Lần đầu tiên Việt Nam thừa nhận ‘yêu cầu Repsol dừng khai thác dầu…’ - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

Lần đầu tiên Việt Nam thừa nhận ‘yêu cầu Repsol dừng khai thác dầu…’


Phải mất đến gần một năm từ sau vụ ‘nhục quốc thể’ ở Cá Rồng Đỏ tháng Bảy năm 2017 và cũng vụ việc này được lặp lại tại cùng địa điểm vào tháng Tư năm 2018, giới quan chức Việt Nam mới dám hé môi theo cách phản ứng thuần nhược tiểu.

Một giàn khoan của Tập đoàn Repsol. Ảnh: BBC

Kể từ tháng Bảy năm 2017 khi nổ ra vụ Cá Rồng Đỏ lần thứ nhất, cho đến mới đây chính thể độc đảng ở Việt Nam mới lần đầu tiên gián tiếp thừa nhận rằng họ đã yêu cầu Repsol – một hãng dầu khí Tây Ban Nha liên doanh với PetroVietnam – dừng khai thác dầu khí ở khu vực Bãi Tư Chính.

Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 31/5/2018, khi phóng viên đặt câu hỏi về khả năng Việt Nam cân nhắc lại các dự án dầu khí của mình hay không, khi Việt Nam đã đề nghị công ty dầu Repsol của Tây Ban Nha dừng khai thác, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao là bà Lê Thị Thu Hằng đã không phủ nhận câu hỏi này và trả lời: ‘Các hoạt động dầu khí cũng như các hoạt động kinh tế biển khác của Việt Nam được tiến hành bình thường trong khu vực biển hoàn toàn thuộc vùng thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam – được xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982’.

Phải mất đến gần một năm từ sau vụ ‘nhục quốc thể’ ở Cá Rồng Đỏ tháng Bảy năm 2017 và cũng vụ việc này được lặp lại tại cùng địa điểm vào tháng Tư năm 2018, giới quan chức Việt Nam mới dám hé môi theo cách phản ứng thuần nhược tiểu.

Sau vụ hải quân Trung Quốc gây sức ép ở quần đảo Trường Sa và Bãi Tư Chính khiến Việt Nam phải muối mặt yêu cầu Repsol câm lặng rút khỏi dự án Cá Rồng Đỏ ở khu vực mà luôn được Bộ Ngoại giao Việt Nam chiến đấu võ miệng “thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam”, Tổng bí thư Trọng cùng Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch và một số ủy viên bộ chính trị có vẻ đã thất vọng sâu sắc trước tham vọng “được đằng chân lân đằng đầu” của Bắc Kinh, mà từ đó đã dẫn tới quyết định cử tướng Lịch cấp tốc sang Mỹ vào tháng Bảy năm 2018 để cầu viện, cùng một chút chuyển đổi tư thế “dựa Mỹ đối Trung” của Việt Nam.

Nhưng sự hiện diện của USS Carl Vinson ở Đà Nẵng vào đầu tháng Ba năm 2018 đã chẳng mấy có tác dụng răn đe Trung Quốc, trong lúc “bản lĩnh Việt Nam” – một lối tuyên giáo không còn giới hạn liêm sỉ nào – đã tiến đến thời kỳ mà bị Trung Quốc dọa nạt một chút về chính trị, kinh tế hoặc quân sự là đã “đái ra quần” – như một cách ví von rất lịch sử ngàn năm Bắc thuộc của dân gian đương đại.

9 tháng sau “nỗi nhục Bãi Tư Chính” lần đầu, nỗi nhục lần thứ hai đã xảy ra ở cùng địa điểm. Tháng Tư năm 2018, một lần nữa, Repsol vội vàng tháo chạy khỏi mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ. Và đương nhiên vẫn không phải hệ thống chính trị hay báo chí nhà nước Việt Nam, mà lại là từ giới truyền thông quốc tế – vào lần này là cây bút Bill Hayton của đài BBC – đã phát hiện ra vụ “giương cờ trắng” không còn đất mà chui xuống như thế.

“Bản lĩnh Việt Nam” tiếp tục thể hiện bằng cơ chế “tự xử”: nếu ở “nỗi nhục Bãi Tư Chính” lần đầu, Petro Vietnam có thể phải bồi thường cho Repsol khoảng 36 triệu USD – kinh phí mà Repsol đã phải bỏ ra để thăm dò dầu khí, thì đến tháng Ba, con số bồi thường nghe nói lên đến 200 triệu USD.

Sau vụ Repsol và nỗi nhục Cá Rồng Đỏ, chính thể độc đảng ở Việt có vẻ ‘khôn ra’ khi tìm cách dựa dẫm vào Công ty dầu mỏ quốc gia Nga Rosneft để khoan giếng LD-3P, thuộc mỏ khí ngoài khơi Lan Đỏ ở Lô 06.1, cách phía đông nam Việt Nam 370 km.

Nhưng ‘cái khó lại ló cái ngu’. Ngay cả Rosneft của người Nga cũng đang rơi vào tình trạng cám cảnh như Repsol của Tây Ban Nha khi bắt đầu bị Trung Quốc gây sức ép phải rời bỏ mỏ Lan Đỏ.

Theo Reuters, ngày 17/5/2018 Rosneft đã phải lên tiếng bày tỏ lo ngại rằng hoạt động khoan dầu mới hợp tác với Việt Nam gần đây trong khu vực Biển Đông sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận.

Tuyên bố của Rosneft được đưa ra vào lúc tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng lên tiếng cảnh cáo là không một quốc gia, tổ chức, công ty hoặc cá nhân nào có quyền tiến hành thăm dò hoặc khai thác dầu khí trong vùng biển của Trung Quốc nếu không được phép của Bắc Kinh.

Chính thể Việt Nam, cùng nền ngân sách đang rơi vào cảnh suy kiệt mà chỉ còn trông chờ vào thói đè đầu dân chúng để tróc thuế và khai thác nguồn tài nguyên gần như duy nhất còn lại là dầu khí, đang lâm vào bi kịch không những phải ‘giương cờ trắng’ tại mỏ Cá Rồng Đỏ và mỏ Cá Voi Xanh, mà còn phải ‘quy hàng thiên triều’ ở mỏ Lan Đỏ.

Thật ngạc nhiên là trong tình thế mất ăn lẫn mất ngủ như thế, không hiểu dựa vào cơ sở nào mà Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn khẳng định ‘Các hoạt động dầu khí cũng như các hoạt động kinh tế biển khác của Việt Nam được tiến hành bình thường trong khu vực biển hoàn toàn thuộc vùng thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam – được xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982’?

Chỉ cách đây vài tháng, Tập Cận Bình đã cử Vương Nghị – Bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc – đến Việt Nam ngay sau vụ Cá Rồng Đỏ lần hai, với một “tối hậu thư”: Việt Nam phải “cùng hợp tác khai thác” mỏ Cá Rồng Đỏ với Trung Quốc. Nếu không, “bản lĩnh Việt Nam” sẽ hết cửa kiếm tiền ngay trong vùng lãnh thổ của mình.


Thiền Lâm
Calitoday

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad