Hội nghị TW 7: Tương lai Chủ tịch Nước Trần Đại Quang sẽ ra sao? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

Hội nghị TW 7: Tương lai Chủ tịch Nước Trần Đại Quang sẽ ra sao?


Hội nghị TW 7: Tương lai Chủ tịch Nước Trần Đại Quang sẽ ra sao? (Hình tư liệu)

Nếu kể những tội trạng của ông Trần Đại Quang trong việc biến Bộ Công An Việt Nam thành một tổ chức tội phạm có hệ thống ở cấp nhà nước, thì việc ở lại hay ra đi đối với ông Trần Đại Quang hầu như không còn một chút ý nghĩa nào hết. Vì nếu như ông Quang không bị Tổng BT Nguyễn Phú Trọng bắt để xử tội cũng là nhờ do hồng phúc của tổ tiên mà thôi.

Theo dõi việc đưa tin của truyền thông nhà nước ở Việt Nam về các hoạt động của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang trong thời gian gần đây đã cho thấy, lần cuối cùng mà các báo chí đưa tin về ông Trần Đại Quang là này 2/4/2018, ông Chủ tịch Nước đã tiếpthư ký Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mông Cổ là ông Amarjargal Gansukh, tại Phủ Chủ Tịch ở Hà Nội.

Sự vắng mặt bất thường này bỗng nổi lên vào thời điểm Cố Vấn Nhà Nước Myanmar Aung San Suu Kyi sang thăm chính thức Việt Nam vì trong chuyến thăm lần này, bà Aung San Suu Kyi đã gặp đủ ba nhân vật trong “tứ trụ”.Đó lá các ông, bà Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân và duy nhất có sự vắng mặt của Chủ tịch Trần Đại Quang.

Trước đó, vào tháng 8/2017, một thông cáo báo chí của Ban Bí thư đảng CSVN cho biết, đã bố trị ông Trần Quốc Vượng vốn là một nhân vật thân cận của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng đảm trách cức vụ Thường trực Ban Bí thư, thay choỦy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh với lý do do sức khỏe. Và cũng vào cùng thời điểm đó (tháng 7/2017), đông thời xuất hiện các thông tin về tình trạng sức khỏe của Chủ tịch Trần Đại Quang cũng bị rò rỉ. Theo đó, Chủ tịch Trần Đại Quang đã sang Nhật Bản để điều trị bệnh phổi tại Nhật Bản.

Ngày 26/4/2018, trong bài viết "Đánh giá khả năng thay đổi nhân sự tại Hội nghị TƯ 7" (bit.ly/2vQ0S3r) trên trang Nghiên cứu Quốc tế nhà nghiên cứu chính trị thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp đã có một nhận định khi cho rằng: "Do vấn đề sức khỏe, nhiều khả năng vị trí của ông Quang sẽ được thay thế tại hội nghị sắp tới.". Và vẫn theo TS. Lê Hồng Hiệp: “Trong số những ứng viên được nhắm thay thế vị trí của ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên Bộ Chính Trị và là bí thư Thành Ủy Sài Gòn, được cho là người sáng giá. Nếu ông Nhân được thăng chức, ông Võ Văn Thưởng, cựu phó bí thư thường trực Thành Ủy Sài Gòn, nay là trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương sẽ quay lại thay thế ông Nhân.”

Sau đêm ngày 8/4/2018, khi Bộ Công An ra lệnh bắt cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát vì có liên quan đến vụ án đánh bạc triệu đô mà người chịu trách nhiệm chính là cựu Cục trưởng Cục phòng chống Công nghệ cao Nguyễn Thanh Hóa đã bị bắt trước đó. Ngay lập tức đã có tin đồn ông Trần Đại Quang lại cấp tốc đi chữa bệnh tại Nhật ngay trong đêm. Trước đó cũng có tin đồn vào trung tuần tháng Giêng năm 2018 ông Trần Đại Quang đã chủ động viết đơn xin được nghỉ về lý do sức khỏe, trong lúc nguồn tin lãnh đạo cao cấp từ Hà Nội khẳng định rằng ông Trần Đại Quang đã chịu áp lực quá lớn từ những lời khai của Thượng tá tình báo Bộ Công An Phan Văn Anh Vũ tức Vũ nhôm bị bắt trước đó.

Bỏ qua việc trừng phạt cựu Ủy viên Bộ Chính trj Đinh La Thăn trước đây của Tổng Bí thư Trọng với mục đích trả thù, song nếu như quan sát những động thái liên quan đến sự triệt phá nhằm vào hệ thống Nhóm lợi ích làm kinh tài tại Bộ Công an và Bộ Quốc phòng; hay các sai phạm trầm trọng trong việc bảo kể cho các tổ chức hay cá nhân vi phạm pháp luật để thu lợi bất chính với số lượng lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Mà các nhân vật cộm cán như Phan Văn Anh Vũ - Vũ nhôm hay Đinh Ngọc Hệ - Út trọc hoặc Nguyễn Văn Dương con rể của cựu BT Thành Ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị v.v... thì thấy đích đến của các tin tức này không ai khác là Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Nhóm chính trị Ninh Bình của ông này. Ông Quang và nhóm chính trị của ông ta vốn dĩ là một nhóm chính trị có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với chính trường Việt Nam, và là đối thủ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau sự rút lui của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đó cũng chính là lời giải thích lý do vì sao hầu hết các đối tượng bị bắt giữ trong thời gian gần đây là người gốc Nam Định hoặc Ninh Bình vốn là quê hương của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang hoặc có liên quan đến ông này.

Những ngày này, mạng xã hội cũng lan truyền một tấm ảnh cho thấy Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và vợ là bà Nguyễn Thị Hiền, đến khẩn cầu tại chùa Mahabodhi tại khu di tích Bodh Gaya ở bang Bihar, Ấn Độ hồi Tháng Ba, 2018 trong một tâm trạng khá thê thảm. (Ảnh dưới)

Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và vợ là bà Nguyễn Thị Hiền, đến khẩn cầu tại chùa Mahabodhi tại khu di tích Bodh Gaya ở bang Bihar, Ấn Độ

Nếu quan sát thần thái của ông Trần Đại Quang trong bức ảnh này sẽ thấy, ông Trần Đại Quang không hề có dấu hiệu có vấn đề về sức khỏe như người ta đồn đoán. Điều đó sẽ có sự liên quan thế nào khi trước đó, Ban bí thư TW đột nhiên đã ra quy định kiểm tra sức khoẻ định kỳ đối với cán bộ chủ chốt? Mà theo đó với các Ủỷ viên Bộ Chính trị, việc kiểm tra định kỳ được thực hiện hàng tuần. Nếu cán bộ, kể cả uỷ viên Bộ chính trị không đảm bảo sức khoẻ, có thể được đề nghị nghỉ bất cứ lúc nào. Nếu tinh ý chúng ta đã thấy ông Trọng đã nhân nhượng và mở cho ông Trần Đại Quang một lối thoát trong danh dự.

Cũng xin được nhắc lại, tháng 7/2017 2017, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang cũng đã từng vắng mặt một cách bất ngờ sau một thời gian dài để sang Nhật chữa bệnh và sau khi trở lại, qua hình ảnh người ta thấy ông Trần Đại Quang suy sụp về sức khỏe một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên sáng 17/10/2018, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đến thăm, làm việc với Bộ Quốc phòng tại Trung tâm Huấn luyện Miếu Môn, Hà Nội trong bộ quân phục Đại tướng Lục quân đầy thách thức. Và đến cuối năm 2017, tại Hội nghị Apec tại Đà Nẵng thì người ta đã thấy ông Quang đã khỏe trở lại, nhanh nhẹn lại bình thường. Theo báo chí nhà nước khi đó ông Trần Đại Quang còn nói với các nhà báo rằng, sức khỏe của mình đã phục hồi được 8/10 so với trước kia.

Từ bức hình Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và vợ là bà Nguyễn Thị Hiền, đến khẩn cầu tại chùa Mahabodhi tại khu di tích Bodh Gaya ở bang Bihar, Ấn Độ hồi Tháng Ba, 2018 trong một tâm trạng khá thê thảm có thể cho thấy, ông Trần Đại Quang và vợ là bà Nguyễn Thị Hiền, đang khẩn cầu 2 chữ bình yên.

Nếu kể những tội trạng của ông Trần Đại Quang trong việc biến Bộ Công An Việt Nam thành một tổ chức tội phạm có hệ thống ở cấp nhà nước, thì việc ở lại hay ra đi đối với ông Trần Đại Quang hầu như không còn một chút ý nghĩa nào hết. Vì nếu như ông Quang không bị Tổng BT Nguyễn Phú Trọng bắt để xử tội cũng là nhờ do hồng phúc của tổ tiên mà thôi.

Ngày 27 tháng 04 năm 2018

© Kami
Blog RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad