.

Chỉ một vài vụ điểm qua trong mấy năm trời như vậy không có nghĩa là tại Thanh Hóa “ sạch án chính trị “ mà tự đắc khen mình giỏi, chẳng qua là an ninh Thanh Hóa nhận ra rằng họ chưa đủ tầm để đối đầu với tầm vóc lớn mạnh và tư duy vượt trội của những người đấu tranh hiện nay và số lượng người đấu tranh ngày càng nhiều.

Có lẽ an ninh Thanh Hóa chỉ biết “ăn mày dĩ vãng” với những cái được gọi là “chiến công vẻ vang” trong quá khứ. Những báo cáo lên Bộ công an hàng quý, hàng năm dường như nhàm chán, thưa dần và thường không có tác dụng để lôi kéo kinh tài để nuôi quân.

Từ những khó khăn kể trên, an ninh Thanh Hóa đang dần trở nên điên cuồng hơn trong việc đàn áp, đe dọa khủng bố và bắt bớ đối với người bất đồng chính kiến để “lấy điểm” từ Hà Nội. Nhưng họ càng điên cuồng, càng thủ đoạn chống lại dân thì lại càng khiến cho người dân thấy rõ được bộ mặt phản phúc của họ.


Mời xem Video: Hội nghị Trung ương 6: Chủ Tịch Trần Đại Quang đề nghị 3 phương án Nhân sự kế nhiệm Tổng bí thư?



Ước mơ lớn của người Thanh Hóa bây giờ là đất nước không còn bóng dáng cộng sản, không còn bị cai trị bởi sự tàn ác, độc tài, dối trá, tham nhũng của chế độ cộng sản.


Paulus Lê Sơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad