Bán cổ phần SABECO – Sự phá sản của chính sách quả đấm kinh tế - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Bán cổ phần SABECO – Sự phá sản của chính sách quả đấm kinh tế


Bán cổ phần SABECO – Sự phá sản của chính sách quả đấm kinh tế

Nguyễn Ngọc Chu - Chiều ngày 18/12/2017, tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, 343 662 5b7 cổ phần của SABECO (53,59% vốn điều lệ) đã được nhà tỷ phú Thái gốc Hoa mua trọn với tổng số tiền tương đương 4,85 tỷ USD.

Tại Diễn đàn hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam hôm qua ngày 20/12/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu: “ Vì sao thương vụ bán cổ phần Sabeco thành công lớn như thế? Nhà đầu tư họ thấy niềm tin thị trường, niềm tin xã hội vào Chính phủ, vào kinh tế vĩ mô của Việt Nam”…

Có thật thế không?

1. CỔ PHẦN HÓA VỘI VÃ MỌI GIÁ SẼ LÀM THẤT THOÁT TÀI SẢN CỦA DÂN

Tục ngữ có câu “cha chung không ai khóc”. Đối với tài sản nhà nước, đã “không ai khóc” lại còn đua nhau phá. Điển hình là PVN với sự thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng mà vụ truy tố ông Đinh La Thăng cùng hàng loạt cán bộ lãnh đạo PVN qua các thời kỳ sẽ phơi bày một phần sự tàn phá dã man tài sản nhà nước. Nhưng đất nước này không chỉ có một PVN, mà có cả hàng trăm PVN’ và cả hàng trăm ngàn PVN’ đàn em khác. Chưa bao giờ tài sản của dân bị đua nhau tàn phá nhiều như thời gian hai chục năm vừa qua. Tàn phá tài sản. Tàn phá tài ngài nguyên. Tàn phá môi trường. Tàn phá nhân cách. Đó là bốn đại tàn phá đặc trưng trong hai thập niên phát triển tư bản cộng sản hoang dã ở nước ta.

Bởi thế cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là điều bắt buộc. Nhưng cổ phần hóa doanh nghiệp nào, vào thời điểm nào là điều rất quan trọng. Cổ phần hóa vội vã mọi giá sẽ dẫn đến làm thất thoát tài sản của nhân dân.

Cổ phần hóa phải có lộ trình. Sự lựa chọn doanh nghiệp để cố phần hóa phải theo các tiêu chí khoa học. Dưới đây chỉ đề cập đến hai trong số nhiều tiêu chí, nhằm tham chiếu cho phi vụ bán cổ phần Sabeco.

2. THỜI GIAN CỔ PHẦN HÓA DÀI THEO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG TÀI CHÍNH

Khi chúng ta nói đến giá m2 vuông đất ở những khu đắt nhất ở Hà Nội lên đến cả tỷ đồng, là do lượng bán đất chỉ ở tỷ phần nhỏ. Nếu đem bán cả thành phố Hà Nội cùng một lúc, thì giá 10 triệu/m2 cũng không có đủ tiền để mua.

Cổ phần hóa cũng như vậy. Nếu đem tất cả các doanh nghiệp nhà nước trong vòng một thời gian ngắn phải cổ phần hóa, thì cả xã hội không có tiền mua. Điều này sẽ làm cho trị giá cổ phần bán được thấp hơn giá trị thực tế. Cho nên không thể hấp tấp cổ phần hóa bằng mọi cách các doanh nghiệp nhà nước trong vài năm. Cách làm đó sẽ làm tổng giá trị tài sản các doanh nghiệp nhà nước thấp đi nhiều lần. Đó là cách làm thất thoát tài sản của nhà nước một cách nhanh chóng nhất, nhanh hơn cả tham nhũng.

Cho nên, cách mà Chính phủ đang ép doanh nghiệp cổ phần hóa nhanh chóng bằng được với lời đe dọa “ai không chịu cổ phần hóa thì tránh ra một bên” là điều rất nguy hiểm.

Nêu ra như vậy, để người chịu trách nhiệm trong Chính phủ phải hoạch định lộ trình cổ phần hóa mà không đốt cháy dai đoạn. Rất cần một nhóm người rất giỏi đảm nhận trách nhiệm này. Tiếc thay, những người lãnh đạo trong Chính phủ hiện nay phụ trách công việc cổ phần hóa được lớn lên trong nền kinh tế tập trung, nên tri thức về nền kinh tế thị trường bị hạn chế. Hậu quả là sẽ bị thất thoát rất lớn từ cổ phần hóa. Thấy mất tài sản mà ngồi nhìn, không thể làm gì được.

3. CỔ PHẦN HÓA THEO KHẢ NĂNG MANG LẠI LỢI NHUẬN

Bởi vì không thể huy động được tài chính để bán đúng giá cổ phần trong một thời gian ngắn, nên buộc phải cổ phần hóa theo lộ trình. Từ đó dẫn đến vấn đề tiếp theo là chọn doanh nghiệp nào để cổ phần hóa trước?

Một trong những tiêu chí quan trọng để xếp thứ tự các doanh nghiệp cổ phần hóa là tiêu chí lợi nhuận.

Những doanh nghiệp đang mang lại lợi nhuận, và các ngành nghề dễ mang lại lợi nhuận thuộc nhóm cổ phần hóa sau.

Đối với các doanh nghiệp này, điều quan trọng là đưa ra cơ chế thích hợp để thu hút những người quản lý giỏi và khuyến khích họ làm giàu cho doanh nghiệp trong khuôn khổ luật pháp, đồng thời lại có thu nhập cao chính đáng theo cơ chế thị trường được đảm bảo bởi pháp luật. Sự làm giàu theo cơ chế thị trường mà không từ tham nhũng sẽ là một điều quan trọng đảm bảo sự phất triển ổn định của doanh nghiệp.

Sẽ còn những tiêu chí khác nữa khi lựa chọn thứ tự doanh nghiệp để cổ phần hóa, mà ở đây không đề cập đến, vì không phải là mục đích chính của bài viết.

4. BÁN CỔ PHẦN SABECO – ĐƯỢC HAY MẤT?

Tham chiếu đến vụ cổ phần hóa Sabeco vừa qua, những người chủ trương bán cổ phần hân hoan vì bán được giá cao như dự định. Có thành công thật hay không?

Từ những điều nêu trên không khó để đưa ra bốn đánh giá dưới đây.

1. Bia là ngành nghề mang lại nhiều lợi nhuận ổn định. Doanh nghiệp bia phải thuộc về nhóm cổ phần hóa cuối cùng.

2. Càng để về sau, khả năng huy động tài chính càng dễ hơn và giá trị cổ phần hóa sẽ lớn hơn.

3. Khi bán một khối lượng lớn cổ phần với số tiền lớn thì việc chuẩn bị người mua là rất quan trong. Nếu chỉ có một hai người thực sự đủ tiền tham gia đấu giá thì đó là thất bại. Vì người mua sẽ khống chế được giá. Người mua sẽ càng khống chế giá thấp nữa khi nắm được thóp người bán khát khao bán bằng được. Người mua sẽ càng khống chế được giá khi họ đi đêm với một nhóm người tham gia bán cổ phần trong một môi trường tham nhũng lợi ích nhóm như hiện nay.

Chưa nói đến nguyên nhân gián tiếp về nguy cơ thâu tóm nền kinh tế bởi các nhà đầu tư gốc Trung Quốc, thì từ ba điểm trên cũng đủ để đánh giá tổng quát về sự thành bại trong phi vụ bán cổ phần Sabeco vừa qua.

5. TẠI SAO CHÍNH PHỦ BÁN CỔ PHẦN SABECO?

Đơn giản bởi đó là các cổ phần màu mỡ dễ bán, khi mà Chính phủ đang rất cần tiền. Không chỉ để chi tiêu, mà quan trọng hơn là trả nợ đến hạn. Bởi thế Chính phủ rất hân hoan.

6. TẠI SAO QUỐC HỮU HÓA ĐỂ RỒI BÂY GIỜ LẠI CỔ PHẦN HÓA?

Cuối cùng thì vẫn là câu hỏi đã được nêu ra không chỉ một lần: Tại sao lại quốc hữu hóa để rồi bây giờ lại cổ phần hóa?

Trả lời câu hỏi này không chỉ trong một trang mà nhiều pho sách. Trả lời câu hỏi này không chỉ một ngày mà cả hàng chục năm. Trả lời câu hỏi này không chỉ bằng lời nói mà bằng mồ hôi nước mắt và cả máu xương.

Nó chứng tỏ rằng trước đây, vào thập niên 50 của thế kỷ trước ở miền Bắc, và sau đó là những năm cuối thập niên 70 thế kỷ XX ở miền Nam, những người lãnh đạo nhà nước đã có những quyết định sai lầm về quốc hữu hóa, với hậu quả vô cùng nặng nề. Để bây giờ, thế hệ lãnh đạo mới phải quyết định sửa sai.

Nhưng liệu rồi cách sửa sai của lãnh đạo bây giờ có đúng chăng? Hay sẽ lại là một sai lầm khác?

Tình trạng hiện nay bắt buộc phải cổ phần hóa. Đó là con đường phải đi. Nhưng năng lực hạn chế của người ra quyết định, cùng với mục đích cá nhân đan chen không tránh khỏi, dưới áp lực của các nhóm lợi ích, thì sự sự hấp tấp vội vàng tất sẽ đưa đến những thua thiệt lớn về tài sản cũng như cơ hội phát triển của đất nước. Mà người gánh chịu thua thiệt cuối cùng không ai khác chính là nhân dân.

Chưa biết những điều nêu trên sẽ dẫn đến những hệ quả nào, nhưng có bốn hậu quả nhãn tiền, rút ra từ những phi vụ cổ phần hóa gần đây.

Một là, việc cổ phần hóa đang làm mất đi một lượng tài sản lớn của nhân dân.

Hai là, cổ phần hóa đang làm giàu có cho một bộ phận, biến họ thành những nhà tư bản cộng sản mới.

Ba là, cổ phần hóa đang đưa đến sự bất công mới về tài sản và tư liệu sản xuất trong xã hội.

Bốn là, nguy cơ thâu tóm lũng đoạn nền kinh tế bởi các nhầ đầu tư gốc Trung Quốc.

Không chỉ Sabeco. Những doanh nghiệp nào có khả năng dễ bán cổ phần cho nhà đầu tư, sẽ được Chính phủ ưu tiên bán trước. Sự lựa chọn của Chính phủ đi ngược với tiêu chí 3 nêu trên. Đơn giản bởi Chính phủ đang rất cần tiền.

Sự thâu tóm Sabeco bởi tỷ phú Thái gốc Hoa đánh đấu chấm hết cho chiến lược ‘quả đấm thép” mà cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng ôm mộng.

Nhập rồi chia, chia rồi rồi nhập. Quốc hữu hóa rồi cổ phần hóa. Người trước đề xướng, người sau phủ nhận. Đó là đặc trưng điển hình của thời kỳ “quá độ” gian lao và đau thương mà đất nước đang phải gánh chịu.

FB Nguyễn Ngọc Chu




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad