Đừng nhu nhược với ‘áo đường lưỡi bò’ – Chiến tranh ‘Chủ quyền đường lưỡi bò’ đã bắt đầu - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Đừng nhu nhược với ‘áo đường lưỡi bò’ – Chiến tranh ‘Chủ quyền đường lưỡi bò’ đã bắt đầu


Nhóm du khách Trung Quốc mặc áo in hình "đường lưỡi bò" xuống sân bay Cam Ranh

Có người cứ lo cho chiến tranh thương mại Trung – Mỹ mà không thấy một cuộc chiến tranh đích thực khác đã xẩy ra đối với Việt Nam. Thật đúng vừa “Lo bò trắng răng”, vừa “Ôm rơm rặm bụng”, vừa “Ốc không mang nổi mình ốc lại còn làm cọc cho rêu’.

Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ sẽ không xảy ra. Hai bên có cao giọng đến đâu rồi cũng phải xuống thang. Trung Quốc và Mỹ sẽ tự tìm được điểm cân bằng khả dĩ cho cả hai phía. Riêng Trung Quốc đã tự phát động một cuộc chiến tranh khác. Đó là cuộc chiến ‘Chủ quyền đường lưỡi bò’.

ĐẾN MỸ MÀ TRUNG QUỐC CÒN ĐE DỌA CƯỜNG QUYỀN

Bề ngoài, từ thời chính thể Mao Trạch Đông, Trung Quốc luôn huyênh hoang đối đầu với Mỹ. Thậm chí còn gọi Mỹ là “Con hổ giấy”. Nhưng kỳ thực, bên trong thì Trung Quốc rất sợ Mỹ. Chẳng thế mà Mao Trạc Đông đã phải bắn trước tín hiệu rằng “Mi không đụng đến ta thì ta cũng không đụng đến mi”.

KHIÊU KHÍCH CAO ĐỘ NHƯNG TRÁNH XẨY RA ĐỤNG ĐỘ

Quan sát thái độ và hành động của Trung Quốc đối với Mỹ, từ quân sự, rồi thương mại cho đến ngoại giao, đều thấy một chiến lược nhất quán.

Trung Quốc luôn phùng má như con ễnh ương, dương đầu lên như con rắn hổ mang, tưởng như sẵn sang nghênh chiến. Nhưng phút cuối thì hạ hỏa xuống thang.

Cẩm nang của Trung Quốc trong quan hệ với Mỹ có thể tóm tắt trong 10 từ: “ Khiêu khích đến cao độ. Nhất quyết không đụng độ”.

Đã có một lần đụng độ xẩy ra, ngoài mong muốn của Trung Quốc, xuất phát từ lỗi yếu kém của phía Trung Quốc. Đó là vụ chiếc máy bay chiến đấu J-8II của Trung Quốc va vào chiếc máy bay thám thính EP-3 của Mỹ và bị rơi vào ngày 1/4/2001, làm phi công Vương Vĩ thiệt mạng. Chiếc EP-3 với thiết bị do thám hiện đại, bay dọc bờ biển Trung Quốc trên phần lãnh hải quốc tế. Lo sợ bị do thám, và không muốn để Mỹ mãi tự do thám thính, Trung Quốc bắt đầu cản trở bằng việc đưa hai chiếc J-8II ra chặn đầu. Vương Vĩ đe dọa EP-3 bằng cách bay sát chiếc EP-3. Do khả năng nhào lộn của J-8II kém, cộng với trình độ thấp của phi công, mà sự biểu diễn mang tính đe dọa của Vương Vĩ từ nguy hiểm giả tạo biến thành tai họa đích thực. Chiếc J-8II bị rơi. Còn chiếc EP-3 phải hạ khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. Trong 26 phút trước khi đáp xuống Hải Nam, phía Mỹ đã kịp phá hủy các phần quan trọng nhất của thiết bị trên EP-3. Tuy nhiên Trung Quốc đã giữ EP-3 trong suốt gần 2 tuần để bổ xẻ học mót công nghệ của Mỹ. Cuối cùng, sau sự đối đầu căng thẳng trong quan hệ hai nước, đến ngày 12/4/2001 toàn bộ 24 phi hành đoàn của EP-3 đã được trở về Mỹ. Và ngày 3/7/2001 chiếc EP-3 bị cắt nhỏ được chở về Mỹ trên chiếc AN 124 khổng lồ. Chiếc J-8II chẳng đáng giá gì so với EP-3. Duy có mạng của Vương Vĩ đã đưa đến cho Trung Quốc lợi ích từ trực tiếp thấy được cách người Mỹ bố trí máy bay thám thính và những thiết bị do thám của Mỹ.

CHÈN ÉP CAO ĐỘ. SẴN SÀNG ĐỤNG ĐỘ

Không phải như trường hợp của Mỹ là nước cực mạnh, trong quan hệ với các nước yếu, Trung Quốc hành xử theo một chiến lược hoàn toàn ngược lại. Đó là: “ Chèn ép cao độ. Sẵn sàng đụng độ”.

Sự chèn ép của Trung Quốc đối với kẻ yếu đạt tới mức trắng trợn, ngang ngược hơn cả hoang dã tự nhiên.

MỀM NẮN RẮN BUÔNG

Nói như thế không có nghĩa là Trung Quốc muốn làm gì thì làm trong quan hệ với các nước yếu. Sự ngang ngược của Trung Quốc bị trói buộc bởi luật pháp quốc tế. Từ trói buộc của luật pháp quốc tế dẫn đến phản ứng quốc tế.

Điều đó có nghĩa là, một nước yếu phải có quan hệ quốc tế như thế nào, phải biết tận dụng luật pháp quốc tế như thế nào, để trong quan hệ với Trung Quốc, khi Trung Quốc vượt ranh giới luật pháp quốc tế thì dành được một phản ứng quốc tế mạnh mẽ. Trong nội dung của phản ứng quốc tế không loại trừ phản ứng bạo lực.

Bị chống chọi kiên cường từ phía đối phương, kèm theo phản ứng quốc tế mạnh mẽ, cùng với sự bất đồng quốc nội do tính chất phi nghĩa, nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ phải thuận theo lẽ thường “ Mềm nắn rắn buông”.

CUỘC CHIẾN TRANH ‘CHỦ QUYỀN ĐƯỜNG LƯỠI BÒ’ ĐÃ BẮT ĐẦU

Đề cập những điều trên là để nhắc nhở phải lo việc nhà trước, và phải biết cách hành xử với Trung Quốc.

Trung Quốc chiếm Đông Hoàng Sa năm 1956. Trung Quốc chiếm Tây Hoàng sa năm 1974. Năm 1988 Trung Quốc chiếm 7 bãi đá ở Trường Sa bao gồm Gạc Ma, Châu Viên, Ga Viên, Tư Nghĩa, Vành Khăn, Xu Bi và Chữ Thập. Năm 2014 Trung Quốc bồi đắp các bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo và lập căn cứ quân sự ở Trường Sa. Nhưng cuộc xâm chiếm đảo chẳng thể đáp ứng lòng tham không đáy, Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh ‘Chủ quyền đường lưỡi bò’ hòng chiếm trọn biển Đông Nam Á.

Từ ‘hộ chiếu đường lưỡi bò’ cho đến ‘áo đường lưỡi bò’… là chính sách xuyên suốt của nhà cầm quyền Bắc Kinh về một cuộc chiến tranh: ‘Chủ quyền đường lưỡi bò’.

Nơi Trung Quốc triển khai thực nghiệm ‘Chủ quyền đường lưỡi bò’ đầu tiên là Việt Nam. Sự thắng lợi hay thất bại ‘Chủ quyền đường lưỡi bò’ của nhà cầm Trung Quốc là tại ‘Chiến trường Việt Nam’chứ không phải ở nước nào khác. Phải nhìn rõ mục tiêu của nhà cầm quyền Trung Quốc. Nếu nhà cầm quyền Trung Quốc áp dụng ‘Chủ quyền đường lưỡi bò’ thắng lợi ở ‘Chiến trường Việt nam’ thì ‘Chủ quyền đường lưỡi bò’ của Trung Quốc sẽ toàn thắng ở Đông nam Á.

Phải nhận định chính xác rằng, ‘hộ chiếu đường lưỡi bò’, ‘áo đường lưỡi bò’, cấm đánh cá, ép buộc Việt Nam từ bỏ khai thác dầu khí ở mỏ Cá Rồng Đỏ… tất cả đều là các chiến dịch của cuộc chiến tranh ‘Chủ quyền đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Việt Nam phải gọi đúng tên và xác định không do dự rằng cuộc chiến tranh ‘Chủ quyền đường lưỡi bò’ đã bắt đầu. Đó là một cuộc chiến tranh đích thực. Và phải biết trước rằng Trung Quốc sẽ còn mở nhiều chiến dịch liên hoàn táo tợn khác nữa trong tương lai.

ĐỪNG NHU NHƯỢC VỚI ‘ÁO ĐƯỜNG LƯỠI BÒ’

Bởi vậy, không thể nhu nhược với ‘áo đường lưỡi bò’.

Bất cứ hàng hóa hay con người, nếu liên quan đến ‘đường lưỡi bò’, thì tức khắc cấm nhập khẩu và cấm nhập cảnh vào Việt Nam. Đó phải là chủ trường dứt khoát từ Chính Phủ.

Trung Quốc là kẻ ‘được đằng chân lân đằng đầu’. Nếu nhượng bộ ‘áo đường lưỡi bò’ thì tức khắc phải nhượng bộ ngàn điều tiếp theo. Trung Quốc, như trên đã đề cập, là kẻ ‘mềm nắn rắn buông’.

Cũng đừng sợ rằng cấm nhập cảnh thì khách Trung Quốc sẽ ngừng đến Việt Nam. Trung Quốc cần đưa người Trung Quốc đến việt Nam càng nhiều càng tốt cho cuộc chiến tranh của họ. Đội quân du lịch trá hình sẽ tham gia mua đất, xây nhà, đẻ con, cắm rễ sâu trên mảnh đất chữ S, bất khả đánh bật. Đó là tai họa muôn đời mai sau.

Bởi thế, chính Trung Quốc mới là kẻ sợ Việt Nam không cho nhập cảnh, chứ không phải Việt Nam sợ người Trung Quốc không đến Việt Nam. Còn nữa, Việt Nam không phải sống nhờ vào khách du lịch Trung Quốc. Việt Nam không phải giàu lên nhờ khách du lịch Trung Quốc. Việt Nam không cần khách du lịch Trung Quốc vẫn muôn đời phát triển. Hãy nhớ lấy.

Trung Quốc đã chủ trương tổ chức khách du lịch thành một một đội quân xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam, thì lượng khách du lịch của Trung Quốc đến Việt Nam có lợi hay có hại?

Chỉ có những kẻ mê muội mới không thấy được tai họa.

© Nguyễn Ngọc Chu
FB Nguyễn Ngọc Chu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad