Hoàng Phủ Ngọc Tường “liếm mép” khi trả lời phỏng vấn năm 1981 về sự kiện Tết Mậu Thân. Ảnh cắt từ phim. |
1. Việc nhà nước tổ chức kỷ niệm, ăn mừng rầm rộ 50 năm Mậu Thân quá là vô chính trị, phản lại ngay những lời đẹp đẽ “xóa bỏ hận thù, hòa giải, hòa hợp”… Trong khi “nhiệm vụ chính trị” lúc này rõ ràng là đoàn kết toàn dân lo chấn hưng đất nước, đối phó với giặc Tàu. Khơi lại “chiến thắng, căm thù Mỹ-Ngụy” làm gì? Ko hiểu nổi!!!
2. Chính vì thế, càng kích động mối hận của các nạn nhân miền Nam trong vụ Mậu Thân, đặc biệt là người Huế. Tại sao đến giờ này, nhà nước vẫn chưa chịu có lời tạ lỗi về những cái chết oan do cán bộ, chiến sĩ hay “tự vệ” gây ra đã được không ít nhân vật có trách nhiệm thừa nhận (như Ng Đắc Xuân và Nguyên Ngọc đã cho biết). Tại sao không tổ chức “giải oan” chung cho tất cả nạn nhân chiến tranh hai bên như thầy Nhất Hạnh và bên Phật giáo đã làm? Chính sự né tránh đó khiến nhà nước khó biện minh về “chủ trương thảm sát” nếu thực sự họ không chủ trương và thực sự không có thảm sát! (Tôi đọc các tư liệu liên quan, chưa thấy thật đủ cơ sở khẳng định có hay không).
3. Hoàng Phủ Ngọc Tường rõ ràng không có mặt ở Huế trong vụ Mậu Thân, cũng như Nguyễn Đắc Xuân đã tường trình là có mặt nhưng không liên quan các vụ bắn giết, thậm chí còn cứu đc 1 số người có cơ bị giết oan. Nhưng, như lời tạ lỗi mới nhất của HPNT, ông đã quá lầm lạc khi tự miệng mình bịa đặt là mình “đi trên máu người” ở Huế. Nên suốt bao năm nay ông biện minh không nổi! (Hình ảnh ông “liếm mép” khi trả lời phỏng vấn trên phim quá ư là phản cảm!!!)
4. Nhưng vì sao lại thế? Ở đây là cả 1 chuyên đề lớn: Quan niệm về bản chất cuộc chiến Bắc-Nam 54-75 và vai trò người trí thức (đặc biệt trí thức miền Nam) trong đó. HPNT, NDX, và rất nhiều trí thức miền Nam hồi đó thấy “tận mắt” Mỹ là xâm lược, chính quyền SG là tay sai, Việt Cộng là yêu nước. Nên họ sung sướng, tự hào đc đi theo V.C. Nên HPNT mới thoải mái nhận vơ cái “oai” của người “giải phóng Huế”. Nghe ông trả lời say sưa, kéo dài, và minh định rõ lập trường địch-ta trong bộ phim thì biết!
Riêng tôi, 1 người miền Bắc, đã hoài nghi chính nghĩa của cuộc chiến ngay từ 1970, đã làm thơ trong nhật ký về câu hỏi ấy, và do đó đã bị “tập trung cải tạo” năm 1982 khi C.A bắt được nhật ký này trong nhà, nhưng ngược lại, tôi cũng thành thật thử đặt câu hỏi: Năm 1972, khi chứng kiến bom B52 rải thảm khu Sở Dầu An Dương Hải Phòng, xác dân lành chết chồng chất, nếu tôi không căm thù, nếu tôi không ca ngợi chiến sĩ phòng không hy sinh bắn máy bay Mỹ, thì tôi là thứ “trí thức” gì?
Cho nên, tôi có thể thông cảm với tình cảm chân thành (tuy bây giờ thì tôi thấy là ngây thơ, dại khờ) của các anh ấy hồi ấy!
5. Bây giờ nhìn lại thì sao? Rõ ràng qua bài viết của Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, họ vẫn tự hào về việc đóng góp cho công cuộc Cách mạng hồi ấy. Tôi tin rằng, nếu làm cuộc trưng cầu ý dân lúc này về cuộc chiến, vẫn có khá nhiều người tin rằng cuộc chiến “giải phóng miền Nam” có chính nghĩa dân tộc. Điều họ ân hận chỉ là: 1. Không lường được V.C lại đem Chủ nghĩa Cộng sản vào làm đất nước trì trệ, tụt hậu bao nhiêu năm. 2. Chính quyền bây giờ phản bội những hy sinh của họ, để bảo vệ đặc quyền cho một tầng lớp “lợi ích nhóm”.
6. Ôi! Lịch sử hiện đại VN thật oái oăm! Dân tộc VN quá bi đát, tội tình! Yêu nước trở thành có tội khi rước CNCS vào làm hại đất nước! Từ đó cả dân tộc bị chia rẽ quá lâu, không biết bao giờ mới hàn gắn đc! Có người còn bi quan nói “chia rẽ kéo dài từ hồi sông Gianh đến nay chưa xong!”
7. Tôi tin chỉ duy nhất một con đường giải thoát: Từ nay đừng ai nhắc đến chiến công hay hận thù cuộc chiến cũ, dù thế nào cũng đã lỡ rồi. Quyết thật tâm lấy tình thương, tình đồng bào để đoàn kết, hưng quốc và lo đối phó quân xâm lược Tàu! Tất nhiên “bên thắng cuộc” phải là người chủ động, thật tâm làm trước! Nếu cứ “nói một đằng làm một nẻo” mãi, buộc tôi phải ghĩ rằng có bàn tay ngoại bang đạo diễn để ngăn cản hòa giải hòa hợp dân tộc, làm dân tộc mãi mãi suy yếu để chúng dễ thôn tính! Tội chia rẽ ấy làm sao thoát nổi sự phán xét của Lịch sử?
© Hoàng Hưng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét