Vì sao tàu sân bay Mỹ tập trận ở Biển Đông sau khi rời VN? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

Vì sao tàu sân bay Mỹ tập trận ở Biển Đông sau khi rời VN?


USS Carl Vinson tại vùng biển Thái Bình Dương hồi đầu năm nay.

Một sĩ quan hải quân Hoa Kỳ cho VOA Việt Ngữ biết rằng việc tàu sân bay USS Carl Vinson tập trận với hải quân Nhật ở Biển Đông ít lâu sau khi rời Việt Nam để “thể hiện cam kết với các đồng minh và đối tác”.

Thiếu tá Tim Hawkins, quân nhân phụ trách truyền thông trên tàu USS Carl Vinson, cho biết rằng hàng không mẫu hạm này tiến hành các cuộc diễn tập chung với các tàu của hải quân Nhật hôm 11/3 khi lực lượng của đôi bên cùng quá cảnh ở Biển Đông.

“Cuộc diễn tập cho thấy cam kết hợp tác của chúng tôi với các đồng minh và đối tác ở khu vực. Một trong các khu trục hạm của chúng tôi, USS Michael Murphy, tiến hành một cuộc diễn tập tránh nhau với tàu chiến FNS Vendémiaire của Pháp hồi tháng Một và tháng Hai. Carl Vinson từng phối hợp với Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật năm ngoái, và năm nay chúng tôi lại thực hiện như vậy”, sĩ quan hải quân Mỹ nói.

Khi được hỏi liệu hoạt động này có nhắm vào Trung Quốc hay không, ông Hawkins nói “không”, đồng thời tuyên bố rằng “việc phối hợp với các đối tác hàng hải ở các vùng biển rộng mở là cách chúng tôi duy trì an ninh, thịnh vượng và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương trong hơn 70 năm qua”.

Việc phối hợp với các đối tác hàng hải ở các vùng biển rộng mở là cách chúng tôi duy trì an ninh, thịnh vượng và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương trong hơn 70 năm qua.

Thiếu tá Tim Hawkins nói.

Tất cả báo chí nước ngoài cùng các chuyên ra đều cho rằng chuyến cập cảng đầu tiên ở Việt Nam của tàu sân bay Mỹ kể từ những năm 70 phát thông điệp cho Trung Quốc giữa bối cảnh Bắc Kinh tăng cường quân sự hóa ở Biển Đông và gia tăng ảnh hưởng ở khu vực.

VOA Việt Ngữ hỏi Thiếu tá Tim Hawkins về tần suất chủ đề Biển Đông xuất hiện trong các cuộc trao đổi với các quan chức Việt Nam, và ông trả lời: “Các cuộc trao đổi giữa các nhà lãnh đạo trong các cuộc gặp chính thức tập trung chủ yếu vào chuyến thăm, vốn là cột mốc quan trọng trong quan hệ hai nước”.div>

USS Carl Vinson cập cảng ở Đà Nẵng.

Theo hãng tin Reuters, nhiều tháng trước khi USS Carl Vinson tới Đà Nẵng, các nhà ngoại giao Việt Nam đã tìm cách giảm bớt quan ngại của nước láng giềng Trung Quốc về chuyến thăm này, cũng như về triển vọng quan hệ hợp tác an ninh sâu rộng hơn với Washington.

Hôm 7/3, tờ Hoàn cầu Thời báo, ấn phẩm của tờ Nhân dân Nhật Báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, vốn nhiều lần chỉ trích quan hệ Việt – Mỹ, viết rằng “việc Trung Quốc cảnh giác và không vui là điều không thể tránh khỏi, nhưng chúng tôi không nghĩ rằng chuyến thăm Việt Nam của USS Carl Vinson có thể khuấy động bất ổn ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông]” cũng như “sẽ không tạo ra bất kỳ công cụ đặc biệt nào để gây áp lực với Trung Quốc".

Liên quan tới các nhận định cho rằng Việt Nam “đu dây” trong mối quan hệ với Bắc Kinh và Washington, Tiến sĩ Phan Kim Nga, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói với VOA tiếng Việt rằng “Việt Nam là nước nhỏ, khó có thể chủ động trong quan hệ” và “thường là con cờ của các nước lớn” nên “khi xử lý quan hệ với các nước lớn, Việt Nam phải làm rất khéo léo”.


Viễn Đông
VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad