Phát Biểu của Donald Trump tại APEC 2017: Vì sao là “Ấn Độ – Thái Bình Dương”? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

Phát Biểu của Donald Trump tại APEC 2017: Vì sao là “Ấn Độ – Thái Bình Dương”?


Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc đến sáng kiến về “khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương” ở Đà Nẵng, còn cho thấy nếu như “Châu Á – Thái Bình Dương” ngày càng bị cho là chỉ tập trung vào các khu vực quanh Triều Tiên hay phía Nam của Trung Quốc, thì cụm từ “Ấn Độ – Thái Bình Dương” bao gồm các nước ven biển Ấn Độ Dương, Đông Nam Á, Australia và New Zealand và lấy 2 đại dương làm trung tâm.

Phải chăng đó là dấu chỉ của trục liên kết Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia được tái xác nhận tại Thượng đỉnh APEC 2017 vừa khép lại tại Đà Nẵng?

Phát biểu tại APEC 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cập đến sáng kiến về “khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương” thay cho “Châu Á – Thái Bình Dương”, và đây không phải lần đầu tiên ông nói về ý tưởng này.

Lý do dễ thấy nhất là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc được coi là trung tâm và cho tới nay, Trung Quốc cũng đã làm gần như tất cả những gì có thể làm được để mọi chuyện ở khu vực hay liên quan đến khu vực luôn xoay quanh Trung Quốc.

Thế nhưng trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ không còn ảnh hưởng lớn như thế nữa.

Thế nhưng trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ không còn ảnh hưởng lớn như thế nữa.

Trong khu vực ấy, bộ tứ Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia cả trên đất liền cũng như trên đại dương, sẽ không chỉ là đối trọng mà còn là đối thủ đáng gờm hơn trước nhiều đối với những lợi ích chiến lược về mọi phương diện của Trung Quốc.

Và lẽ đương nhiên, việc dùng thuật ngữ “Ấn Độ – Thái Bình Dương” cũng khiến Trung Quốc phần nào bớt quan trọng đi so với cụm từ “Châu Á – Thái Bình Dương”, mà ở đó Trung Quốc rõ ràng được cho là đóng vai trò quan trọng nhất.

Mặc dù Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương thường được coi là các vùng biển riêng biệt, nhưng Ấn Độ và Mỹ ngày càng coi chúng như một phần của vùng tiếp giáp.

Ví dụ, chiến lược biển của Mỹ năm 2015 gọi khu vực này là “Ấn Độ-châu Á-Thái Bình Dương”, trong khi Thủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Donald Trump đã đề cập đến khái niệm này trong tuyên bố chung gần đây, với tên gọi khu biệt hơn là “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.

Ấn Độ và Mỹ cùng có lợi ích khi tầm nhìn thống nhất này trở thành hiện thực. Nó sẽ làm tăng khả năng hợp tác giữa hai nước để thúc đẩy các chuẩn mực và cấu trúc tự do như thị trường tự do, sự cai trị của pháp luật và giải quyết các tranh chấp.

Ở đây, tự do hàng hải là điểm quan trọng chung của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc đến sáng kiến về “khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương” ở Đà Nẵng, còn cho thấy nếu như “Châu Á – Thái Bình Dương” ngày càng bị cho là chỉ tập trung vào các khu vực quanh Triều Tiên hay phía Nam của Trung Quốc, thì cụm từ “Ấn Độ – Thái Bình Dương” bao gồm các nước ven biển Ấn Độ Dương, Đông Nam Á, Australia và New Zealand và lấy 2 đại dương làm trung tâm.

Dưới giác độ làm ăn mua bán, rõ ràng “Ấn Độ – Thái Bình Dương” có phạm vi rộng hơn nhiều, và nói như lời cam kết của ông Donald Trump hôm chiều 10/11 tại Thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng: “Chúng ta đã là bạn bè đối tác liên minh trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương trong một thời gian dài và Mỹ sẽ tiếp tục là bạn bè và đối tác lâu dài hơn nữa trong khu vực này”.

Bên lề APEC 2017, nhiều nhà báo đồng ý rằng với “Ấn Độ – Thái Bình Dương”, Mỹ không chỉ có sân chơi mới, mà còn có cuộc chơi chính trị quyền lực thế giới mới mà ở đó Mỹ dễ dàng tập hợp được lực lượng, liên kết đồng minh và đối tác để đối phó hay ganh đua, thậm chí cả kiềm chế Trung Quốc khi cần thiết.

Trong thông điệp của mình tại Đà Nẵng, ông Trum kêu gọi các quốc gia hãy chọn sự giàu có, tự do, chối bỏ phận nghèo nàn, tôi tớ. Khẳng định giá trị của độc lập và tự do. Đặt quyền lợi của nước Mỹ như một mục tiêu cao nhất, ông Trump nhấn mạnh tại Thượng đỉnh APEC rằng: “Chúng tôi tôn trọng nền pháp trị chứ không phải những lãnh đạo độc tài”.

APEC 2017 đã khép lại, và cho đến lúc này Việt Nam vẫn chưa có được nền pháp trị để mà ông Trump phải tôn trọng. Liệu Việt Nam sẽ đáp ứng đến mức độ nào lời kêu gọi từ ông Trump: “Chúng tôi mong muốn xây dựng mối quan hệ đối tác dựa trên tôn trọng lẫn nhau. Chúng tôi mong muốn thúc đẩy quan hệ với các nước trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Chúng ta phải tìm kiếm các quan hệ thương mại dựa trên nguyên tắc công bằng và có đi có lại. Chúng tôi mong đợi các nước đối tác tuân thủ các nguyên tắc. Chúng tôi kỳ vọng các thị trường mở cửa từ cả hai phía…”.

( Tuổi trẻ/TBVN/Cafef/BBC/VOV)
VietFact

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad