“Đụng độ” trong vụ MobiFone mua AVG? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

“Đụng độ” trong vụ MobiFone mua AVG?


Bộ trưởng Thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn 


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe
Bộ Thông tin - Truyền thông “cãi” Thanh tra Chính phủ

Vụ việc Mobifone mua lại 95% cổ phần Công ty nghe nhìn toàn cầu AVG bị khơi lại vào ngày 8 tháng 3 khi Văn Phòng Trung Ương Đảng có công văn thông báo Ban Bí Thư họp dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Phú Trọng để nghe Ban Cán Sự Đảng Thanh Tra Chính Phủ báo cáo vụ việc. Sau khi nghe xong, Ban Bí Thư nhận định đó là một vụ việc rất nghiêm trọng.

Bốn ngày sau khi có Chỉ đạo của Ban Bí thư về vụ việc trên, ngày 12/3, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông (TTTT) Trương Minh Tuấn cùng lãnh đạo của Mobifone và AVG đã tổ chức một cuộc họp thống nhất huỷ bỏ Hợp đồng mua cổ phần của Mobifone với AVG với trị giá hợp đồng lên đến 9.000 tỷ đồng.

Đến ngày 14/3/2018, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận điều tra vụ việc MobiFone mua lại 95% cổ phần Công ty nghe nhìn toàn cầu AVG. Theo đó, đây là vụ án kinh tế nghiêm trọng với nguy cơ thiệt hại hơn 7000 tỷ đồng của nhà nước do mua phải nợ phải trả hơn 1100 tỷ đồng của AVG. Thanh tra Chính phủ cũng nêu rõ sai phạm của 4 bộ ngành là Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và Bộ Công an trong quá trình từ khâu thẩm định dự án, tham mưu phê duyệt và phê duyệt dự án.

Phản bác của Bộ TT-TT cho thấy rõ ông Tuấn giờ chỉ còn con đường là…chiến đấu!

- Nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà
Cùng ngày 14/3, ông Lê Nam Trà, Chủ tịch Hội Đồng Thành Viên Tổng công ty Viễn thông MobiFone gửi đơn đến các lãnh đạo Đảng, nhà nước và các cơ quan chức năng đề nghị xem xét lại trách nhiệm của cá nhân ông này trong thương vụ MobiFone mua lại AVG. Trong đơn đề nghị nêu rõ: ý tưởng chào bán cổ phần của AVG và chủ trương không bán cổ phần AVG cho cổ đông AVG mà chỉ bán cho đối tác trong nước là do Bộ TT-TT quyết định, sau khi đã thống nhất với Bộ Công An. Ngoài ra, Bộ TT-TT cũng là đơn vị đưa quyết định đưa giao dịch mua cổ phần AVG vào danh mục bí mật Nhà nước và chỉ đạo MobiFone thực hiện. MobiFone đã tuân thủ chỉ đạo của Bộ TT-TT, toàn bộ quá trình sau này từ thuê tư vấn (thực hiện chỉ định thầu) và quá trình đàm phán, lập dự án, ký kết trao đổi thông tin đều phải bảo mật thông tin.

Sang chiều ngày 15/3, Bộ Thông Tin- Truyền thông, cơ quan đại diện chủ sở hữu của Mobifone lại ra thông cáo báo chí phản bác lại các sai phạm liên quan đến bộ này mà Thanh tra Chính phủ đã nêu ra. Theo đó, việc thanh tra chưa thực sự khách quan, chính xác và chưa đúng pháp luật theo chỉ đạo của Ban Bí thư.

Bộ này cũng phản ánh việc Thanh tra Chính phủ không xin ý kiến hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà tự ý diễn giải pháp luật theo cách của mình. Thêm vào đó, Bộ Thông tin Truyền thông còn tố cáo Thanh tra Chính phủ không đề cập đến việc MobiFone và AVG trước đó đã chính thức hủy hợp đồng.

Vì sao ông Trương Minh Tuấn “phản ứng”?

Đánh giá về phản ứng của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn trong trường hợp này, nhiều nhà quan sát bình luận rằng, ông Tuấn dường như đã bị dồn vào đường cùng và trở nên “hoảng loạn” khi bị đích danh nhiều đơn vị truyền thông dưới cấp “vạch tội”. Nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà trên Facebook cá nhân cho rằng: “Phản bác của Bộ TT-TT cho thấy rõ ông Tuấn giờ chỉ còn con đường là…chiến đấu!” Nhà báo Ngô Nhật Đăng thì cho rằng đây là chỉ dấu cho thấy bộ máy chính quyền bắt đầu có dấu hiện trục trặc khi nó động chạm đến quyền lợi và gây ra nhiều nguy hiểm đối với một số cá nhân.

“Đây thực sự là việc chưa từng có tiền lệ khi lần đầu tiên một đơn vị bị thanh tra lại đi phản ứng lại cơ quan kiểm tra của chính phủ, điều đó cho thấy họ đã bỏ hết chuyện tình đồng chí hoặc xử lý trong nội bộ rồi. Ở đây sự gắn kết của hệ thống chính trị đang trở nên lỏng lẻo và nó đang bị “rã” ra chứ không còn là một khối thống nhất nữa”

Trong khi đó, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam cho rằng, việc phản bác giữa Bộ Thông tin -Truyền thông đối với những đánh giá của Thanh Tra Chính Phủ, vốn là một cơ quan ngang bộ, về mặt lý thuyết là một hành động bình thường. Theo ông này thì trên thực tế, các cơ quan ngang bộ có quyền được công bố ý kiến lẫn nhau và Thủ tướng chính phủ sẽ là nhân vật đưa ra quyết định sau cùng. Tuy nhiên, đây lại là lần đầu tiên dư luận được chứng kiến sự phản bác công khai giữa các cơ quan ngang cấp liên quan đến những cáo buộc về trách nhiệm trong một vụ án kinh tế nghiêm trọng.

Đây thực sự là việc chưa từng có tiền lệ khi lần đầu tiên một đơn vị bị thanh tra lại đi phản ứng lại cơ quan kiểm tra của chính phủ, điều đó cho thấy họ đã bỏ hết chuyện tình đồng chí hoặc xử lý trong nội bộ rồi. Ở đây sự gắn kết của hệ thống chính trị đang trở nên lỏng lẻo và nó đang bị “rã” ra chứ không còn là một khối thống nhất nữa

- Nhà báo Ngô Nhật Đăng
Và Bộ Thông Tin- Truyền Thông cho báo chí lấy xuống toàn bộ nội dung phản bác chỉ vài giờ sau khi đăng tải trên truyền thông trong nước. Luật sư Trần Quốc Thuận nhận xét về động thái này:

“Bởi vì có thể phản bác đó có thể thiếu cơ sở hoặc phản bác đó có thể dẫn đến những dấu hiệu vi phạm khác hoặc có cấp trên cho rằng anh nói như thế là không đúng… nên họ tự rút lui ý kiến”

Nhà báo Ngô Nhật Đăng lại cho rằng đây là động tác của các lãnh đạo trong Đảng nhằm đo phản ứng của dư luận đối với vụ án này mà thôi.

“Họ sợ rằng họ chưa đo được phản ứng từ dư luận hay thậm chí trong nội bộ nên hành động gỡ bài cũng giống như là việc rút củi đáy nồi, họ làm để đo phản ứng của dư luận như thế nào”.

Trở lại với bản Kết luận của Thanh tra Chính phủ vụ Mobifone mua AVG, Bộ TT & TT mà ông Trương Minh Tuấn lúc đó nắm vai trò Thứ trưởng, đã mắc bốn sai phạm: Làm trái và thiếu trách nhiệm trong đề xuất dự án, lựa chọn thẩm định giá, lập trình dự án và vi phạm thỏa thuận ký kết, thanh toán mua cổ phần... Với vai trò là người đứng đầu Bộ TTTT hiện nay, ông Trương Minh Tuấn hiện được xem là “đạo diễn chính” và sẽ là nhân vật chịu trách nhiệm lớn nhất trong đại án tham nhũng MobiFone mua AVG với số vốn rút ruột ngân sách nhà nước lên tới hơn 7000 tỷ đồng, một con số lớn gấp gần chục lần so với số tiền gần 800 tỷ đồng thất thoát trong vụ Đinh La Thăng tại Tập đoàn dầu khí PVN. Nhiều nhà quan sát chính trị cho rằng, một khi bị định tội, với tội danh “cố ý làm trái pháp luật”, ông Trương Minh Tuấn chắc chắn sẽ không thoát được mức án tử hình.

Chúng tôi đã tìm cách liên lạc với Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn tuy nhiên đã không thể liên lạc được.

Mỹ Lan
RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad