Cùng với việc khởi tố, cơ quan công an còn bắt khẩn cấp 6 người, trong đó có bà Nguyễn Thị Thanh Loan, 43 tuổi, chủ cơ sở thu mua nông sản đã bị bắt quả tang trộn cà phê bằng than pin; chồng bà Loan và 4 người có liên quan, để điều tra về hành vi “vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm” theo Điều 317, Bộ Luật Hình sự.
Tuần trước, cơ sở của bà Loan bị công an bắt quả tang đang rang xay cà phê trộn với dung dịch làm từ nước và lõi pin con Ó.
Theo cơ quan điều tra, cơ sở này đã sản xuất ra sản phẩm cà phê có màu đen óng bằng công thức sử dụng dung dịch màu đen, được pha chế từ nước và bột pin, sau đó đưa vỏ cà phê trộn với bột đá vào guồng trộn bê tông để “nhuộm” cà phê. Thành phẩm sau đó được mang đi sấy khô và đóng gói.
Theo lời khai của bà Loan, kể từ khi bắt đầu hoạt động từ năm 2016 đến nay, cơ sở của bà đã sản xuất và cung cấp ra thị trường khoảng 3 tấn cà phê theo công thức trên.
Tại thời điểm khám xét sơ sở, cơ quan chức năng đã niêm phong hơn 21 tấn phế phẩm cà phê đã được ngâm, tẩm hóa chất, 40 lít dung dịch màu đen, 35 kg pin đã được đập dẹp và 129 kg lõi, nắp và vỏ pin.
Dung dịch bột pin dùng để nhuộm cà phê. |
Sau khi vụ “nhuộm” cà phê bằng lõi pin bị phanh phui, một số giới chức lãnh đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Việt Nam lên tiếng nói đây chỉ là một vụ cá biệt, “một hạt cát” trong thị trường cà phê danh tiếng của Việt Nam.
Trong khi đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại một hội nghị toàn quốc về thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam hôm 22/4, nói rằng vụ việc đang “gây ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín nông sản” của Việt Nam, theo Zing.
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam yêu cầu các cơ quan chức năng phải “nghiêm túc xem xét khởi tố các đối tượng liên quan” trong vụ việc này.
Theo Bộ NN&PTNT, cà phê hiện là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt 3,2 tỷ đôla. Chỉ riêng trong quý đầu năm 2018, tổng mức xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt gần 1 tỷ đôla.
VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét