Liệu EVN có tiếp cận được thị trường vốn quốc tế? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Liệu EVN có tiếp cận được thị trường vốn quốc tế?


EVN giữ thế độc quyền trong việc cung cấp điện ở Việt Nam

Mức điểm tín nhiệm tốt từ hãng Fitch trong tháng này đã khiến Việt Nam hứng khởi trên chiến thắng nhỏ bất chấp những xu thế kinh tế ít thuận lợi hơn có liên quan đến chỉ số tín nhiệm lần đầu tiên có được này.

Tập đoàn điện lực Nhà nước độc quyền EVN, được Fitch đánh giá có độ tín nhiệm ‘BB’ hôm 6/6. Trước đó, hãng đánh giá tín nhiệm này chưa từng chính thức đánh giá mức độ tín nhiệm của một tập đoàn phi tài chính thuộc sở hữu Nhà nước ở Việt Nam. Điều này đã khiến cho nhiều quan chức thuộc các ban ngành khác nhau ở Việt Nam tha hồ nói về những hứa hẹn của một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

“Mức điểm tín nhiệm tích cực này cho phép EVN phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, đa dạng hóa nguồn lực tài chính của chúng tôi và tái trấn an các nhà đầu tư tổ chức trong nước và quốc tế,” ông Đinh Quang Trí, giám đốc điều hành tạm quyền của EVN, nói. “Giờ đây chúng tôi đã có vị thế mạnh mẽ hơn để cung cấp nguồn điện đáng tin cậy hơn cho Việt Nam.”

Tuy nhiên, sự hồ hởi này phải đối mặt với hai câu hỏi: Liệu mức điểm tín nhiệm đó có đủ cho các nhà đầu tư tin tưởng vào EVN? Và chính phủ nên nhúng tay vào các doanh nghiệp đến mức độ nào?

Năng lượng tái tạo

Trường hợp của EVN thể hiện cảm xúc lẫn lộn của các nhà phân tích về Việt Nam, một quốc gia cộng sản đang chuyển đổi sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Việc Nhà nước điều hành EVN đã góp phần quyết định mức độ tín nhiệm mà Fitch dành cho tập đoàn này.

“Chúng tôi tin tưởng rằng công ty có thể tìm đủ nguồn tài chính nếu xét trên vị trí của mình như là một tập đoàn có liên hệ chặt chẽ với Nhà nước,” EVN cho biết trong một thông cáo báo chí.

Tuy nhiên các doanh nghiệp muốn có nhiều hứa hẹn hơn từ chính quyền. Việt Nam đã có nhiều năm trời tranh thủ các nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo nhưng chỉ đạt được thành công khiêm tốn. Đó một phần là vì các công ty sản xuất năng lượng gió, năng lượng mặt trời và các dạng năng lượng thay thế khác chỉ có thể bán cho EVN và họ sợ rằng họ sẽ thua lỗ nếu tập đoàn này không tiếp tục mua điện của họ.

Đối với năng lượng tái tạo, “không có bất kỳ điều khoản đảm bảo hay hỗ trợ nào của Nhà nước để đảm bảo mức độ tin tưởng của EVN với tư cách là khách hàng độc quyền,” hãng luật doanh nghiệp Baker McKenzie cho biết trong một báo cáo hồi tháng Chín.

Nhà nước và thị trường tự do

Một số người nhìn chung muốn Nhà nước có vai trò lớn hơn, nhất là ra tay cứu cho những tập đoàn đang gặp khó khăn. Một số người khác thì muốn Nhà nước giảm sư can dự, như đã thấy trong nỗ lực kêu gọi Việt Nam cổ phần hóa hơn nữa bằng cách bán cổ phần của nhiều tập đoàn Nhà nước. Quốc gia này vẫn chưa tìm được điểm cân bằng giữa thị trường tự do và sự kiểm soát của Nhà nước.

Hà Nội từng là cam kết chắc như đinh đóng cột rằng họ sẽ trả nợ nếu các tập đoàn Nhà nước hay các dự án công cộng bị vỡ nợ. Giờ đây Chính phủ Việt Nam ít làm công việc này hơn bởi vì họ đang chuyển hướng khỏi nền kinh tế tập trung cũng như giảm các khoản nợ quốc gia.

Sự lo lắng của công chúng đã gia tăng trong những năm gần đây khi Việt Nam tiến gần đến mức trần nợ công là 65% của Tổng sản phẩm nội địa, mặc dù Chính phủ Việt Nam đã có những tiến bộ trong việc kiểm soát nợ công.

Điều đó có nghĩa là EVN phải có những bước đi thận trọng. Giờ đây với việc họ được Fitch đánh giá tín nhiệm, họ đang hướng đến phát hành trái phiếu quốc tế để vay tiền từ các nhà đầu tư trên thế giới.

Trải qua quá trình tìm kiếm nguồn vốn này sẽ ‘giúp EVN được lợi từ tính kỷ luật vốn đi kèm với việc bước vào thị trường vốn,” Jordan Schwartz, giám đốc phân nhánh của Ngân hàng Thế giới chịu trách nhiệm giám sát cơ sở hạ tầng, các đảm bảo và các đối tác công-tư, cho biết.

Ngân hàng Thế giới đã cấp vốn và hỗ trợ kỹ thuật cho EVN để chuẩn bị cho sự đánh giá của Fitch. Chỉ số tín nhiệm của tập đoàn này cho thấy số phận của EVN tương quan chặt chẽ như thế nào với Chính phủ Việt Nam. Ví dụ như là giá điện phải tăng để giúp tập đoàn này có lợi nhuận và nhờ đó tăng thêm điểm tín nhiệm. Tuy nhiên, nếu tăng quá nhiều thì cần phải có sự phê chuẩn của Chính phủ vốn muốn giữ giá điện ở mức vừa phải cho người dân.

Sự tương quan này thậm chí còn được thể hiện thẳng thừng hơn nữa trong đánh giá của Fitch. Chỉ số tín nhiệm nói chung dành cho Chính phủ Việt Nam cũng là BB. Nếu chỉ số này cải thiện thì mức độ tín nhiệm của EVN cũng được cải thiện, Fitch cho biết, ‘miễn là mối liên hệ giữa EVN với Nhà nước không có thay đổi gì lớn’.


VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad