TOÀN CẢNH: Hội Nghị Thượng Đỉnh Liên Triều - Kim Jong Un được TT Moon Jae In chào đón tai Bàn Môn Điếm, Hàn Quốc
Ông Kim nói ông đã sẵn sàng cho các cuộc hội đàm "cảm động, chân thành và trung thực" với ông Moon về các vấn đề đang chờ được giải quyết và rằng hai miền Triều Tiên không được lặp lại quá khứ mà trong đó họ "không thể hoàn thành các thỏa thuận của mình."
Ông Kim không nhắc gì tới vấn đề hạt nhân của Triều Tiên trong phần hội đàm của ông với ông Moon được truyền hình trực tiếp.
Ông Moon đáp lại rằng có kỳ vọng lớn lao quanh hội nghị thượng đỉnh liên Triều này và rằng họ đạt được một thỏa thuận mà sẽ làm hài lòng người dân của hai miền Triều Tiên cũng như "mọi người yêu chuộng hòa bình trên thế giới."
Ông Moon và ông Kim ngồi tại bàn đàm phán trong Nhà Hòa bình ở Khu Phi quân sự. Hai người ngồi cách nhau đúng 2018 milimét.
Ông Kim phát biểu mở đầu cuộc hội đàm và thậm chí còn nói đùa rằng hôm nay mì lạnh phải được vận chuyển xa tới mức nào để đến được đây.
Amazing: live feed of Kim Jong Un making opening remarks at the start of inter-Korean talks, even making jokes about how far the cold noodles have had to come today pic.twitter.com/nvIt1BeEoX— Anna Fifield (@annafifield) April 27, 2018
Đây là thông điệp mà ông Kim viết trong sổ lưu bút tại Nhà Hòa bình:
"Một lịch sử mới bắt đầu hôm nay - tại điểm khởi đầu của kỷ nguyên hòa bình lịch sử."
Here's a message Kim Jong Un wrote on the guestbook at the Peace House summit venue, which reads "A new history begins now - at the starting point of history and the era of peace." #interkoreasummit pic.twitter.com/uz1aQvsEfj— Hawon Jung (@allyjung) April 27, 2018
Trung Quốc vừa hy vọng vừa lo lắng trước cuộc gặp liên Triều
Các nhà phân tích nhận định rằng Trung Quốc đang theo dõi sát sao cuộc gặp lịch sử liên Triều vào tuần này, một mặt hy vọng cuộc gặp sẽ đạt được những bước tiến quan trọng đưa đến hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, nhưng mặt khác lại lo lắng.
Cuộc đàm phán trực tiếp vào thứ Sáu 27/4 giữa lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc và dự kiến diễn ra một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un vào một ngày trong tương lai gần hứa hẹn có nhiều triển vọng mang lại hòa bình cho bán đảo Triều Tiên. Nhưng điều này cũng có nghĩa là Bắc Kinh đã phải lùi lại một bước và ngồi quan sát từ đằng xa các diễn tiến về an ninh khu vực và địa chính trị.
Ông Lu Chao, một chuyên gia về Triều Tiên thuộc Học viện Khoa học Xã hội Liêu Ninh, cho biết Trung Quốc hy vọng về triển vọng tạo ra sự ổn định lâu bền hơn trên bán đảo Triều Tiên.
Ông Lu nói: “Chúng tôi cũng lo lắng vì Triều Tiên và Hàn Quốc đã mâu thuẫn với nhau trong hơn nửa thế kỷ qua và điều đó đã dẫn đến một số mâu thuẫn lớn, không thể được giải quyết chỉ trong một cuộc gặp."
Giáo sư Steve Tsang, Giám đốc Viện nghiên Trung Quốc, thuộc Trường nghiên cứu phương Đông và châu Phi của London, cho biết Trung Quốc hy vọng cuộc họp hôm 27/4 sẽ mở đường cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và lãnh tụ Kim Jong –Un thành công. Ông nói thêm rằng Bắc Kinh sẽ tìm cách để Trung Quốc có thể tiếp tục đóng một vai trò then chốt trong các vấn đề của bán đảo Triều Tiên.
Giáo sư Steve Tsang nói: "Tôi nghĩ chính phủ Trung Quốc rất quan tâm đến việc đảm bảo rằng họ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong giải pháp cuối cùng. Họ không muốn chịu trách nhiệm cho bất kỳ cuộc họp nào giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu này mà không tiến triển tốt đẹp, nhưng họ cũng không muốn đứng bên ngoài.”
Để chắc chắc đạt được ý định, Bắc Kinh hồi tháng trước đã có bước đi chưa từng có bằng cách tổ chức cuộc gặp bí mật với ông Kim Jong Un, đây là chuyến thăm đầu tiên của ông tới Trung Quốc kể từ nhậm chức. Các nhà phân tích cho biết Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến sẽ thăm Triều Tiên vào mùa hè này sau khi ông Kim gặp ông Trump.
Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, tháng 3/2018. |
Để đảm bảo rằng Bắc Kinh tham gia trực tiếp vào quá trình này, Trung Quốc đang thúc đẩy để cuộc gặp Trump - Kim được tổ chức tại thủ đô Bắc Kinh, nhưng ít nhà phân tích nghĩ rằng có khả năng sẽ xảy ra.
Truyền thông nhà nước và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần lưu ý vai trò quan trọng của Bắc Kinh trên bán đảo và rằng Bắc Kinh nên tiếp đóng vai trò như vậy.
Chính quyền Trump đã tỏ ra ít quan tâm đến việc tiếp cận các phương pháp cũ và cũng cho biết sẽ không làm suy yếu các biện pháp trừng phạt hoặc giảm đi "áp lực tối đa" cho đến khi có tiến bộ đáng kể đối với việc giải trừ hạt nhân.
Tuy nhiên, Bắc Kinh thúc ép Washington không chỉ cho phép Triều Tiên đảm bảo an ninh của họ, mà còn yêu cầu giảm giảm bớt các biện pháp trừng phạt cũng như cách phản ứng lại cam kết gần đây của Triều Tiên về việc ngăn chặn các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa.
VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét