Sơ đồ tác chiến của Hải quân VNCH tại Hoàng Sa ngày 19-20/1/1974. Ảnh: internet |
Vậy quần đảo Hoàng Sa bị Trung Cộng đánh chiếm thời VNCH vào ngày này 44 năm trước, ngày 19/01/1974 và giết chết 74 người lính quyết tâm giữ đảo nhưng bất thành, có được coi là đang có tranh chấp hay không kể từ năm 1974 đến nay?
Quần đảo Hoàng Sa lúc đó đang thuộc chủ quyền của chính thể VNCH, xác lập theo Hiệp định Geneva năm 1954 ký giữa 6 bên, bao gồm cả Trung Cộng trong bàn đàm phán và ký ước. Và phía VN Dân chủ Cộng hoà vào năm 1958 đã có công hàm từ Thủ tướng Phạm Văn Đồng xác nhận về chủ quyền đối với vùng 12 hải lý của Trung Quốc tại một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ngay cả từ khi bị đánh chiếm năm 1974, phía Việt Nam DCCH vẫn chưa bao giờ có một động thái đưa vấn đề này thành tranh chấp chủ quyền về lãnh thổ đối với phần biển đảo bị Trung Cộng cưỡng chiếm từ VNCH.
Chính phủ Việt Nam thống nhất từ năm 1975 cho đến nay, chỉ phản đối các hành vi quân sự hoá và bồi đắp đảo đá nhân tạo tại quần đảo Hoàng Sa làm phức tạp thêm tình hình trên biển đông, mà chưa khi nào gửi một văn bản chính thức phản đối vấn đề chủ quyền về quần đảo Hoàng Sa bị cưỡng chiếm bằng vũ lực trái phép năm 1974 tới chính quyền Trung Quốc và/hoặc quốc tế.
Chính phủ Việt Nam phải đối mặt với việc bành trướng lớn hơn của Trung Quốc bằng việc nước này gần đây đã liên tục gây hấn và tự công nhận đường lưỡi bò 9 đoạn gần như chiếm trọn biển đông, mà phần lớn ăn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế cũng như lãnh hải của Việt Nam. Và vì hành động bành trướng bất chấp luật pháp và lấn chiếm phần lớn diện tích vùng biển, hải đảo không chỉ ở các vùng đã bị cưỡng chiếm trước đây, mà còn bao gồm cả một vùng rộng lớn hơn rất nhiều lần đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, nên việc phản đối của chúng ta thực chất mới chỉ nhằm giải quyết tình thế đối với hành động đơn phương bành trướng của những phần mà Trung Quốc cố tình nới rộng thêm, tức tạo ra một tranh chấp mới và lớn hơn, nghiêm trọng hơn để buộc một nước phải chống đỡ với những xung đột trực tiếp mà làm mờ đi phần tranh chấp trước đây.
Việc cần thiết để coi việc chiếm giữ một phần quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc từ năm 1974 cho đến nay là bất hợp pháp và thực thể do Trung Quốc đang quản lý là một thực thể vẫn đang có tranh chấp, thì buộc phía Việt Nam phải: (i) hoặc đưa đơn kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế nhằm có một phán quyết; hoặc (ii) ít nhất phải có một thông báo chính thức tới Liên Hiệp quốc cũng như chính Trung Quốc về vấn đề quần đảo Hoàng Sa thực chất thuộc chủ quyền đương nhiên và không bàn cãi của Việt Nam, bao gồm cả đối với phần biển, hải đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng vũ lực và quân sự để cưỡng chiếm 44 năm trước từ VNCH.
Đó chính là giải pháp chính trị và luật pháp hữu lý cũng như giá trị nhất để có thể cữu vãn và thiết lập lại được phần chủ quyền đối với một phần lãnh thổ là máu thịt thiêng liêng của tổ quốc, mà dân tộc ta từ bao đời đã gắng công xây đắp, bảo vệ và gìn giữ bằng vô vàn xương máu của rất nhiều những thế hệ đã qua và cho đến ngày nay.
LS. Lê Luân
FB Luân Lê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét